tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 20-12-2015

  • Cập nhật : 20/12/2015

Trung Quốc tức giận vì chuyến bay B-52 Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc hôm nay ra thông cáo cho rằng Mỹ có hành vi "khiêu khích quân sự nghiêm trọng" khi một máy bay ném bom B-52 vô tình bay sát đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
may bay b-52 cua quan doi my. anh: boeing

Máy bay B-52 của quân đội Mỹ. Ảnh: Boeing

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn: "Những hành động của phía Mỹ gây ra một sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng và làm phức tạp thêm, thậm chí quân sự hóa Biển Đông". Bắc Kinh yêu cầu Washington "ngay lập tức có các biện pháp nhằm ngăn chặn những sự việc như trên và tổn hại đến mối quan hệ giữa quân đội hai nước", theoAP. 

Lầu Năm Góc đang điều tra lý do một máy bay ném bom chiến lược B-52 thực hiện nhiệm vụ hồi tuần trước bay gần Đá Châu Viên hơn so với dự định. Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói thời tiết xấu góp phần làm phi công bay chệch hướng.

Theo thông cáo, quân đội Trung Quốc trên đá đã ở trong tình trạng báo động cao suốt chuyến bay của không quân Mỹ hôm 10/12 và đưa ra những cảnh báo yêu cầu máy bay rời khỏi khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cảnh báo sẽ tiến hành bất cứ biện pháp nào cần thiết "để bảo vệ an ninh" nước này.

Hiện Lầu Năm Góc chưa đưa ra phản hồi gì trước cáo buộc của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bill Urban trước đó cho biết Trung Quốc đã nêu quan ngại về chuyến bay của B-52 và Mỹ đang điều tra vụ việc.

Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng ủng hộ tự do hàng hải và phản đối hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.

Hồi tháng 10, một tàu khu trục của hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo khác Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. Hai máy bay B-52 cũng bay gần các đảo nhân tạo hồi tháng trước, nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý.

Tuy nhiên, hành trình của chiếc B-52 tuần trước không có chủ định như các cuộc tuần tra trên.


Nga sẵn sàng dùng nhiều phương tiện quân sự ở Syria nếu cần thiết

Tổng thống Vladimir Putin hôm nay cho biết lực lượng vũ trang Nga chưa triển khai hết khả năng của mình ở Syria và có thể sử dụng "nhiều phương tiện quân sự" hơn nếu cần thiết. 
tong thong nga putin. anh: reuters

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters

"Chúng tôi nhận thấy các phi công và nhân viên tình báo của mình đã phối hợp hiệu quả như thế nào với nhiều lực lượng khác nhau, lục quân, hải quân và không quân, họ đã sử dụng những vũ khí hiện đại nhất như thế nào", Reuters dẫn lời ông Putin trong một bài phát biểu.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng đến nay đó chưa phải là toàn bộ khả năng của chúng tôi. Chúng tôi có nhiều phương tiện quân sự hơn và chúng tôi sẽ sử dụng chúng nếu cần thiết", ông nói thêm.

Nga bắt đầu chiến dịch không kích các cơ sở của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) từ ngày 30/9 theo đề nghị của chính phủ Syria. Chiến dịch được tăng cường sau khi máy bay chở khách Metrojet rơi tại Ai Cập do bị IS gài bom.

Mỹ từng cáo buộc Nga ném bom phe nổi dậy chống chính phủ Syria thay vì nhằm vào IS, nhưng Moscow bác bỏ.

Trong cuộc họp báo thường niên hôm 17/12, ông Putin cho biết Nga chưa chắc đã cần có một căn cứ quân sự lâu dài ở Syria bởi Moscow có những vũ khí đủ mạnh để "nhắm trúng bất kỳ ai" cách biên giới Nga hàng nghìn km.


NATO điều chiến đấu cơ bảo vệ không phận Thổ Nhĩ Kỳ

Các đồng minh NATO hôm qua đồng ý đưa máy bay và tàu chiến đến Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường hệ thống phòng không của Ankara khu vực biên giới Syria.
may bay trinh sat awacs. anh: nato

Máy bay trinh sát AWACS. Ảnh: NATO

Theo Reuters, các nhà ngoại giao cho biết, gói phòng thủ này được thực hiện một phần nhằm tránh bắn nhầm máy bay Nga lần nữa. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đai Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhấn mạnh, đó là biện pháp tự bảo vệ.

"Chúng tôi đã nhất trí gói biện pháp nhằm đảm bảo cho Thổ Nhì Kỳ trước tình hình bất ổn trong khu vực", Stoltenberg nói, tránh đề cập trực tiếp tới sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria.

Các nhà ngoại giao và chuyên gia quân sự của NATO đánh giá, liên minh tham gia nhằm giảm thiểu rủi ro không đáng có như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố máy bay Nga xâm phạm không phận và có quyền bắn hạ, nhưng Nga phủ nhận, tuyên bố phi cơ đang hoạt động trên vùng trời Syria.

Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khiến mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi nhanh chóng trong thời gian gần đây. Moscow đã trả đũa bằng một loạt biện pháp trừng phạt như cấm nhập khẩu nông sản Thổ Nhĩ Kỳ, khuyến cáo người dân không du lịch tới nước này, và gọi hành động bắn rơi Su-24 là "thù địch".

Trong vài tuần tới, NATO sẽ đưa máy bay trinh sát AWACS và những phương tiện được Stoltenberg mô tả là "tăng cường giám sát vùng trời, tăng sự hiện diện hải quân bao gồm cả máy bay tuần tra trên biển".

Tàu chiến do Đức và Đan Mạch cung cấp và đội tàu đang tập luyện ở phía đông Địa Trung Hải. Máy bay trinh sát AWACS có tầm giám sát trong vòng bán kính hơn 400 km và trao đổi thông tin bằng dữ liệu số với chỉ huy căn cứ trên biển, trên không và trên mặt đất.

Khi được hỏi phải chăng gói phòng thủ này nhằm kiểm soát thận trọng hơn không phận Thổ Nhĩ Kỳ ông Stoltenberg cho biết "điều này cung cấp thông tin giúp chúng ta nhận thức tình huống tốt hơn, minh bạch hơn, khả năng dự đoán cao hơn mà sẽ góp phần ổn định tình hình khu vực và làm dịu căng thẳng".

Thế khó xử

Tây Ban Nha đã đồng ý gia hạn đặt tổ hợp tên lửa đất đối không Patriot dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm bắn hạ bất kỳ tên lửa nào từ vùng xung đột Syria nhằm vào lãnh thổ nước này. Còn Đức và Mỹ lại rút dần tổ hợp tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhà ngoại giao NATO e ngại, Ankara quá hung hăng và nhiều sự cố nữa có thể xảy ra khiến tình hình căng thẳng leo thang, sau khi Nga đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại S-400 vào Syria. Hệ thống này có thể hạ gục bất kỳ tên lửa và máy bay nào từ khoảng cách 400 km.Nga cũng nâng cấp máy bay tấn công bằng phi cơ chiến đấu Su-34.

Các nhà ngoại giao đánh giá Mỹ và các đồng minh châu Âu đang ở vị thế khó xử. Một mặt, NATO thúc giục Ankara hành động nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria - bao gồm đóng cửa một phần biên giới nơi những kẻ buôn lậu và chiến binh thường vượt biên qua; mặt khác, lại muốn Ankara tránh đụng độ với Nga và khôi phục một tiến trình hòa bình với người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng tôi lo ngại về việc tăng cường quân sự trong khu vực" Stoltenberg nói, hy vọng NATO tái triển khai công tác phòng không như đã làm ở khu vực Baltic "mà không gây ra bất kỳ sự cố hay tai nạn nào".


Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng

Đại hội đồng LHQ vừa thông qua một nghị quyết lên án Triều Tiên vi phạm nhân quyền và kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) xem xét vi phạm của quốc gia này.

lanh dao kim jong un trong mot lan di chi dao o trang trai nuoi ca da tron o trieu tien - anh: reuters

Lãnh đạo Kim Jong Un trong một lần đi chỉ đạo ở trang trại nuôi cá da trơn ở Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Hãng tin Kyodo News đưa tin đây là năm thứ 11 liên tiếp, Đại Hội đồng đã thông qua nghị quyết có nội dung tương tự nhưng động thái lần này đánh dấu lần thứ hai LHQ kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét các hành vi vi phạm của Triều Tiên bao gồm hành hình, cưỡng hiếp và tra tấn để chuyển cho ICC.

Trước cuộc bỏ phiếu của LHQ ngày 18-12, nhà ngoại giao của Triều Tiên Ri Song Chol đã lên án nghị quyết và cho rằng động thái này là một bước đi chính trị và "dựa trên tất cả sự dối trá và bịa đặt".

Nghị quyết được thông qua với 119 phiếu thuận và 48 phiếu trắng. Trung Quốc, Nga và Iran nằm trong số 19 quốc gia bỏ phiếu chống.

Trang News 1 đưa tin nghị quyết của LHQ cũng ảnh hưởng đến chính sách về Triều Tiên của chính quyền Seoul. 

Phát ngôn viên Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết Seoul phải xem xét nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ trước khi nối lại tour du lịch đến khu vực Núi Kumgang của Bình Nhưỡng.

"Mục tiêu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ là nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đối với dự án du lịch Núi Kumgang chúng tôi phải xem xét lại các mục tiêu của nghị quyết trừng phạt và các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế" - phát ngôn viên Jeong Joon Hee cho biết.


Obama trình quốc hội kế hoạch đóng của nhà tù Guantanamo

Tổng thống Obama nói ông đã trình kế hoạch đóng cửa nhà tù này lên Quốc hội Mỹ và lưu ý rằng ông có thể dùng quyền của mình nếu quốc hội phủ không đồng ý kế hoạch.

nhung nguoi bieu tinh mac ao tu bieu tinh yeu cau dong cua guantanamo - anh: afp

Những người biểu tình mặc áo tù biểu tình yêu cầu đóng cửa Guantanamo - Ảnh: AFP

Theo BBC, ngày 18-12, tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18-12 đọc thông điệp cuối năm trước khi lên đường đến San Bernardino để thăm gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố khiến 14 người thiệt mạng này.

Bài diễn văn và chuyến thăm San Bernardino là những công việc cuối cùng trong lịch trình năm 2015 của ông Obama trước kỳ nghỉ đón năm mới cùng gia đình tại Hawaii.

Trong bài diễn văn, ông Obama cho biết ông hy vọng vào đầu năm 2016 Mỹ có thể giảm số lượng tù nhân tại nhà tù Guantanano ở Cuba xuống dưới 100 người và đã trình kế hoạch đóng cửa nhà tù này lên Quốc hội Mỹ.

"Guantanamo vẫn là một trong những kim chỉ nam quan trọng trong việc tuyển dụng các chiến binh thánh chiến" - ông Obama nhấn mạnh.

Ngoài ra ông Obama cũng tuyên bố ông tự tin rằng Mỹ sẽ đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và vì thế cuộc chiến tranh dân sự tại Syria cần phải chấm dứt.

Ông Obama nhấn mạnh rằng "khu vực không luật pháp" tại Trung Đông phải được kiểm soát để các phần tử cực đoan không thể chiếm đóng. Tuy nhiên ông Obama không nói gì về việc sẽ thay đổi chiến thuật và cách tiếp cận của Mỹ với cuộc chiến đấu chống IS tại Syria và Iraq.

Bên cạnh đó, tổng thống Obama cũng công khai cho biết ông sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử của đảng Dân chủ khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục