Với số thu chỉ 2.000 đồng mỗi quả trứng, ít ai hình dung rằng có ngày kia, một doanh nhân dám đầu tư cả trăm tỷ đồng chỉ để làm sạch trứng, và rồi chi nhiều trăm tỷ đồng khác để chuẩn hóa chuỗi an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Lê Phước Vũ cho hay khi nền kinh tế VN hội nhập sâu rộng với thế giới, giới doanh nhân đòi hỏi cơ quan quản lý phải đồng hành với doanh nghiệp, phải có tinh thần doanh nhân giống như doanh nghiệp.
* Gần ngày Doanh nhân Việt Nam, Việt Nam và 11 nước đã đạt được thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cảm giác của ông buồn hay vui khi nhận được thông tin này?
- Tôi nghĩ kinh doanh giống như một cuộc đấu. Mà đã là đấu sĩ thì phải chiến đấu thôi. Vào sân chơi toàn cầu cần có những luật lệ của nó. Như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có những luật lệ mà mình phải tuân thủ. Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có những nghĩa vụ và quyền lợi mà mình được hưởng. Và TPP cũng vậy, có cả cái lợi và thách thức. Bản thân các hiệp định, thỏa thuận này là cuộc đấu trí của các chính phủ và doanh nghiệp.
* Vừa qua, Tập đoàn Hoa Sen đang phải đối diện với các vụ chống bán phá giá tại nhiều nước trên thế giới. Ông có thể nói rõ về những khó khăn mà công ty ông đang phải đối mặt?
- Ở Úc, chúng tôi đã thành công khi chứng minh được không chống bán phá giá. Ở Indonesia, doanh nghiệp thép nước này đang lên kế hoạch phòng vệ thương mại. Malaysia và Thái Lan đang khởi kiện chống bán phá giá. Như vậy là 4 thị trường.
Bản thân các doanh nghiệp khi bị thất thế, không cạnh tranh được trên thị trường thì họ sẽ nghĩ đến các biện pháp phi thị trường. Đó là họ kêu gọi chính phủ bảo hộ cho họ và đây là một cuộc chơi mà mình phải chấp nhận. Bản thân mình cũng như thế thôi. Cho nên muốn cạnh tranh tốt, doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và cạnh tranh thành công trên thị trường trong nước và thế giới. Tiếp nữa, khi đối mặt với các vụ chống bán phá giá và phòng vệ thương mại… thì mình phải chấp nhận luật chơi.
* Với TPP, bản thân ông có thấy tự tin khi Việt Nam gia nhập hiệp định này hay không?
- Tôi nghĩ gia nhập TPP sẽ có lợi nên rất tự tin. Trước mắt chúng tôi có thị trường nội địa. Lợi thế cạnh tranh ở thị trường nội địa sẽ tạo ra lợi thế xuất khẩu.
* Có ý kiến cho rằng doanh nghiệp trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho TPP nên khó hưởng lợi từ việc gia nhập hiệp định này. Tập đoàn Hoa Sen có sự chuẩn bị như thế nào trước TPP?
- Tôi nghĩ TPP cực tốt cho Việt Nam và mong muốn nó sớm thông qua. Không phải riêng Hoa Sen mà đại đa số doanh nghiệp Việt Nam sẽ được lợi từ TPP.
* Nhưng doanh nghiệp hưởng lợi phải có sự chuẩn bị tốt chứ TPP không phải là cây đũa thần?
- Tất nhiên thị trường mở rộng hơn nhưng thành phần tham gia thị trường cũng sẽ lớn hơn. TPP có thuế suất bằng 0% thì thị trường nội địa là của 12 nước chứ đâu riêng mình Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không tự tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh thì việc vô TPP sẽ càng khó khăn hơn. Còn nếu anh nào tạo ra lợi thế sẽ có cơ hội tốt hơn.
* Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, ông mong muốn sự hỗ trợ, đồng hành gì từ phía cơ quan nhà nước để doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh và hội nhập sâu với kinh tế thế giới?
- Nếu TPP được thông qua và đi vào hiện thực thì kinh tế Việt Nam thực sự hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Chưa bao giờ vai trò của nhà nước, hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực sự cần thiết và cần có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp như bây giờ. Bởi vì những cơ quan nhà nước như tham tán chính là cơ quan marketing cho doanh nghiệp, đại sứ quán chính là cơ quan bảo vệ doanh nghiệp ở nước ngoài. Càng hội nhập càng sâu thì vai trò của nhà nước càng quan trọng, đặc biệt là hiệp hội ngành nghề. Chúng tôi cần cơ quan quản lý cũng phải có tư duy như doanh nghiệp và phải có tinh thần doanh nhân giống như doanh nghiệp. Tất cả vì lợi ích chung của quốc gia và đất nước.
Với số thu chỉ 2.000 đồng mỗi quả trứng, ít ai hình dung rằng có ngày kia, một doanh nhân dám đầu tư cả trăm tỷ đồng chỉ để làm sạch trứng, và rồi chi nhiều trăm tỷ đồng khác để chuẩn hóa chuỗi an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.
Lưu lạc nơi đất khách, từ một gánh ve chai, ông đã gây dựng nên một sản nghiệp đồ sộ với trên 20.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Gòn, trong đó có những dinh thự nguy nga còn lưu dấu đến ngày nay như Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, khách sạn Majestic, khu nhà khách Chính phủ…
Sau mỗi ngày làm việc vất vả, ông Võ Tấn Hoàng Văn luôn tự động viên mình trong tình hình khó khăn chung của hệ thống ngân hàng, mỗi người lãnh đạo đều phải cống hiến và nỗ lực nhiều hơn.
Trước khi đến với lĩnh vực ngân hàng, ông Bê đã có hơn 20 năm kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh lâm sản, chiếu xạ thực phẩm, bệnh viện và bất động sản.
Dựa trên báo cáo từ Equilar, công ty tư vấn lương thưởng hàng đầu có trụ sở tại New York, trang CNNMoney vừa đưa ra danh sách 10 lãnh đạo nữ có thu nhập cao nhất. Thu nhập này được tính từ tổng lương cơ bản, tiền thưởng bằng tiền mặt và giá trị lượng cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland, “cha đẻ” của ngành sản xuất thép và được ngưỡng mộ qua tấm lòng bác ái khi ông dành phần lớn gia sản của mình cho việc từ thiện.
Valeant đã trở thành một trong những cổ phiếu y tế đắt giá nhất trên thị trường vài năm gần đây nhờ cách mua thuốc độc quyền và đẩy giá lên trời.
Làm một công việc ổn định trước khi thành một doanh nhân sẽ giúp bạn tích lũy được kĩ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết và tiền bạc – những yếu tố cần thiết để thành công.
Người sáng lập Microsoft được cho là đã đóng góp 28 tỷ USD làm từ thiện, và chi tiền cho các hoạt động y tế toàn cầu nhiều hơn cả WHO.
Mặc dù tiền rất cần thiết với việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó tầm nhìn, kiến thức và phong cách của mỗi doanh nhân cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của công ty.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự