tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 04-06-2016

  • Cập nhật : 04/06/2016

Trung Quốc điều 5 tàu chiến tham gia tập trận RIMPAC

Bất chấp những mâu thuẫn trên biển Đông, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ điều 5 tàu chiến tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC do Mỹ tổ chức vào hè này.

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới được Mỹ tổ chức 2 năm một lần tại quần đảo Hawaii vào tháng 6 và 7.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong một tuyên bố ngắn vào cuối ngày 2-6, cho biết đội tàu của mình, trong đó có hai tàu chiến và một tàu cấp cứu, sẽ tham gia các cuộc tập trận dập lửa, chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn và các cuộc tập trận khác tại RIMPAC sắp tới.

hon 40 tau chien va tau ngam cua cac nuoc tham gia vao cuoc tap tran rimpac 2014. anh: reuters

Hơn 40 tàu chiến và tàu ngầm của các nước tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC 2014. Ảnh: Reuters

Bất chấp những căng thẳng xoay quanh việc Mỹ liên tục điều tàu chiếntuần tra biển Đông và công khai chỉ trích Trung Quốc ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự tại vùng biển này, cả 2 nước đang cố gắng cải thiện quan hệ quốc phòng và đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ John McCain một số nhà lập pháp khác của Mỹ cho rằng Mỹ cần phải loại bỏ Trung Quốc khỏi các cuộc tập trận để thể hiện sự phản đối trước những hành động quân sự ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông.

Trung Quốc từng tham gia cuộc tập trận RIMPAC vào năm 2014 với hơn 20 quốc gia nhưng chỉ giới hạn trong các lĩnh vực như cứu trợ nhân đạo và tìm kiếm, cứu nạn.


Mỹ sẽ sớm thông báo đặt tên lửa phòng thủ ở Hàn Quốc

Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc vẫn đang trong giai đoạn thảo luận và thông báo sẽ được đưa ra sớm, theo giới chức cấp cao Mỹ.

Phát biểu trước các phóng viên hôm 2-6 trên đường đến tham dự hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 15 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên cho thấy nhu cầu phòng thủ của Mỹ và Hàn Quốc.

mot vu phong ten lua tu tau ngam cua trieu tien vao ngay 23-4 nam nay. anh: afp

Một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên vào ngày 23-4 năm nay. Ảnh: AFP

“Đã có năm lần phóng tên lửa thất bại liên tiếp nhưng gần như toàn bộ thế giới tiếp tục quan ngại về hoạt động tên lửa của Triều Tiên” - ông Carter nói.  

Trước đó, hôm 31-5, Triều Tiên đã phóng thử nghiệm một tên lửa được cho là Musudan. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết vụ phóng thất bại.

“Dù các vụ thử nghiệm thất bại nhưng sự thật là họ vẫn đang cố gắng làm cho những quả tên lửa của mình bay lên. Đó là một thực tế đáng quan ngại” - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nhấn mạnh.

bo truong quoc phong my ash carter se tham du doi thoai shangri-la nam nay. anh: reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay. Ảnh: REUTERS

Ông Carter cho biết việc triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ được thảo luận trong cuộc gặp của ông với người đồng cấp Hàn Quốc hôm nay (3-6), bên lề Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore.

Tuy nhiên, vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết: “Đó không phải là một chủ đề mà chúng tôi cần phải thảo luận nhiều bởi các kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn tiến triển”.

Ông Carter cũng bác bỏ những quan ngại của Trung Quốc rằng việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên bán đảo Triều Tiên có thể phá vỡ cân bằng quyền lực do gây ảnh hưởng đến hệ thống tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.

“Đây là một quyết định liên minh, một quyết định của Mỹ và Hàn Quốc mà nhằm bảo vệ hai nước từ một cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên. Việc triển khai là một quyết định mà chúng tôi cùng đưa ra và nhằm mục đích bảo vệ chúng tôi trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Mọi người nên hiểu điều đó”  - ông Carter nhấn mạnh.

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ giấu tên cho biết Mỹ và Hàn Quốc vẫn còn “nhiều vấn đề kỹ thuật cần được giải quyết” nhưng sẽ đưa ra thông báo sớm. “Chúng tôi đang trong quá trình tiếp tục các cuộc thảo luận về việc triển khai và chúng tôi sẽ đưa ra thông báo khi đã sẵn sàng”.


Ngoại trưởng Trung Quốc bị phản ứng vì mắng phóng viên Canada

Nhà phê bình Tony Clement của phe bảo thủ Canada ngày 2-6 mô tả chỉ trích của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đối với phóng viên trang iPolitics là “không thể chấp nhận”.

Trả lời phỏng vấn đài CBC News ngày 2-6, ông Clement cho rằng Trung Quốc phải “học hỏi các nước khác rằng có một số quy tắc ứng xử cần được tôn trọng khi thực hiện quan hệ ngoại giao”.

“Tôi nghĩ việc ông ấy (Vương Nghị) đến Canada và hành động thiếu tôn trọng với một nhà báo Canada hỏi một câu hỏi hợp lệ là điều thái quá” – ông Clement cho biết.

“Nếu chúng tôi đến Bắc Kinh, chúng tôi được nhắc về khía cạnh lịch sử và văn hóa của người Trung Quốc mà chúng tôi phải tôn trọng. Rồi sau đó, ông ấy đến đây và không tôn trọng các giá trị của chúng tôi. Đó là điều không thể chấp nhận”.

Nhà phê bình này còn đề cập tới Ngoại trưởng Canada Stephane Dion, người không phản ứng trước ý kiến của người đồng cấp Trung Quốc. “Dù Dion không phản ứng nhưng có một lời khẳng định từ chính phủ Canada: chúng tôi đề cao tự do báo chí và nhân quyền. Đó là những gì Canada phải làm để giúp đỡ người Trung Quốc” – ông Clement nói thêm.

Trong cuộc họp báo ngày 1-6, ông Vương nói nữ phóng viên của trangiPolitics "vô trách nhiệm" khi hỏi về công dân Canada Kevin Garratt, người đang bị giam ở Trung Quốc với cáo buộc gián điệp.

thu tuong canada justin trudeau (phai) gap ngoai truong vuong nghi hom 1-6. anh: canadian press

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (phải) gặp Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 1-6. Ảnh: CANADIAN PRESS

Cũng theo ông Clement, Đảng Tự do Canada có “truyền thống cung kính” đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm theo đuổi mối quan hệ thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một số cựu thủ tướng Canada gồm Pierre Elliott Trudeau (cha của đương kim Thủ tướng Justin Trudeau), Jean Chrétien và Paul Martin đều muốn thiết lập quan hệ thương mại tốt đẹp với Bắc Kinh nên “thả nổi giá trị của Canada xuống sông”, ông Clement lưu ý.

Trong khi đó, ông David Mulroney, đại sứ Canada tại Trung Quốc dưới thời cựu Thủ tướng Stephen Harper, cho rằng phản ứng của ông Vương Nghị báo hiệu rắc rối cho chính phủ mới của Canada.

Theo cựu đại sứ, Ottawa đã im lặng trên mặt trận ngoại giao một thời gian dài sau này, một phần vì sự bất đồng trong nội bộ chính phủ về thái độ cần có đối với Trung Quốc.

Chính phủ của ông Harper từng hạn chế các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư vào Canada, bày tỏ mối lo ngại về gián điệp mạng Trung Quốc, quay lưng với các đàm phán thương mại...

Và bây giờ, cựu Đại sứ Mulroney cho rằng Ottawa đang phải trả giá về những điều đó. Bắc Kinh gần đây trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn, giữa lúc Canada cố gắng tái hòa nhập với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, cải thiện quan hệ tất nhiên cũng sẽ khó khăn hơn vào thời điểm hiện tại.


Mỹ sẽ tăng áp lực lên Trung Quốc tại Shangri-La 2016?

Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 được tổ chức trong bối cảnh có một “tác nhân” mới trong năm nay - Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan.

Đối thoại Shangri-La (hay Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á) lần thứ 15, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5-6 tại Singapore.

Theo dự kiến, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ có bài diễn văn chính tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á năm nay, nơi tập hợp các quan chức quốc phòng cấp cao từ trong và ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Zhang Junshe, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nói rằng đối thoại năm nay có một “tác nhân” mới - tòa trọng tài nơi Philippines đệ trình vụ kiện chống lại các tuyên bố chủ quyền (vô lý) của Trung Quốc ở biển Đông.

bo truong quoc phong my ashton carter da den singapore hom 2-6. anh: afp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Singapore hôm 2-6. Ảnh: AFP

Trong khi đó, Zhao Xiaozhuo, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung-Mỹ thuộc Học viện Khoa học Quân sự PLA, cho biết Washington có thể sẽ sử dụng cơ hội này để gây áp lực và cô lập Trung Quốc, đặc biệt về mặt quân sự.

Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Sun Jianguo dự kiến sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc và có bài phát biểu trong một phiên họp toàn thể. Biển Đông, quan hệ quân sự Mỹ-Trung và bán đảo Triều Tiên theo kế hoạch sẽ là vấn đề bàn luận hàng đầu trong chương trình nghị sự của đoàn Trung Quốc.

Ruan Zongze, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết: “Đây là lúc mà cả hai bên (Mỹ và Trung Quốc) đánh giá họ sẽ cho phép vấn đề biển Đông đi bao xa”.

Hiện không rõ liệu ông Sun Jianguo sẽ có một cuộc họp hoặc các kênh liên lạc khác với phía những người đồng cấp Mỹ, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại thượng đỉnh năm nay hay không.

bo truong quoc phong my ash carter tung co bai phat bieu tai hoi nghi thuong dinh an ninh chau a lan thu 14 vao nam 2015. anh: afp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter từng có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 14 vào năm 2015. Ảnh: AFP

Trong khi đó về phía Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đến Singapore hôm 2-6 để dự hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 15. 

AFP cho biết kể từ sau hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á gần đây nhất, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra trái phép ở biển Đông và xây dựng một loạt các căn cứ quân sự trên các đảo mà Bắc Kinh chiếm giữ phi pháp ở vùng biển này.

Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), tại châu Á, trong một bài báo trực tuyến cho biết “căng thẳng ở biển Đông ngày càng gia tăng”. “Có nhiều dự đoán về các bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở biển Đông” - Huxley nói.

Đối với các động thái quân sự ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông, ông Carter đã nhiều lần mạnh mẽ phản đối. Tuần trước, vị Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ còn cảnh báo Bắc Kinh đang tự xây “bức tường thành cô lập mình”.


Philippines bất ngờ khiến Trung Quốc "vỡ mộng" về biển Đông

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không từ bỏ các quyền của nước này quanh bãi cạn Scarborough tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông.

“Sẽ không bao giờ có chuyện chúng tôi nhượng lại quyền của mình ở bãi cạn Scarborough” - ông Duterte cam kết tại một cuộc họp báo sau khi hội đàm với đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Kiến Hoa.

Theo tân tổng thống Philippines, “đây không phải là vấn đề về lãnh thổ. Đây là vấn đề về việc bị ngăn cản hoặc gây trở ngại do các công trình xây dựng ở đó và chúng tôi không thể thực thi tự do các quyền theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” của Philippines.

ngu dan philippines sua tai tau dung de danh ca tai vung bien quanh scarborough. anh: reuters

Ngư dân Philippines sửa tại tàu dùng để đánh cá tại vùng biển quanh Scarborough. Ảnh: REUTERS

Tại lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ ở bang Colorado hôm 2-6, Tổng thống Barack Obama hối thúc quốc hội nước này thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) với hy vọng kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông,

"Nếu chúng ta thực sự lo ngại về hành động của Trung Quốc ở biển Đông, thượng viện nên tăng cường vai trò của nước Mỹ bằng cách thông qua công ước về luật biển” - ông Obama nói.

Ông Duterte nói rằng ông không thảo luận vềtranh chấp biển Đông với đại sứ vì Philippines vẫn đang đợi quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan).

Hồi tháng trước, ông Duterte từng tuyên bố đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề biển Đông, trong đó sẽ bao gồm cả Mỹ, Nhật, Úc cũng như các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại khu vực này. Trong chiến dịch tranh cử, ông Duterte từng gây chú ý khi nói rằng sẽ lái một chiếc motor nước ra cắm cờ Philippines lên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng.

Mới chỉ một ngày trước đó, Trung Quốc còn tỏ ra rất hoan hỉ vì đề nghị chính phủ mới của Philippines về việc đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp biển Đông. Trong khi đó, ông Duterte còn nói rằng nước ông sẽ không dựa vào đồng minh an ninh lâu năm là Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất của vị lãnh đạo này cho thấy một lập trường cứng rắn và rõ ràng không chịu lùi bước của Philippines trước Trung Quốc ở biển Đông.

Về mối quan hệ giữa Mỹ - Philippines, Washington hy vọng sẽ duy trì mối quan hệ an ninh bền vững, trong đó có thỏa thuận gần đây về việc lực lượng Mỹ đồn trú luân phiên tại các căn cứ của quốc gia Đông Nam Á này, bất chấp những dấu hiệu từ Tổng thống Duterte khi tuyên bố rằng ông sẽ đưa ra đường lối độc lập hơn. Trước đó, phát biểu với báo giới hôm 31-5, ông Duterte nêu rõ chính sách tương lai của Manila sẽ “không phụ thuộc vào Mỹ”.

Phát biểu trên đường tới tham dự Đối thoại Shangri-La (dự kiến diễn ra ở Singapore từ ngày 3 đến 5-6), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh Washington xem xét mối quan hệ đồng minh với Philippines“một cách rất nghiêm túc”. Ông Carter nói: “Philippines có một chính phủ mới và chúng tôi mong muốn làm việc với họ, bàn về quan hệ đồng minh của chúng tôi và các vấn đề an ninh trong khu vực”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục