tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đặt tên sản phẩm

  • Cập nhật : 11/09/2015

(Tin kinh te)

Việc đặt tên cho 1 sản phẩm hoặc 1 nhãn hiệu là một nhiệm vụ khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu không có một cái tên hay thì ngay cả khi sử dụng những tuyệt chiêu quảng cáo đi nữa thì cũng khó lòng bán được sản phẩm.

Các tập đoàn khi bắt đầu tạo một sản phẩm mới nào thì cũng giống như các bậc cha mẹ vui mừng đến phát điên ở trong nhà hộ sanh. Mọi người đều muốn sản phẩm của mình thành công. Tất cả đều có một cảm giác rất hạnh phúc.
 

dat ten san pham

Đặt tên sản phẩm

Đặt tên một sản phẩm mới luôn là vấn đề tranh cãi trong quá trình sản xuất.

Mọi thành viên tham gia đều cố gắng đưa ra những tranh cãi, ý kiến, thay đổi xoành xoạch khi đặ tên trong khi sản phẩm bản thân nó thì hoàn toàn khác. Cứ hỏi bất cứ một công ty máy tính hoặc một ngân hàng khi họ sắp sửa tung ra ứng dụng mới thì họ cũng có cùng kinh nghiệm. Điều này bình thường thôi khi mỗi người chúng ta đều có 1 bộ não để sáng tạo. Chẳng có gì phải suy nghĩ, chính sự điên rồ như vậy mới tạo ra các công ty quảng cáo. Điều này có nghĩa là việc tìm ra cái tên sản phẩm cũng giống như một cuộc đi săn vậy thôi.

Về cơ bản, không có tên tức là không thể bắt đầu một câu chuyện. Và khi không có câu chuyện thì không có các chiến dịch quảng cáo. Không quảng cáo thì không kinh doanh. Đơn giản vậy thôi. Dường như từ để gọi một vật gì đó là cả 1 vấn đề đằng sau chiến thuật quảng cáo, một sự khởi đầu cho cả đoạn đường về sau. Đầu tiên bạn cứ để mọi người đặt tên thoải mái sau đó hãy lựa chọn rồi xác định cái tên cho đứa con của mình.

Bất kể sản phẩm đó có phức tạp đến cỡ nào hoặc công ty đó có lớn đến mấy, thì việc đặt tên luôn có 4 điều:

1.Đặc tính: Cái mới là cái gì? Bằng cách nào và tại sao nó hoạt động và tại sao nó có thể tạo thành một cuộc cách mạng? Tính năng của nó là gì?

2. Khách hàng: Họ là ai và tại sao họ lại mua sản phẩm đó?Họ nghĩ như thế nào và làm cách nào mà bạn có thể thu hút đựoc khách hàng?Tại sao họ sẽ nhớ tên  và mua sản phẩm của bạn?

3. Tính cạnh tranh: sản phẩm mới của bạn sẽ đối đầu trong thị trường như thế nào? Có cái tên nào trên thị trường có thể gây nhầm lẫn không? Làm cách nào bạn có thể có 1 cái tên độc quyền không đụng hàng?

4. Phân phối: Bằng cách nào bạn có thể làm cho mọi người biết được điều bạn muốn gởi gắm đằng sau cái tên? Họ sẽ nhớ gì khi nghe cái tên sản phẩm của bạn? Tại sao bạn nên bảo vệ tên sản phẩm?

Hầu hết sản phẩm mới dễ bị lãng quên vì sự đuối sức, không phản ánh đúng cái bạn muốn. Sự thiếu rõ ràng trong cái tên hoặc đưa ra quá nhiều điều gởi gắm chỉ trong 1 cái tên làm khách hàng rối trí cũng có thể giết chết sản phẩm.  Quảng cáo không ăn nhập gì với tên hoặc nội dung sản phẩm không tạo được sự khác biệt với các sản phẩm khác cũng góp phần giết chết sản phẩm đó

Tạo dựng nhãn hiệu là một nghệ thuật, tuy nhiên gần đây nó bị lạm dụng và thường được gắn với những điều . Nếu không xác định một cái tên rõ ràng và những chiến thuật đúng đắn thì việc xây dựng nhãn hiệu sẽ lạc lối. Người mua không chỉ cần hiểu điều bạn muốn nói mà cần nhớ đến tên sản phẩm, nhắc đến nó với thái độ vui vẻ. Ngược lại, toàn bộ quá trình quảng cáo sẽ thành công cốc.

Sự thật là có hàng ngàn cái tên gắn liền với những câu chuyện thành đạt ví dụ như Yahoo, Ebay, Amazon hay như những năm về trước là Microsoft, Intel hay xa hơn nữa là IBM, GM. Và còn có cả lô lốc nhãn hiệu xém thành công vì hết tiền nên chưa kể hết được câu chuyện của mình.

Nếu một cái tên chỉ được coi là một phần nhỏ của toàn bộ quá trình thì không có gì phải thắc mắc khi nó bị lãng quên. Nhưng không hoàn toàn như vậy, một công ty sẽ mất hướng đi nếu họ không có chiến thuật đặt tên một cách chuyên nghiệp

Có 5 câu hỏi cần tự hỏi khi đặt tên nhãn hiệu:

  1. Tên sản phẩm có mang tính toàn cầu không? Nếu có thì hãy chứng minh đi
  2. Có phải tên đó là sở hữu của bạn hay không? Thì hãy sử dụng đi
  3. Tên phát âm dễ đọc hay không? Đọc nó lên đi
  4. Cái tên có gây rắc rối không?nếu có đổi tên khác đi
  5. Cái tên có gì độc đáo hay không? Hãy thể hiện đi
Nhận xét của LANTA: Đặt tên thương hiệu là một quyết định vô cùng khó khăn và quan trọng. Nó chỉ được đặt một lần nhưng được sử dụng nhiều lần sau này. Như vậy với mỗi tên nhãn hiệu phải được chứng minh một cách rõ ràng bằng một chiến lược nhãn hiệu.Nhiều tên gọi của thương hiệu Việt Nam thường mang tính địa phương hoặc bắt buộc phải thuần Việt nên khó phát triển sang các thị trường khác. Ngay cả quy định mới của bộ thương mại về việc đổi tên các siêu thị và trung tâm thương mại từ tiếng Anh (vốn đã rất quen thuộc với khách hàng và đã trở thành tài sản thương hiệu) cũng gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Những khách sạn lớn cũng phải từ bỏ các tên tiếng Việt như Cửu Long, Hoàn Cầu, để quay lại với nhãn hiệu vốn đã quen thuộc như Majectic, Rex, Continental. Các nước phát triển như Nhật hay Trung Quốc mặc dù không có bảng chữ cái Latin nhưng vẫn cho phép đặt các thương hiệu như Sony, Toshiba, Yamaha. Thương hiệu là một tài sản đã được xây dựng từ lâu đời nên không thể nào thay đổi một cách tùy tiện. Các nhà làm chính sách cũng nên quan tâm và nghiên cứu thật kỹ khi đưa ra các luật lệ nếu không muốn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

(Theo Lantabrand.com)

Trở về

Bài cùng chuyên mục