tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-05-2016

  • Cập nhật : 05/05/2016

Trung Quốc tung "bản đồ 251 đoạn", chiếm trọn Thái Bình Dương

Báo Elitereaders dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho biết: Trong động thái gây leo thang căng thẳng trên toàn cầu, Bộ Giáo dục Trung Quốc phát hành một bản đồ thế giới mới.

Trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những mảng lớn của Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii và hầu hết vùng nước của Liên bang Micronesia.

maptq_YERL (1)

Theo Tân Hoa xã, Bộ Giáo dục cũng đã ban hành một chỉ thị quy định rõ:"tất cả các cơ sở giáo dục và cơ quan chính phủ phải sử dụng bản đồ này để thay thế các bản đồ cũ đã lỗi thời in lại nhiều lần."

worldmap_552016 (1)

Trung Quốc tung bản đồ mới, chiếm trọn Thái Bình Dương

Mỹ chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào, nhưng tổng thống Micronesian ông Manny Mori đã gọi bản đồ này "bất hợp pháp" và cáo buộc Trung Quốc "cưỡng bức bản đồ."

Theo tuyên bố này, lãnh thổ mới của Trung Quốc cũng bao gồm cả đảo Clarion của Mexico và đảo Clipperton của Pháp, các quan chức tuyên bố sẽ được phép tự chủ hoàn toàn. Lãnh địa của Mỹ trong khu vực (ám chỉ Liên bang Micronesia), theo các quan chức Trung Quốc sẽ được kết hợp để hình thành tỉnh mới Xinmeiguo).

Những “láng giềng mới” của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa ra câu hỏi cứng rắn về tính hợp pháp của bản đồ và quyết liệt phản đối tuyên bố mở rộng biên giới của Bắc Kinh.

Trước đó, Trung Quốc đã tung ra "bản đồ chín đoạn," trong đó bao gồm các vùng nước tranh chấp của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, những tuyên bố này đã đã trở thành nguyên nhân của các cuộc tranh chấp, căng thẳng và chạy đua vũ trang trong toàn khu vực.

Lãnh đạo của Bộ Giáo dục Trung Quốc kiên quyết bảo vệ "bản đồ 251 đoạn" của Bắc Kinh bằng cách đưa ra một số tài liệu nhà Thanh trước đây cho thấy Caroline, Bắc Mariana và Quần đảo Marshall nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc.

"Các nghiên cứu về những những khu vực cấu thành lãnh thổ Trung Quốc đang diễn ra", một quan chức của Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố. Cũng theo phát biểu này, quan chức Trung Quốc cho biết đã tìm thấy bằng chứng cho thấy đế chế nhà Minh từng kiểm soát một lãnh thổ lớn Nam Cực. Bộ Giáo dục tuyên bố, ngay lập tức sẽ bắt đầu sản xuất một bản đồ mới có sửa đổi.


Chuyên gia cảnh báo: IS đang chế tạo vũ khí hóa học

Có những dấu hiệu "cực kỳ đáng lo ngại" cho thấy các nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể đang chế tạo vũ khí hóa học.

Theo Channel News Asia, người đứng đầu tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ông Ahmet Uzumcu ngày 3-5 cho biết: Các nhóm điều tra thực địa đã tìm thấy bằng chứng lưu huỳnh mù tạt được sử trong các cuộc tấn công ở Syria và Iraq.

"Mặc dù họ không thể quy trách nhiệm cho IS. Có cớ để nghi ngờ rằng họ có thể đã sử dụng vũ khí hóa học" - ông Uzumcu nói với AFP. "Có khả năng họ đã tự sản xuất vũ khí hóa học, điều này cực kỳ đáng lo ngại" - ông Uzumcu cho biết bên lề một hội nghị tại trụ sở của OPCW.

"Điều này chứng tỏ rằng IS có công nghệ, bí quyết và sở hữu các tài liệu để sản xuất vũ khí hóa học" - ông Uzumcu nói. Trong tháng 2, Giám đốc CIA ông John Brennan nói với CBS News rằng các chiến binh IS có năng lực để sản xuất một lượng nhỏ khí clo và khí mù tạt.

ong ahmet uzumcu, giam doc to chuc chong vu khi hoa hoc (opcw). (anh: afp)

Ông Ahmet Uzumcu, Giám đốc tổ chức chống Vũ khí hóa học (OPCW). (Ảnh: AFP)

Theo Uzumcu, IS vào tháng trước đã tổ chức cuộc tấn công bằng khí hóa học chết người nhắm vào quân đội Syria tại một căn cứ không quân do chính phủ kiểm soát. Căn cứ nằm bên ngoài thành phố miền Đông Deir Ezzor bị chia cắt, theo hãng tin nhà nước SANA.

Ngày 9-3, một cuộc tấn công bị tình nghi bằng khí độc xảy ra tại thị trấn Taza của Iraq, giết chết ba trẻ em và làm 1.500 người bị thương, với những chấn thương khác nhau, từ bỏng đến phát ban và các vấn đề về hô hấp.

Mặc dù các chất hóa học bị cáo buộc được sử dụng bởi IS cho đến nay là một trong những vũ khí ít hiệu quả nhất của nhóm Nhà nước Hồi giáo, tác động về tâm lý của nó đối với thường dân là đáng kể. Tổng cộng có 25.000 người rời bỏ nhà cửa của họ vì lo sợ cuộc tấn công khác. Uzumcu cũng kêu gọi các quốc gia khác cảnh giác để bảo vệ và chống lại bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào bên ngoài Syria và Iraq.

"Cộng đồng quốc tế cần phải thận trọng trước các mối đe dọa như vậy và hợp tác hơn nữa để ngăn chặn các cuộc tấn công như vậy xảy ra ở những nơi khác" -ông Uzumcu nói.

Vào tháng trước, Nga thúc đẩy các biện pháp tại Liên Hiệp Quốc để giám sát các nhóm cực đoan chiến đấu ở Syria, cảnh báo về một "mối đe dọa rõ ràng và đang tồn tại" rằng nhóm nhà nước hồi giáo đang  dự định tấn công bằng vũ khí hóa học, có thể là ở châu Âu.

Nga và Trung Quốc đã trình bày một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an kêu gọi tất cả các nước, đặc biệt là những nước láng giềng của Syria như Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, báo cáo bất kỳ động thái nào của các nhóm vũ trang để chiếm đoạt hoặc sản xuất vũ khí hóa học.


Nga phát triển hệ thống phòng không mới đặt trên xe thiết giáp

Hệ thống mới trên được thiết kế để đặt trên xe thiết giáp BMD-4M và sẽ được thả xuống từ các máy bay để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh. Ngoài ra, hệ thống mới được đánh giá đủ khả năng bảo vệ các đơn vị lính dù của nước này trước máy bay của đối phương hoạt động ở tầm cao hoặc tầm trung.

xe thiet giap bmd-4m. (anh: tass)

Xe thiết giáp BMD-4M. (Ảnh: TASS)

Hãng tin TASS dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Quá trình nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng không thế hệ mới có khả năng thả từ trên cao xuống trên mẫu thiết giáp BMD-4M đang được triển khai. Hệ thống mới này có tên mã là Ptitselov".

Hãng tin trên của Nga không cho biết các thông tin chi tiết liên quan đến hệ thống phòng không mới. Tuy nhiên, tạp chí National Interestcủa Mỹ đánh giá, hệ thống mới với tên gọi Ptitselov, có nghĩa là "Hoa", sẽ được đặt trên xe thiết giáp hạng nhẹ BMD-4M và có thể so sánh với hệ thống phòng không sử dụng tên lửa đất đối không và súng phòng không Pantsir-S2.

Hệ thống Pantsir-S2 có khả năng hoạt động trong khoảng 30 km và có thể nhắm tới các mục tiêu ở độ cao lên tới 11 km. Hệ thống Pantsir-S1 có thể tấn công cùng lúc hai mục tiêu và có thể tấn công tối đa 12 mục tiêu trong vòng chưa đầy một phút. Do vậy, có lý do để tin rằng hệ thống Ptitselov cũng sẽ có khả năng tương tự, hoặc hơn thế.

Theo đánh giá của tạp chí National Interest, hệ thống Ptitselov sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh cho các đơn vị không vận của Nga, vốn trước đó chủ yếu dựa vào các hệ thống phòng không do con người điều khiển để đối phó trước các đợt không kích của đối phương. Hệ thống Ptitselov sẽ mang tới tính năng cơ động nhờ được đặt trên mẫu xe thiết giáp hạng nhẹ song được trang bị đầy đủ để cải thiện khả năng phòng không giống như các lực lượng cơ giới hóa của Nga khác. Thông thường, các lực lượng cơ giới hóa của Nga được hỗ trợ bởi những hệ thống phòng không như hệ thống Buk-M3 mạnh mẽ.

Không giống như các đơn vị của Mỹ, lực lượng Không vận của Nga được cơ giới hóa đầy đủ bằng việc sử dụng các phiên bản xe thiết giáp hạng nhẹ BDM-4, vốn có thể được thả từ trên cao xuống. Phiên bản chiến đấu được trang bị đa dạng như súng 100mm và pháo 30mm được gọi là BDM-4M. Ngoài ra, còn có mẫu xe thiết giáp BMD-4K để thực hiện công tác chỉ huy và một phiên bản khác để chống tăng được trang bị pháo 125mm.

Ngược lại, quân đội Mỹ đã không còn sử dụng các mẫu xe tăng có khả năng được thả từ trên không xuống kể từ khi mẫu M551A1 Sheridan ngưng hoạt động từ giữa những năm 1990. Mẫu xe tăng cỡ nhẹ Sheridan đã "nghỉ hưu" mà không có sự thay thế nào sau khi dự án phát triển súng đặt trên xe thiết giáp XM-8 bị hủy vào năm 1997. Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ đã giới thiệu một số nghiên cứu liên quan tới việc tăng cường sức mạnh cho các đơn vị không vận của quân đội nước này. Lầu Năm Góc đã đề nghị chính phủ cấp ngân sách để phát triển mẫu thiết bị mới trong tài khóa 2017 song tương lai của chương trình này vẫn chưa rõ ràng.


Đức kêu gọi không để căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Merkel tái khẳng định “cần phải đối thoại và giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình, không để căng thẳng leo thang".

thu tuong angela merkel phat bieu trong cuoc hop bao chung o berlin ngay 29/4. anh: thx/ttxvn

Thủ tướng Angela Merkel phát biểu trong cuộc họp báo chung ở Berlin ngày 29/4. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu ngày 4/5 tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, đặc biệt trong các chủ đề quan tâm của nhóm G-7.

Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, mục đích chính trong chuyến công du của ông Abe tới Đức là để thảo luận về chương trình nghị sự cho Hội nghị G-7 sắp tới ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, hai bên cũng đề cập tới mối quan hệ hữu nghị và ngày càng bền chặt giữa Đức và Nhật Bản. Thủ tướng Merkel cũng nhấn mạnh, một trong các chủ đề trọng tâm của G-7 là kinh tế, trong đó Đức và Nhật Bản cùng hướng tới 3 trụ cột gồm đầu tư, cải cách cấu trúc và chính sách tiền tệ. Hai nhà lãnh đạo Đức và Nhật Bản cũng thảo luận về các vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh, về cuộc chiến chống khủng bố. Thủ tướng Merkel kêu gọi Tokyo có đóng góp hơn nữa trong nỗ lực giải quyết các cuộc xung đột và khủng khoảng, trong đó có khủng hoảng người tị nạn. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề nóng trên thế giới, như cuộc nội chiến Syria, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như tình hình trên biển quanh Nhật Bản, khu vực châu Á, khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó nhất trí rằng các tranh chấp chỉ có thể được giải quyết cùng nhau bằng biện pháp hoà bình.

Cũng tại cuộc gặp ở Meseberg, bà Merkel và ông Abe đã thảo luận về vấn đề thương mại tự do, về Hiệp định thương mại tự do (FTA) xuyên Thái Bình Dương. Thủ tướng Merkel cho rằng hai bên có thể kết thúc đàm phán về một FTA giữa Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong năm nay, thoả thuận có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bà Merkel cũng nhấn mạnh Đức sẽ nỗ lực hết sức để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trong năm nay.

Về phần mình, Thủ tướng Abe cho biết hai bên đã trao đổi về tình hình kinh tế thế giới, trong đó đề cập tới các nguy cơ cũng như tìm kiếm biện pháp thúc đẩy kinh tế toàn cầu như đẩy mạnh cải cách cấu trúc và có một chính sách tài chính bao quát. Chủ đề chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan cũng là một trong những chính sách ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên nhóm G-7 của Nhật Bản. Thủ tướng Abe cho biết đã thảo luận với nhà lãnh đạo Đức về vấn đề Ukraine, Trung Đông và Đông Á, đồng thời khẳng định “không thể đơn phương thay đổi hiện trạng bằng bạo lực”. Ông bày tỏ hy vọng chuyến thăm Đức lần này sẽ góp phần vào tăng cường mối quan hệ đối tác Nhật Bản - Đức, cùng đóng góp nhiều hơn nữa cho hoà bình thế giới.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Đức đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như ý kiến cho rằng Berlin chỉ quan tâm tới vấn đề kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc, Thủ tướng Merkel khẳng định không thể nói rằng Đức chỉ quan tâm tới vấn đề kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc. Theo bà, Đức và Trung Quốc có quan hệ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hoá tới đối thoại nhân quyền. Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề nảy sinh, trong đó có tình hình ở Biển Đông. Đức tái khẳng định “cần phải đối thoại và giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình, không để căng thẳng leo thang". (TTXVN)


Tổng thống Ukraine chính thức thông báo "xù nợ" Nga 3 tỷ USD

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký luật cho phép mở rộng vô thời hạn lệnh cấm thanh toán các khoản nợ cho nhà nước Nga. Điều này được thông báo trên trang web của Quốc hội.

tong thong ukraine petro poroshenko.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Ở đây đang nói về sửa đổi luật "Về đặc thù giao dịch với nợ nhà nước, nợ được nhà nước đảm bảo và nợ địa phương."

Trước đó, lệnh cấm có hiệu lực cho đến ngày 1/7/2016.

Tuy nhiên, sửa đổi ghi rõ lệnh cấm có thể được dỡ bỏ khi có thoả thuận giữa các bên tranh chấp.

Tháng 12/2013, Moskva cho Kiev vay 3 tỷ USD. Tháng 12/2015, khi đến hạn thanh toán, Chính phủ Ukraine đã áp đặt lệnh cấm trả nợ. Tháng 2/2016 Nga đệ đơn kiện lên tòa án Anh buộc Kiev phải thanh toán khoản vay 3 tỷ USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục