tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bước vào TPP, doanh nghiệp BĐS Việt Nam có nằm "chiếu dưới"?

  • Cập nhật : 13/10/2015

(Bat dong san)

Đối với các doanh nghiệp phát triển BĐS trong nước, nhiều nhận định từ phía chuyên gia kinh tế cho rằng sức cạnh tranh hiện nay còn yếu, nếu không tự thay đổi mình chắc chắn sẽ thua ngay trên sân nhà.

 

Tóm tắt

Trước hết, nhận định về chuyển động trên thị trường khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của khối TPP, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cho rằng lĩnh vực BĐS công nghiệp, văn phòng, bán lẻ và nhà ở cho thuê sẽ có sự tăng trưởng mạnh vì các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu cao để làm việc và sinh sống tại Việt Nam. 

Cho đến thời diểm hiện nay, đầu tư vào BĐS của DN trong và ngoài nước vẫn được coi là khá cân bằng. Thị trường BĐS Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong sự “thống lĩnh” của doanh nghiệp trong nước. Còn trên thị trường mua bán, chuyển nhượng (M&A), các nhà đầu tư BĐS trong nước vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường chứ không phải là các nhà đầu tư nước ngoài. 

Doanh nghiệp nội “khuấy động” khối FDI

Bước vào sân chơi toàn cầu, với nhiều quy chuẩn quốc tế về kinh doanh từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định kinh tế chung, khối Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (EAC)… buộc doanh nghiệp (DN) trong nước phải nâng cao sức cạnh tranh.

Nhiều nhận định từ phía chuyên gia kinh tế đều cho rằng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội hiện nay còn yếu, nếu không tự thay đổi mình chắc chắn sẽ thua ngay trên sân nhà. Ngoài ra, khi các hiệp định thương mại đa phương và song phương có hiệu lực thi hành, dòng vốn nước ngoài sẽ “chảy” mạnh vào thị trường, do vậy với yếu thế về vốn nên các DN BĐS nội địa có khả năng sẽ nằm “chiếu dưới”.

Đánh giá về điều trên, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc điều hành Quỹ Jen Capital, cho rằng thị trường BĐS Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, kết từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở có hiệu lực cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu đa dạng đối với BĐS cho nhiều mục đích khác nhau. Điều luật này áp dụng cho cả các cá nhân và tổ chức nước ngoài như quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty… Do vậy, thời gian qua đã có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Trước hết, nhận định về chuyển động trên thị trường khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của khối TPP, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cho rằng lĩnh vực BĐS công nghiệp, văn phòng, bán lẻ và nhà ở cho thuê sẽ có sự tăng trưởng mạnh vì các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu cao để làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Doanh BĐS nội địa đã trải qua một quá trình được “tôi luyện” qua các cuộc khủng hoảng lớn của thị trường, từ đó tiếp tục đứng vững với sức cạnh tranh tốt, nhiều nhân tố mới đã xuất hiện.

Ông Felix Lai – Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Gaw Capital Partners tại Việt Nam cũng thừa nhận rằng thị trường BĐS Việt Nam đang ở trong thời điểm sôi động nhất, nhờ vào một chính sách ổn định kinh tế vĩ mô những năm gần đây. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho thị trường BĐS, tháo gỡ nhiều rào cản giúp các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào khả năng phát triển bền vững và cạnh tranh cao tại đây. Nếu so với một số nước trong khu vực, thậm chí cả Trung Quốc thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay có mức tăng trưởng khá tốt.

Bên cạnh đó, DN ngành BĐS của Việt Nam hiện nay chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý cao hơn nên bắt đầu có sự hợp tác phát triển dự án tốt với các đối tác nước ngoài để cùng phát triển các dự án BĐS quy mô lớn.

Cú lội ngược dòng

“Theo quan sát, ngoài những doanh nghiệp quá lớn trên thị trường hiện nay, chúng ta còn thấy có nhiều nhà đầu tư BĐS mới nổi trong nước đang làm chủ thị trường, từ việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phát triển dự án quy mô lớn, đến việc chủ động lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn phát triển dự án”, ông Châu nói.

Cùng chung quan điểm trên, ông Marc Townsend, tổng giám đốc CBRE Việt Nam, đánh giá hiện nay có đến 95% nguồn vốn đầu tư trên thị trường BĐS đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước, từ 3-5% còn lại là nguồn vốn bên ngoài. Xu hướng cho thấy, các nhà đầu tư BĐS Việt Nam đang bắt đầu một cuộc đua mới “săn” tìm vốn ngoại để tăng năng lực cạnh tranh.

“Các công ty BĐS Việt Nam ngày nay nhận ra rằng, họ cần phải có một tài khoản minh bạch để làm ăn và giao dịch tiền tệ với khách hàng nước ngoài. Nhiều công ty Việt Nam đã bắt đầu sử dụng ngân hàng nước ngoài, các nhà định giá và các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý nước ngoài để nâng cao tính chuyên nghiệp, canh tranh trên thị trường, đáng tin cậy và sẵn sàng cho bất cứ giao dịch nào có thể diễn ra trên thị trường”, ông Marc nói.

Nhận định thêm, TS. Vũ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu cho biết: “Điều này phản ánh sự chuyển động của thị trường, đặc biệt là trong BĐS với nhiều cuộc lội ngược dòng, tức là DN chủ động tiếp thị để tìm kiếm nguồn vốn mới. Hầu hết các thương vụ đầu tư diễn ra chủ động và mang tính chiến lược cao hơn trong tư duy của các nhà đầu tư và DN”.

Cơ hội vươn ra thế giới?

Theo ông Timothy  Horton – Tổng Giám Đốc Công ty Tư vấn Bất Động Sản Cushman & Wakefield, thị trường BĐS Việt Nam đang thay đổi nhiều từ khi có những hiệp định tự do thương mại, giúp các nhà đầu tư có cơ hội giao lưu và cởi mở với nhau nhiều hơn, sự giao thoa và học hỏi lẫn nhau cũng được thúc đẩy nhiều hơn. Hội nhập sẽ mang lại nhiều điều tích cực, các nhà bán lẻ, nhà đầu tư địa ốc ngoại vào Việt Nam là cơ hội cho DN nội trong nước học hỏi để đứng vững tại thị trường bằng cách không ngừng đổi mới để tồn tại trong cuộc chiến cạnh tranh thị phần này.

Về Hiệp định TPP, hay như AEC vào cuối năm nay, tại sao các công ty nước ngoài có thể đến Việt Nam đầu tư mà không phải là các công ty Việt Nam sang đầu tư tại Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan? Cơ hội là như nhau cho tất cả các quốc gia trong khu vực”, ông Timothy nói.

Theo đó, hiện nay các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chọn hình thức liên doanh hoặc mua lại các công ty trong nước để nhanh chóng tiến vào thị trường hơn là bắt đầu từ con số 0. Về mặt lợi ích thì họ sẽ mang lại tiềm lực tài chính tốt hơn, sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản suất, hệ thống phân phối…được chú trọng đầu tư hơn, công tác đào tạo nhân lực được nâng cao, từ đó giá trị sản phẩm và thương hiệu được nâng tầm.

Nhìn chung, theo ông Timothy, việc hội nhập thương mại là một điều tất yếu của thế giới ngày nay, các DN trong nước không thể trông chờ vào việc bảo hộ của Nhà nước mà phải tự trang bị kiến thức và nghiệp vụ để vững vàng hơn trong thời gian tới.

(Theo CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục