tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 03-05-2016

  • Cập nhật : 03/05/2016

Nhật Bản “chuyển trục” sang Đông Nam Á

Trong bài phát biểu tại Trường ĐH Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok - Thái Lan hôm 2-5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thịnh vượng của kinh tế Đông Nam Á đối với Tokyo. Đồng thời, ông cam kết khoản tiền 750 tỉ yen (tương đương 7 tỉ USD) trong vòng 3 năm tới để trợ giúp các nước lưu vực sông Mekong phát triển và tăng trưởng. Ông Kishida cũng một lần nữa kêu gọi sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Sau Thái Lan, ông Kishida dự kiến tiếp tục thăm một số nước ASEAN khác là Myanmar, Lào và Việt Nam. Chính sách “chuyển trục” của Nhật Bản sang khu vực này xuất phát từ những động thái khiêu khích của Trung Quốc ở cả biển Hoa Đông và biển Đông.

thu tuong thai lan prayuth chan-ocha (phai) gap ngoai truong nhat ban fumio kishida tai bangkok hom 2-5anh: reuters

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (phải) gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Bangkok hôm 2-5Ảnh: REUTERS

Trong những năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã tiến gần hơn trong các hoạt động hợp tác hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á. Báo The Nation dẫn lời quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản cho biết chuyến đi của ông Kishida nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cũng như mở đường cho Nhật Bản hiện diện nhiều hơn tại khu vực vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

Không chỉ hung hăng ở biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc còn đang dòm ngó Ấn Độ Dương, buộc Ấn Độ quyết định xích lại với Mỹ sau nhiều thập kỷ giữ khoảng cách. Theo Reuters, giới chức Ấn Độ và Mỹ đang khởi động các cuộc thảo luận nhằm hỗ trợ nhau theo dõi tàu ngầm của Trung Quốc ở vùng biển này. Hải quân Ấn Độ cho biết họ đã phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc lảng vảng ở Ấn Độ Dương trung bình 4 lần trong mỗi 3 tháng. Một số tàu thậm chí còn lảng vảng ở các đảo Andamans và Nicobar của Ấn Độ. Các quần đảo này cũng nằm gần eo biển Malacca, là cửa ngõ vào biển Đông.

Hồi tháng trước, New Delhi đã đồng ý mở cửa các căn cứ quân sự đón Washington để đổi lấy sự tiếp cận công nghệ vũ khí hiện đại của Mỹ với hy vọng thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.


Mỹ, Ấn Độ thảo luận tác chiến chống ngầm để 'cảnh giác' Trung Quốc

Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán cùng hợp tác theo dõi các tàu ngầm ở Ấn Độ Dương.

Động thái này có thể giúp thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động vũ trang dưới đáy biển.

Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại Trung Quốc

Cả Mỹ và Ấn Độ đều lo ngại về tham vọng của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đang thể hiện rõ lập trường ngày càng quyết đoán ở biển Đông và thách thức Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.

Ấn Độ đã dần ngả sang phía Mỹ, đồng ý chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ vào tháng trước để có được công nghệ vũ khí, giúp thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.

Lực lượng hải quân hai bên sẽ hội đàm về tác chiến chống ngầm (ASW). Đây là một lĩnh vực công nghệ quân sự nhạy cảm với chiến thuật được tổ chức chặt chẽ, chỉ được các đồng minh chia sẻ với nhau.

"Những cam kết cơ bản này sẽ là nền tảng cho mối quan hệ hải quân lâu dài giữa hai bên. Chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng phát triển khả năng tác chiến chống ngầm" - một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Các quan chức hải quân Ấn Độ cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm Trung Quốc  trung bình bốn lần trong ba tháng.

Một số tàu ngầm được thấy gần đảo Andamans và Nicobar, gần eo biển Malacca. Có hơn 80% nguồn nhiên liệu của Trung Quốc được vận chuyển qua eo biển này.

Ấn Độ và Mỹ đã tiến hành tập trận hải quân chung, sử dụng phiên bản mới của chiếc máy bay P-8 khiến việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn khi tiến hành hoạt động theo dõi tàu ngầm có độ nhạy cao.

P-8 là vũ khí săn tàu ngầm tiên tiến nhất của Mỹ, được trang bị cảm biến có thể theo dõi và xác định các tàu ngầm bằng sóng siêu âm và các phương tiện khác.

Một nguồn tin từ hải quân Ấn Độ cho biết trọng tâm của những lần tập trận chung tiếp theo sẽ là tác chiến chống ngầm diễn ra trong vùng biển phía bắc Philippines vào tháng 6.

Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ được cho là đang theo dõi tàu ngầm Trung Quốc ở phía tây Thái Bình Dương, cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận.

Ấn Độ đang chuẩn bị khởi động tàu ngầm sản xuất nội địa đầu tiên được trang bị tên lửa đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm của Mỹ cũng đang theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Trung Quốc dự kiến sẽ gửi tàu ngầm tới Ấn Độ Dương với số lượng lớn để rà soát các cuộc tuần tra của  Ấn Độ.

hai quan an do  kiem tra tau tac chien chong ngam “kadmatt”  tai hang grse o kolkata ngay 26-11-2015. anh: channel newsasia

Hải quân Ấn Độ  kiểm tra tàu tác chiến chống ngầm “Kadmatt”  tại hãng GRSE ở Kolkata ngày 26-11-2015. Ảnh: CHANNEL NEWSASIA

Collin Koh, một chuyên gia về tàu ngầm ở Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam của Singapore, cho biết đã nhìn thấy tàu ngầm và hoạt động giám sát của Mỹ trong khu vực.

"Chúng ta sẽ thấy Ấn Độ Dương dần trở thành một khu vực trọng yếu khi nhiều nước tiếp cận eo biển Malacca và các đảo Nicobar. Do đó mối quan hệ được cải thiện với Mỹ cùng các đối thủ với tàu ngầm lớn trong khu vực là rất quan trọng đối với Ấn Độ" - Koh nói.

 Mỹ luôn đứng đầu thế giới trong tác chiến chống ngầm có khả năng sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong lĩnh vực này. Nhưng đồng thời các chuyên gia cho biết mỗi quốc gia có thể sẽ bành trướng ở Ấn Độ Dương.

David Brewster, một chuyên gia về cạnh tranh chiến lược tại Ấn Độ Dương thuộc ĐH Quốc gia Australia, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm cuối cùng có thể bao gồm cả Úc, một đồng minh của Mỹ vừa đặt mua 12 tàu ngầm mới.

"Chúng ta cuối cùng có thể nhìn thấy sự phân chia trách nhiệm ở Ấn Độ Dương giữa ba quốc gia này với tiềm năng chia sẻ cơ sở vật chất".

Ấn Độ tăng cường củng cố năng lực phòng thủ

Việc New Dehli tăng cường hợp tác với Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu trong tác chiến chống ngầm sẽ là nhân tố thúc đẩy khả năng quốc phòng của nước này. 

Theo David Brewster, chuyên gia về tranh đua chiến lược tại Ấn Độ Dương, cho biết hợp tác tác chiến chống ngầm sắp tới sẽ bao gồm cả Úc khi nước này vừa đặt hàng thêm 12 chiếc tàu ngầm mới.

p-8 poseidon, may bay chong ngam hien dai bac nhat cua my, duoc trang bi nhieu thiet bi theo dau tau ngam hien dai.

P-8 Poseidon, máy bay chống ngầm hiện đại bậc nhất của Mỹ, được trang bị nhiều thiết bị theo dấu tàu ngầm hiện đại.

“Chúng ta chắc chắn sẽ thấy một sự phân chia trách nhiệm tại Ấn Độ Dương giữa ba nước này, với nhiều tiềm năng chia sẻ khí tài".

Về phía Trung Quốc, nước này hiện đang tìm cách củng cố an ninh tại các tuyến giao thương trọng điểm qua các cảng và cơ sở trong khu vực như Sri Lanka.

Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đã nhận thấy các nước trong khu vực đang bắt tay hợp tác trong lĩnh vực quân sự.

“Chúng tôi hy vọng mối quan hệ hiện tại giữa các nước ở mức bình thường và đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực" - nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.


Bị Nhật bắt tàu cá, Đài Loan đưa hai tàu đến Okinotorishima

Chính quyền lãnh thổ Đài Loan đã triển hai hai tàu  đến tuần tra quanh đảo san hô Okinotorishima nằm ở phía nam Nhật Bản, sau khi nước này bắt giữ một tàu cá của Đài Loan.

dai loan dua tau tuan tra den vung bien gan dao okinotorishima sau khi nhat ban bat mot tau ca cua lanh tho nay - anh:scmp

Đài Loan đưa tàu tuần tra đến vùng biển gần đảo Okinotorishima sau khi Nhật Bản bắt một tàu cá của lãnh thổ này - Ảnh:scmp

Trong đó, có một tàu thuộc quyền quản lý của lực lượng tuần duyên và một tàu thuộc cơ quan quản lý nông nghiệp Đài Loan. Cả hai tàu này đã rời cảng Cao Hùng hôm 1-5 và hướng thẳng đến khu vực đảo Okinotorishima.

Hãng tin Kyodo cho biết chính quyền lãnh thổ Đài Loan đang gây căng thẳng khi cho thực hiện động thái trên. Phía Đài Loan cho rằng Tokyo không có quyền bắt tàu của Đài Loan đang hoạt động trong vùng biển quanh đảo Okinotorishima.

“Nhật Bản không có quyền cấm tàu cá của chúng tôi đánh bắt ở đó. Chính quyền Đài Loan sẽ kiên quyết bảo vệ quyền và tự do của những ngư dân Đài Loan trong vùng biển quốc tế” – đại diện Lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết.

Hai tàu tuần tra của Đài Loan sẽ hoạt động ở khu vực này trong 3 tháng. Chính quyền Đài Loan còn tuyên bố sẽ đưa tàu chiến đến các vùng biển mà lãnh thổ này cho là họ có quyền tuần tra.

Chiếc tàu bị bắt giữ có số hiệu Tung Sheng Chi 16, là một trong khoảng 100 đến 200 tàu cá của Đài Loan đang đánh bắt gần khu vực đảo này.  

 Nhật Bản từng  khẳng định nước này có đặc quyền trong khu vực 200 hải lý quanh đảo Okinotorishima. Tuy nhiên, Trung Quốc, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan đều bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản.

Hồi tháng 2-2016, Tokyo tuyên bố đã chi 107 triệu USD xây lại một đài quan sát ở đảo san hô Okinotorishima nhằm xác lập đặc quyền kinh tế trước khi bị Trung Quốc tìm cách tranh chấp.

Đảo san hô Okinotorishima nằm ở phía nam Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo hơn 1.700 km và cách Osaka khoảng 1.600 km về phía nam. Đây là một đảo san hô không người ở, có chiều rộng từ đông sang tây khoảng 4,5 km và dài 1,7 km từ bắc xuống nam.

“Việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng là cần thiết để bảo tồn hòn đảo. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm khởi công xây dựng trong thời gian tới và dự kiến vào năm 2020 dự án sẽ hoàn tất” -  một quan chức của Bộ Đất đai Nhật Bản cho hay.


Nhật kêu gọi thông qua Quy tắc ứng xử ở biển Đông

Nhật hỗ trợ 7 tỉ USD trong ba năm cho các nước hạ lưu sông Mekong.

Nhật kêu gọi các bên tranh chấp biển Đông nhanh chóng đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Minister Fumio Kishida trong cuộc họp báo sau cuộc hội kiến Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Bangkok ngày 2-5, theo hãng tin Reuters (Mỹ).

“Chúng ta cần thiết lập một trật tự khu vực thật sự tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc luật pháp. Tôi lần nữa lặp lại lời kêu gọi thông qua sớm COC ở biển Đông" - ông Fumio Kishida ủng hộ nỗ lực của các nước Đông Nam Á nhằm đạt được với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng đề cập đến an ninh hàng hải và kêu gọi các nước tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bên cạnh tuyên bố về biển Đông, Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng cho biết Nhật sẽ hỗ trợ 750 tỉ yen (7 tỉ USD) trong ba năm để giúp các nước hạ lưu sông Mekong cải thiện hạ tầng và phát triển. “Nhật muốn bàn với các nước khu vực sông Mekong để cùng vạch ra đường hướng hỗ trợ" - Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Fumio Kishida.

thu tuong thai lan prayuth chan-ocha (trai) tiep ngoai truong nhat fumio kishida tai bangkok (thai lan) ngay 2-5. (anh: reuters)

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (trái) tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida tại Bangkok (Thái Lan) ngày 2-5. (Ảnh: REUTERS)

Nội dung buổi tiếp của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và Ngoại trưởng Fumio Kishida là tiến trình chính trị của Thái Lan, các mối đe dọa khủng bố cũng như các thách thức kinh tế trong khu vực.

Ngoài Thái Lan, Ngoại trưởng Fumio Kishida sẽ còn đến thăm Myanmar, Lào và Việt Nam. Chuyến công du Đông Nam Á này của Ngoại trưởng Fumio Kishida được xem là nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Ông Fumio Kishida có chuyến thăm Bắc Kinh (Trung Quốc) tuần trước. Tại chuyến thăm này, cả Nhật và Trung Quốc đều thể hiện mong muốn cải thiện quan hệ căng thẳng hai bên vì tranh chấp ở biển Hoa Đông.


Cú bắt tay sững sờ giữa Israel, Hamas và Ai Cập

Phong trào Hamas (Palestine) triển khai hàng trăm tay súng dọc biên giới Gaza - Sinai để cùng với Ai Cập ngăn chặn tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát các vùng đất ven biển.

Israel, Hamas và Ai Cập đang thành lập liên minh không ai ngờ để chống IS trên bán đảo Sinai, báo The Washington Post đưa tin hôm 1-5.

Chi nhánh IS tại khu vực này, gọi là Wilayat Sinai, gần đây được trang bị thêm vũ khí và đang âm mưu thực hiện các cuộc tấn công tinh vi hơn. Wilayat Sinai đã nhận trách nhiệm vụ đánh bom hồi tháng 10 năm ngoái giết chết 224 người trên một chiếc máy bay Nga khi nó bay qua bán đảo Sinai.

Ngoài ra, chúng còn thực hiện các vụ tấn công binh lính Ai Cập, bắn phá tiền đồn quân sự và đặt bom ở các vùng phụ cận. “Phải thừa nhận IS có những nhà chiến lược thiên tài” – nhà báo Mohannad Sabry, kiêm tác giả một cuốn sách viết về cuộc nổi dậy Hồi giáo ở Sinai, nhận xét. “Nếu nghiên cứu bản đồ các cuộc tấn công của chúng, bạn có thể thấy chúng biết chính xác những gì muốn làm”.

luc luong hamas trien khai ben phia palestine o phia nam dai gaza, giap bien gioi ai cap ngay 21-4. anh: ap

Lực lượng Hamas triển khai bên phía Palestine ở phía Nam Dải Gaza, giáp biên giới Ai Cập ngày 21-4. Ảnh: AP

Tuần trước, Hamas triển khai hơn 300 tay súng dọc biên giới giữa Gaza và miền Bắc Sinai như một biện pháp phòng ngừa để cùng với Ai Cập ngăn chặn IS bành trướng ở ven biển. Hamas cũng lần đầu tiên thiết lập các trạm kiểm soát quân sự và tuần tra dọc biên giới giáp kẻ thù Israel.

Mối đe dọa ngày càng tăng từ các nhóm khủng bố người Ai Cập đã dẫn đến sự hợp tác lớn nhất giữa quân đội Ai Cập và Israel kể từ khi 2 nước ký thỏa thuận hòa bình năm 1979.

Trong những tháng gần đây, Israel thắt chặt an ninh và xây hàng rào dọc biên giới Israel - Ai Cập. Có thông tin các nhóm Hồi giáo cực đoan âm mưu tấn công Israel ở miền Nam. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi sự phối hợp an ninh giữa Ai Cập và Israel, nói rằng nếu không có sự liên kết này, hàng ngàn tay súng IS sẽ tràn sang từ bán đảo Sinai.

Tuy hợp tác nhưng Israel và Ai Cập vẫn cảnh giác với quan hệ giữa Hamas và các nhóm chiến binh Sinai, nghi ngờ họ sử dụng đường hầm buôn lậu để cho các tay súng từ Sinai trú ẩn tại Dải Gaza.

Israel tiết lộ Hamas nhập lậu vũ khí từ các nhóm chiến binh Sinai tới Dải Gaza, trong đó có một số nhóm liên kết với IS. Tuy nhiên, phong trào đến từ Palestine bác bỏ quan hệ với các nhóm khủng bố, đặc biệt là IS.

israel tang cuong an ninh doc bien gioi sinai cua ai cap. anh: the jerusalem post

Israel tăng cường an ninh dọc biên giới Sinai của Ai Cập. Ảnh: THE JERUSALEM POST

Trong khi đó, Washington và Tel Aviv đặc biệt quan ngại các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia đang giám sát dọc biên giới Sinai có thể trở thành mục tiêu tiềm năng. Các đồng minh phương Tây của Ai Cập cũng đang lo lắng về khả năng ngăn chặn hoạt động của IS của chính phủ nước này.

Cuối tuần qua, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã thực hiện chuyến đi thứ hai đến Ai Cập trong vòng 2 tháng để thảo luận về an ninh ở Sinai và khu vực.

Khoảng 700 nhân viên gìn giữ hòa bình của Mỹ đang hiện diện tại đây. Trong một vụ đánh bom hồi năm ngoái, 4 binh sĩ Mỹ bị thương khiến Lầu Năm Góc phải luân chuyển một số lực lượng đến miền Nam Sinai, nơi ít xảy ra bất ổn.

Học giả Zack Gold tại Hội đồng Đại Tây Dương (trụ sở ở Washington), cho biết IS nhiều tiền và đây là công cụ giúp chúng mở rộng kiểm soát ở Ai Cập.

Chiến dịch quân sự của Cairo tại Sinai vấp phải sự phản đối của các nhóm nhân quyền và các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương. Họ cáo buộc quân chính phủ phá hủy nhà cửa, bắt đi sơ tán và giam giữ người dân tùy tiện.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục