tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 30-05-2016

  • Cập nhật : 30/05/2016

Mục đích Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương

Nếu thực sự có kế hoạch đưa tàu ngầm hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương, Trung Quốc nhắm tới mục đích gì?

tau ngam lop 093 cua trung quoc.

Tàu ngầm lớp 093 của Trung Quốc.

Cuối tuần qua, tờ The Guardian của Anh đưa tin, lần đầu tiên trong lịch sử, Bắc Kinh dự kiến điều động các tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân để tuần tra Thái Bình Dương trong năm nay. 

Thông tin này lập tức làm giới truyền thông phương Tây sục sôi bởi trong quá khứ Trung Quốc chưa từng bố trí tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân ngoài biển xa. Đài truyền hình FOX của Mỹ gọi đây là “hành động nguy hiểm của Trung Quốc”.

Có phân tích cho rằng tàu ngầm hạt nhân chỉ phát huy vai trò răn đe khi ở biển sâu, do vậy, Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương thứ nhất là muốn rèn luyện khả năng tuần tra tầm xa, phát huy vai trò răn đe vốn có của tàu ngầm hạt nhân. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân tới Thái Bình Dương không phải là hành động nhất thời, có thể sẽ trở thành “chuyện thường ngày”.

Thứ hai, giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng liên quan đến các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc có ít “quân bài” trong tay.

Việc đưa tàu ngầm hạt nhân tuần tra Thái Bình Dương, thậm chí là ở vùng biển phía ngoài lãnh hải của Mỹ, có thể sẽ giúp Trung Quốc phản chế lại Mỹ.

Theo tờ Đa chiều, Mỹ thường xuyên lấy cớ bảo vệ tự do hàng hải để đưa tàu chiến, tàu ngầm vào Thái Bình Dương. Cho nên, một khi tàu ngầm Trung Quốc tuần tra ngoài lãnh hải Mỹ, nước này khó có thể đưa ra ý kiến phản đối chính đáng.


Những phát súng chưa từng có tiền lệ của ông Tập Cận Bình

Gần đây, có nhiều tuyên bố cấp tập của Tập Cận Bình, Chủ tịch Nước kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc và cũng là Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương (CMC) liên quan tới những cải cách quan trọng với quân đội nước này (PLA).

Dựa trên các tuyên bố chính thức và những đồn đoán nhiều nhà quan sát kỳ cựu đã sốt sắng liệt kê một loạt vấn đề xung quanh những cải cách quan trọng với PLA.

Chẳng hạn, các nhà quan sát đặc biệt chú ý việc ông Tập thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược và cân nhắc quy mô phát triển của lực lượng này trong PLA xét về các hoạt động chức trách cũng như vai trò và sứ mệnh chính xác của nó. Các chuyên gia phân tích cũng đề cập đến các vấn đề như những thành viên trong tương lai của CMC và mức độ hợp tác của các lãnh đạo cấp cao nhất trong PLA sẽ như thế nào sau các cải cách.

Hiểu cặn kẽ hướng cải cách này sẽ giúp người ta hiểu được đường hướng hiện đại hóa PLA trong tương lai gần cũng như phán đoán được phần nào mối quan hệ giữa ông Tập với quân đội. Nhiều nhà quan sát cho rằng, ông Tập đang có "ảnh hưởng lớn” với quân đội nước này.

“Đả hổ”, không quên “diệt ruồi”

ong tap dang co "anh huong lon” voi quan doi nuoc nay.

Ông Tập đang có "ảnh hưởng lớn” với quân đội nước này.

Khi lên nắm quyền vào tháng 11/2012, ông đã tuyên bố chống lại cả "hổ" và "ruồi", ám chỉ việc ông sẽ xử lý các quan chức lãnh đạo cấp cao cũng như các viên chức cấp thấp nếu có dính líu vào những hành động tham nhũng. PLA cũng không phải là ngoại lệ.

Phát súng cảnh cáo đầu tiên đã nhắm vào "các con hổ". Năm 2014, cựu Phó chủ tịch CMC Từ Tài Hậu đã bị bắt với cáo buộc "đổi tiền lấy chức vị". Tiếp đó, một cựu Phó chủ tịch CMC khác là Quách Bá Hùng cũng bị bắt với cáo buộc tương tự.

Những vụ bắt giữ này chưa từng có tiền lệ, và cả ông Từ và ông Quách đều nắm giữ các vị trí cấp cao nhất trong PLA. Tính đến đầu tháng 3/2016, ít nhất 44 quan chức quân đội đã bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, con số thực tế có thể cao hơn.

Và, đã có ít nhất 16 quan chức PLA cấp thấp cũng đang đối mặt với những cáo buộc liên quan tới hối lộ.

Gần 1.600 cá nhân trong hệ thống đang bị điều tra, khai trừ Đảng hoặc đã bị bắt giữ vì cáo buộc liên quan tới tham nhũng kể từ khi ông Tập tuyên chiến với tham nhũng.

Khác với cách xử lý của người tiền nhiệm, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập khá mạnh tay khi áp dụng kỷ luật với các đối tượng này bằng việc khai trừ khỏi đảng và các hình thức xử phạt nghiêm khắc khác.

Kể từ sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, những người kế nhiệm ông có xu hướng chú trọng đến cách suy nghĩ mang tính thực tế và khoa học, hơn là tiến hành công việc hàng ngày theo tư tưởng của Mao. Tuy nhiên, ông Tập tin rằng, sự thiếu can thiệp của các lãnh đạo dân sự đã dẫn tới việc PLA xa rời sự giám sát của đảng. Điều này, lý giải tại sao nhiều quan chức PLA đã tham nhũng, lộng quyền.

Do đó, nhân lễ kỷ niệm 85 năm cái gọi là Đại hội Cổ điền, ông Tập đã triệu tập 420 trong số các quan chức cấp cao nhất của mình tới họp tại thị trấn nhỏ Cổ Điền ở Đông Nam tỉnh Phúc Kiến. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Đảng tái triệu tập giới lãnh đạo quân đội tại Cổ Điền sau Chủ tịch Mao - biểu tượng chắc chắn sẽ không bao giờ mất đi trong giới chức cấp cao.

Quyền can thiệp tuyệt đối

Một động thái khác của ông Tập cũng đã được tung ra, đó là việc ông Tập thay "Hệ thống chuyên trách Phó chủ tịch CMC" bằng một "Hệ thống chuyên trách chủ tịch CMC".

Theo ông Tập, việc không có thực quyền chính là căn nguyên dẫn đến các bê bối tham nhũng như cựu Phó chủ tịch CMC Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.

Cải cách mới đã trao cho ông Tập toàn quyền đối với PLA và đích thân can thiệp khi cần thiết. Theo một nguồn tin, ông Tập đã dành trung bình nửa ngày mỗi tuần có mặt tại văn phòng tại CMC để giải quyết các vấn đề của quân đội. Đây cũng là việc chưa từng có đến nay.

Đặc quyền can thiệp trực tiếp đã đưa ông Tập tiến một bước gần hơn tới việc đạt được quyền tiếp cận và ảnh hưởng không giới hạn với quân đội như hồi Mao Trạch Đông trước đây.

Tuy nhiên, chiến dịch này của ông Tập không phải không đi kèm các rủi ro. Áp lực mạnh mẽ từ chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình động chạm đến các phe nhóm lợi ích nên ít nhiều đã có những phản ứng dữ dội.

Rõ ràng, ông Tập đã đưa quân đội chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn bất kỳ giai đoạn nào khác kể từ sau Mao Trạch Đông. Và hiện tại, khi các bộ quản lý chung của PLA đã được tái cấu trúc và đặt trực tiếp dưới CMC, các tư lệnh có thể phải báo cáo trực tiếp trước một cơ quan tham mưu liên quân mới hoặc thậm chí là chính CMC.

Các bộ tư lệnh vùng chiến sự mới của ông Tập, vốn được tuyên bố như một phần của các cải cách sâu rộng trong quân đội, dự kiến sẽ trao quyền không giới hạn cho các sĩ quan chỉ huy để ra các quyết định then chốt.

Bất chấp một số đồn đoán theo hướng trái ngược, sự quả quyết của ông Tập trong việc kiểm soát quân đội ít có khả năng tác động tiêu cực đến những nỗ lực hiện đại hóa đang tiếp diễn của PLA. Một phần "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình là tạo ra một quân đội mạnh, có khả năng ngăn chặn và nếu cần thiết có thể tấn công các đối thủ kỳ cựu, bao gồm cả Mỹ.

Giờ đây, người ta đang chờ xem kết quả của chiến dịch tái xác lập sức mạnh kiểu lãnh đạo tối cao đối với PLA của ông Tập Cận Bình sẽ được kế thừa như thế nào với người kế nhiệm ông sau này.(VietnamNet)


Siêu tàu khu trục Mỹ bị nghi ngờ về khả năng tác chiến

USS Zumwalt (DDG-1000), tàu khu trục được đánh giá là tối tân nhất thế giới hiện nay của Hải quân Mỹ, đang phải đối mặt với những nghi vấn về khả năng tác chiến thực sự.

sieu tau khu truc my uss zumwalt (anh: ap)

Siêu tàu khu trục Mỹ USS Zumwalt (Ảnh: AP)

Ngày 20/5, Hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000) đầu tiên và dự kiến sẽ đưa tàu chiến siêu hạng này vào vị trí dẫn đầu hạm đội hải quân thế hệ kế tiếp của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đang đặt ra nghi vấn về khả năng tác chiến của USS Zumwalt, đặc biệt là sự chênh lệch giữa chi phí đóng tàu và chất lượng thực sự của nó.

Lần đầu tiên những câu hỏi như vậy được đưa ra là vào năm 2008 khi USS Zumwalt vẫn đang trong quá trình chế tạo. Sputnik dẫn lời Đô đốc Gary Roughead, Tư lệnh tác chiến hải quân Mỹ, cho rằng tàu khu trục này sẽ trở nên vô dụng do năng lực di chuyển trên biển kém, thiếu khả năng đảm bảo an ninh, và không có hệ thống pháo từ và laser.

Cũng theo ông Roughead, phần mũi nhọn của DDG-1000 được thiết kế với mục đích “cắt sóng” khiến cho tàu khu trục này trông chẳng khác nào một chiếc tàu hộ vệ từ thời nội chiến Mỹ vốn nổi tiếng là kém ổn định.

Hệ thống laser và pháo từ theo thiết kế ban đầu cũng sẽ được triển khai trên tàu USS Zumwalt, nhưng sau đó quân đội Mỹ quyết định tạm ngừng lắp đặt các công nghệ này trong quá trình chế tạo tàu. Thay vào đó, USS Zumwalt được trang bị hệ thống tên lửa và pháo thông thường.

Tên lửa SeaSparrow cải tiến RIM-162 được đưa lên tàu khu trục Zumwalt có tầm bắn là 50 km và tầm đánh chặn là 15 km. Các chuyên gia nhận định loại tên lửa này sẽ không đủ khả năng để có thể thực hiện thành công chức năng phòng không hỗn hợp của tàu Zumwalt.

Ngoài ra, tàu chiến được đánh giá là hiện đại nhất thế giới cũng không được trang bị tên lửa chống tàu đối phương, vốn được coi là một thành phần không thể thiếu của những tàu khu trục kiểu này. Tàu khu trục Zumwalt chỉ có thể bắn trả tàu đối phương với pháo nòng 155mm với sức bắn có thể sẽ mạnh nhưng tốc độ không nhanh. Pháo có thể bắn với tần suất 10 lần/phút.

Theo nhà bình luận quân sự người Nga Viktor Baranets, cũng đồng thời là đại tá về hưu, ông Viktor Baranets, lời quảng cáo về khả năng tàng hình độc nhất vô nhị của USS Zumwalt khiến đối phương gần như không thể phát hiện ra cũng không đáng tin. Ông Baranets cho rằng một tàu khu trục khổng lồ như vậy sẽ không thể nào tàng hình trước hệ thống trinh sát không gian và hàng không tối tân hiện nay.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia vẫn ghi nhận những tiềm năng và tầm vóc vượt trội của tàu khu trục USS Zumwalt. Viktor Litovkin, một quan sát viên quốc phòng Nga, nhận định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, tàu khu trục này là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển về công nghệ kỹ thuật của quân đội Mỹ”.

Ông Litovkin cho rằng Nga sẽ được lợi từ sáng kiến tàu khu trục của Mỹ vì Moscow có thể học hỏi những kinh nghiệm từ Washington, khắc phục những khuyết điểm, từ đó chế tạo ra những thiết bị quân sự mới của riêng Nga.(DT)


Tổng thống Putin quyết không đánh đổi chủ quyền của Nga

Trước lời đề nghị Nga giảm căng thẳng địa chính trị để rút ngắn khoảng cách công nghệ, Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ không đánh đổi chủ quyền, ngay cả khi tụt hậu.

tong thong nga vladimir putin phat bieu trong mot cuoc hop bao o sochi, nga ngay 20/5. anh: epa/ttxvn

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong một cuộc họp báo ở Sochi, Nga ngày 20/5. Ảnh: EPA/TTXVN

Theo báo "Vedomosti" ngày 30/5, trong cuộc họp mới đây của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Kinh tế, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSR), cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin giảm căng thẳng địa chính trị để rút ngắn khoảng cách công nghệ. Ông Kudrin giải thích với Tổng thống Nga rằng nước này đang tụt hậu về công nghệ và cần gia nhập chuỗi công nghệ quốc tế.

Đáp lại đề xuất trên, Tổng thống Putin lưu ý ông Kudrin về lịch sử 1.000 năm qua và khẳng định Nga sẽ không đánh đổi chủ quyền, ngay cả khi tụt hậu. Ông Putin cũng cam kết sẽ bảo vệ chủ quyền Nga cho đến hết cuộc đời mình.

Một nguồn tin báo trên tiết lộ Tổng thống Putin nói thêm rằng không cần thiết phải gia tăng căng thẳng và hành động khiêu khích. Tuy nhiên, ông bày tỏ tin tưởng doanh nhân nước ngoài sẽ không rời bỏ Mooska, vì có lợi nhuận khi kinh doanh ở Nga.

Về mặt chính thức, Điện Kremlin không bình luận về cuộc thảo luận trên giữa 2 ông Putin và Kudrin. Một nguồn tin báo trên nhận định Putin có thể không thích "quan điểm chủ bại" của ông Kudrin.


Lộ mặt nữ quan tham chỉ uống sữa tươi ngoại

Theo báo chí Trung Quốc, Thượng Quan Vĩnh Thanh có biệt hiệu là “người đẹp trong giới tiền tệ”.

Trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (UBKTKLTW) hôm 27/5 cho biết, Tỉnh ủy Sơn Tây đã phê chuẩn đề nghị của UBKTKL tỉnh ủy về việc khai trừ đảng và khai trừ chức vụ, chuyển cơ quan tư pháp điều tra xử lý theo pháp luật đối với bà Thượng Quan Vĩnh Thanh, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Quốc Tín Sơn Tây.

thuong quan vinh thanh khi con duong chuc

Thượng Quan Vĩnh Thanh khi còn đương chức

Kết quả điều tra cho thấy, Thượng Quan Vĩnh Thanh đã vi phạm kỷ luật chính trị nghiêm trọng, chống đối tổ chức điều tra; vi phạm nghiêm trọng “8 điều quy định” của Trung ương; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật tổ chức; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật liêm khiết, nhận tiền và quà biếu; hoạt động doanh lợi trái quy định; vi phạm nghiêm trọng kỷ luật sinh hoạt.

Trong đó, việc lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công, mưu lợi cho người khác trong lựa chọn đề bạt cán bộ, cho vay tiền rồi nhận tiền và vật đã có dấu hiệu phạm tội...

Thượng Quan Vĩnh Thanh sinh năm 1963, quê ở Sơn Tây, tốt nghiệp Học viện Tài chính kinh tế Sơn Tây, từng là Giám đốc Ngân hàng Thương mại Tấn Thương, Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc. Thanh còn bị nghi làm giả lý lịch. Theo một người họ hàng thì bà ta là sinh năm 1959, nhưng trong hồ sơ ghi là 1963. Như vậy, bà ta 3 tuổi đã vào lớp 1, 15 tuổi đã là sinh viên đại học.

Thanh bị tổ công tác của UBKTKL tỉnh ủy bắt tối 23/7/2015 và bị thông báo điều tra ngay trong đêm hôm đó.

Theo báo chí, Thượng Quan Vĩnh Thanh bị bắt và điều tra do liên quan đến “giao dịch quyền tiền” với giới chủ mỏ than ở Lã Lương trong thời gian từ 2010 đến 2014 và việc hoạt động của tổ chức phi pháp “Hội rượu sông Phần Sơn Tây”, nơi tập hợp nhiều quan chức, thương gia quê Sơn Tây để “quan thương câu kết, giao dịch quyền tiền” với hơn 40 hội viên.

thuong quan vinh thanh khi bi bat

Thượng Quan Vĩnh Thanh khi bị bắt

Nhiều người trong hội rượu này đã bị bắt và điều tra, như Nhiếp Xuân Ngọc (Ủy viên thường vụ, Tổng thư ký tỉnh ủy Sơn Tây), Thân Duy Thần (Nguyên Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Thái Nguyên, Bí thư Đảng ủy Hiệp hội khoa học kỹ thuật Trung Quốc), Vương Mậu Thiết (Bí thư thành ủy Vận Thành), Hồng Phát Khoa (Bí thư thành ủy Dương Tuyền), Dương Sâm Lâm (Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Sơn Tây)…

Báo “Kinh doanh Trung Quốc” viết, vai trò của Thượng Quan Vĩnh Thanh trong hội này là “giúp xử lý vấn đề tài sản, tiền nong của các quan chức”.

Cũng theo truyền thông Trung Quốc, Vĩnh Thanh có thú sưu tập tiền mới, thực ra là đầu tư trục lợi. Khi khám nhà các nhân viên công tác đã tìm được 70 hòm chứa các loại tiền phát hành vào các dịp kỉ niệm, trong đó có bộ tiền Rồng kỉ niệm 50 năm Quốc khánh Trung Quốc (1999) loại mệnh giá 50 và 100 NDT. Hiện trên thị trường, loại tiền này mệnh giá 50 NDT đang được bán với giá gấp 10 lần, còn loại 100 NDT có giá gấp 20 lần.

Tại kỳ họp quốc hội đầu năm 2016, Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Vương Nho Lâm, khi phát biểu về tình trạng tham nhũng ở tỉnh này, đã nêu dẫn chứng về Thanh: “Một nữ bí thư, chủ tịch cơ quan tài chính tiền tệ” khi cho các công ty vay tiền, yêu cầu họ ngoài tiền lãi theo quy định, còn phải trả thêm 2% “tư vấn phí”. Thanh còn chơi sang đến mức chỉ uống loại sữa bò tươi được chở bằng chuyên cơ từ Hàn Quốc về.

Thượng Quan Vĩnh Thanh còn thành lập Câu lạc bộ bay Tấn Thương Sơn Tây, với các thành viên đều là doanh nhân. Các thành viên đã góp tiền mua một chiếc máy bay thương mại Embraer ERJ145 giá 390 triệu NDT, mang số hiệu B-8216 đăng ký dưới sự quản lý của hãng Hàng không Bắc Kinh. Chiếc máy bay này chủ yếu dành cho Thanh và các “khách quý” của bà ta sử dụng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục