tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Hải cảnh Trung Quốc bị nghi sử dụng tàu hộ vệ tên lửa

Ảnh chụp một con tàu mới đây cho thấy lực lượng Hải cảnh của Trung Quốc dường như đã đưa vào sử dụng một loại tàu hộ vệ tên lửa hiện đại.
hinh anh con tau duoc cho la giong tau ho ve ten lua type 054a cua trung quoc. anh: diplomat

Hình ảnh con tàu được cho là giống tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc. Ảnh: Diplomat

Một hình ảnh đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho thấy một tàu có hình dáng tương tự tàu hộ vệ tên lửa 4000 tấn Type 054A Giang Khải II được sơn ba màu đặc trưng của lực lượng hải cảnh (CCG) của nước này là trắng, đỏ và xanh, theo Diplomat.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A là loại tàu chiến đa chức năng, được triển khai để chống cướp biển ở vịnh Aden ở vùng Trung Đông từ năm 2009 và từng tham gia vào các cuộc tập trận hải quân Nga - Trung trong năm 2015. Hiện hải quân Trung Quốc có 20 tàu Type 054A và 5 tàu khác đang được chế tạo.

Các chuyên gia của Diplomat cho rằng việc có một tàu hộ vệ tên lửa trong biên chế cho phép CCG có thể tăng cường sức mạnh trên biển, bởi loại tàu này có phạm vi hoạt động lớn (khoảng 6.800 km), tốc độ tối đa 32km/h. Lượng giãn nước của Type 054A là 4.000 tấn, lớn hơn nhiều so với các tàu hải cảnh khác mà CCG đang sở hữu.

Trong vòng 5 năm, lực lượng CCG đã được bổ sung hơn 100 tàu. Tính đến năm 2016, CCG có khoảng 220 tàu các loại, trong đó có hai tàu hải cảnh mới là CCG 3901 và CCG 2901, lần lượt có lượng giãn nước là 12.000 và 15.000 tấn. Hai tàu nay lớn hơn bất kỳ các tàu tuần dương nào của các nước khác trong khu vực, thậm chí còn hơn tàu chiến lớp Shikishima của Nhật Bản có trọng lượng 6.500 tấn, từng được coi là tàu tuần dương lớn nhất thế giới.

Các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường có vai trò rất quan trọng với Bắc Kinh trong các hoạt động tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bắc Kinh từng cố tình cho tàu hải cảnh đâm va tàu cá và cả tàu chấp pháp của các nước trong khu vực. Tàu CCG 3901 được coi là công cụ quan trọng để tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục xây đảo trái phép trên Biển Đông.

Hình ảnh rò rỉ cho thấy chiếc tàu mang số hiệu 46301 không được trang bị hệ thống phóng tên lửa VLS truyền thống và chưa rõ sẽ được gắn những loại vũ khí nào, tuy nhiên nhiều chuyên gia tin rằng vòi rồng và súng máy hạng nặng sẽ được lắp đặt trên tàu. Ngoài ra tàu cũng sẽ có những thiết bị liên lạc và radar thương mại, đồng thời có khoang chứa dành riêng cho trực thăng và các máy bay không người lái. 


Đối thoại Shangri-la: Nhật răn đe Trung Quốc về an ninh Biển Đông

Tokyo sẵn sàng hỗ trợ Đông Nam Á đương đầu với các hành động đơn phương, nguy hiểm và mang tính cưỡng chế trong khu vực Biển Đông
bo truong quoc phong nhat ban gen nakatani phat bieu tai hoi nghi shangri-la, singapore, 04/06/2016 - reuters/edgar su

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu tại hội nghị Shangri-La, Singapore, 04/06/2016 - REUTERS/Edgar Su

Phát biểu trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, tổ chức tại Singapore, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật tuyên bố: Tokyo sẵn sàng hỗ trợ Đông Nam Á đương đầu với các hành động đơn phương, nguy hiểm và mang tính cưỡng chế trong khu vực Biển Đông, RFI đưa tin.
Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong bài tham luận tại Hội nghị An ninh Châu Á ngày 4/6/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani ghi nhận: "Những hoạt động bổi đắp, xây dựng đã diễn ra nhanh chóng, được thực hiện với quy mô lớn và được sử dụng cho các mục tiêu quân sự tại Biển Đông". Do vậy, "không một quốc gia nào có thể khoanh tay ngồi nhìn trước những động thái này".
Tokyo quan ngại Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, nơi hàng năm có tới một lượng hàng hóa trị giá lên tới 5 ngàn tỷ đô la qua lại. Đây cũng là một tuyến đường hàng hải huyết mạch đối với an ninh của bản thân nước Nhật. Tung hoành tại Biển Đông, Trung Quốc sẽ tiến gần hơn đến vùng Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.
Hãng tin Reuters trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật nói rằng để hỗ trợ cho các nước trong vùng Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc, Tokyo đã và đang giúp đỡ các đối tác này tăng cường khả năng tuần tra, mở các đợt tập trận chung hay hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ và trang thiết quân sự bị mới.
Reuters nhắc lại tháng 5/2016, Nhật Bản đã thông báo viện trợ trực tiếp cho quân đội nước ngoài, qua việc cho Philippines thuê 5 chiếc máy bay TC-90 King Air, giúp Manila tăng cường khả năng giám sát biển. Ngoài ra, vẫn theo Reuters, Tokyo đang có kế hoạch thắt chặt hợp tác quân sự với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Indonesia.

Vì sao Nga và Trung Quốc “thích” ứng viên Donald Trump?

Liên quan đến bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, nếu như được tham gia bỏ phiếu bầu chọn tổng thống, Nga, Trung Quốc và Tây Âu sẽ chọn ai?
neu duoc tham gia bo phieu, nga va trung quoc co le se chon ung vien donald trump. reuters/jonathan ernst

Nếu được tham gia bỏ phiếu, Nga và Trung Quốc có lẽ sẽ chọn ứng viên Donald Trump. REUTERS/Jonathan Ernst

Liên quan đến bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, nếu như được tham gia bỏ phiếu bầu chọn tổng thống, Nga, Trung Quốc và Tây Âu sẽ chọn ai? Theo tuần san L’Obs, có lẽ ông Trump sẽ thắng thế nhờ vào hai lá phiếu của Nga và Trung Quốc, RFI tường thuật.
Trong bài viết đề tựa: "Những quốc gia này thích Donald Trump hơn", L'Obs nhận định, kết quả này có lẽ sẽ làm cho Tây Âu phải giật mình, vốn dĩ vẫn thường ví ông Trump như là một phiên bản của bác sĩ Folamour tân thời, một nhân vật trong bộ phim châm biếm do đạo diễn Stanley Kubrick thực hiện năm 1964. Vì sao lại có sự đối nghịch như vậy?
Theo l’Obs, cả Nga và Trung Quốc đều không ưa gì bà Hillary Clinton. Nga không thích cựu ngoại trưởng Mỹ vì bà tỏ ra kiên quyết đối đầu với ông Vladimir Putin. Cách đây vài hôm, một quan chức ngoại giao cao cấp của Nga từng tuyên bố rằng: "Nếu như ông Trump được bầu làm tổng thống, thì quan hệ Nga – Mỹ sẽ bớt căng thẳng hơn".
Cả hai cường quốc quân sự này đều không thích bà Clinton, hay nói đúng hơn là không thích đảng Dân chủ, vì chính sách mang tư tưởng quốc tế hóa truyền thống của đảng này. Một chính sách mà trong con mắt của Moscow và Bắc Kinh chẳng khác gì là can thiệp vào nội bộ nước khác. Quan điểm này của Bắc Kinh từng được Mao Trạch Đông bày tỏ năm 1972 với đồng nhiệm đương thời, ông Richard Nixon, "Tôi thích những người bên cánh hữu hơn (…) Tôi khá là mừng mỗi khi có người bên cánh hữu lên cầm quyền" (Henry Kissinger thuật lại trong tác phẩm "Về Trung Quốc", nhà xuất bản Fayard, 2012).
L’Obs cho rằng chính quan điểm "Mỹ không thể nào bảo vệ hết cả thế giới" trong chính sách đối ngoại của ông Trump đã thật sự làm hài lòng cả Nga lẫn Trung Quốc. Theo ông Trump, nếu như Nhật Bản, Châu Âu hay Ả Rập Xê Út muốn được quân đội Mỹ bảo vệ, thì họ phải bỏ tiền ra đi đã.
Nói đi cũng phải nói lại, ít có khả năng cho thấy là cả hai cường quốc này cũng muốn thấy trước mặt mình một con người cũng khó đoán trước được như ông Trump, đang khiến cho nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại của đảng Cộng Hòa phải xoay lưng.
Nhưng việc ủng hộ các ý kiến của Trump cũng cho thấy thái độ ngờ vực của hai nước này trước ứng viên có thể Hillary Clinton. Hơn ai hết họ rất hiểu bà Clinton khi bà còn nắm giữ vai trò ngoại trưởng cho ông Barack Obama, và xem bà như là nhân vật "diều hâu". Một nhân vật mà Nga và Trung Quốc đánh giá là sẽ có những mối quan hệ rất căng thẳng, nếu bà đắc cử tổng thống. Cuối cùng L’Obs cảnh báo là trong ngoại giao, không có gì đáng sợ hơn bằng sự khó đoán.

Сhính quyền Crimea nêu các điều kiện để sẵn sàng hợp tác với Ukraine

Crimea sẵn sàng hợp tác với Ukraine sau khi tại đó chấm dứt với các nhóm phát xít quân phiệt và diễn ra việc cải thiện chính quyền.
sputnik/ yuriy lashov

Sputnik/ Yuriy Lashov

Crimea sẵn sàng hợp tác với Ukraine sau khi tại đó chấm dứt với các nhóm phát xít quân phiệt và diễn ra việc cải thiện chính quyền, người đứng đầu quốc hội Crimea Vladimir Konstantinov tuyên bố.
"Câu hỏi đặt ra là: chúng ta cần một Ukraine như thế nào? Chúng ta thấy cách Ukraine thoát khỏi bế tắc ra sao? Những bước đầu tiên đã được xác định trong thỏa thuận Minsk, nhưngngay cả đối với việc thực hiện thỏa thuận Minsk, Kiev sẽ phải chấm dứt mọi việc với các nhóm phát xít quân sự, đưa quân đội về doanh trại và cho tất cả quân nhân huy động khẩn cấp về với gia đình của họ", ông Konstantinov phát biểu tại Diễn đàn Livadia lần thứ hai về các vấn đề và triển vọng của Thế giới Nga.
Theo ông, sau đó Kiev cần thật sự khởi động lại tính nhà nước Ukraine thông qua cuộc bỏ phiếu toàn dân về các vấn đề chính của chính phủ, nâng cấp toàn bộ chính quyền thông qua bầu cử tự do và dân chủ thật sự.
"Chúng tôi muốn hàng xóm của chúng tôi là một nước Ukraine dân chủ, đảm bảo cho công dân của mình phát triển tự do trong khuôn khổ nền văn hóa họ lựa chọn, giao tiếp với nhau và với các cơ quan chức năng trong ngôn ngữ thuận tiện nhất. Và chúng tôi sẽ góp phần vào việc này", ông Konstantinov cho biết.

IS bắn vào dân thường chạy trốn khỏi Falluja

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo dùng hỏa lực để ngăn chặn người dân chạy trốn khỏi thành phố Falluja đang bị quân đội Iraq bao vây. IS dùng dân thường làm lá chắn, chống cự mạnh ở Fallujah is-ban-vao-dan-thuong-chay-tron-khoi-falluja Những người dân ở gần Falluja chờ đợi quân đội hỗ trợ. Ảnh minh họa: AFP Trong số 50.000 người dân bị kẹt lại ở Falluja, có những người bị IS bắn vào lưng khi họ cố chạy trốn, CNN hôm nay dẫn tin từ Tổ chức Hội đồng tị nạn Na Uy (NRC) cho biết. "Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xác nhận về những dân thường bị IS nhắm đến khi họ đang tìm đến nơi an toàn. Đây là điều tồi tệ nhất chúng tôi lo sẽ xảy ra với những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bỏ lại tất cả đằng sau để mưu cầu con đường sống của mình", Nasr Muflahi , Giám đốc NRC tại Iraq, nói. Những người may mắn chạy thoát tới các trại bên ngoài thủ đô Baghdad cho biết họ hầu như không được đi ra khỏi làng và thị trấn xung quanh thành phố bị bao vây. Một người kể rằng phiến quân IS đến nhà anh và nói anh cần phải đến trung tâm Falluja để làm "lá chắn sống" cho nhóm khủng bố. "Đó là một mệnh lệnh. Nếu bạn từ chối thì chúng sẽ bắn", Taleb Farhan, người dân ở Karma, vùng ngoại ô Falluja, nói. Một người dân khác tên là Thamir Ali kể lại nếu gia đình nào còn ở trong nhà, phiến quân IS sẽ đưa họ đi hoặc giết chết tại chỗ. Một nhóm gồm 32 người sau khi trốn trong đầm lầy 4 ngày, uống nước bẩn và ăn chà là, cuối cùng đã chạy thoát đến trại Abu Ghraib, ngoại ô Baghdad. Theo NRC, khoảng 3.000 gia đình đã trốn khỏi Falluja trong tháng trước. Phóng viên CNN cũng chứng kiến các tòa nhà bị phá hủy, rất ít kiến trúc gần Falluja còn nguyên vẹn, sau khi khu vực này bị liên quân và quân đội Iraq không kích. Falluja cách Baghdad khoảng 65 km, bị IS kiểm soát từ 2014, là một trong các mục tiêu quân chính phủ Iraq dự tính sẽ giành lại từ tay IS. Các lực lượng an ninh Iraq, với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân, cuối tuần qua tấn công vào khu vực gần phía nam Falluja sau khi giành lại al Nuaimiya, cách trung tâm Falluja 5 km. Bước tiến mới này có nghĩa là IS đang mất đi vị trí chiến lược cuối cùng giữa Falluja, tỉnh Anbar tới khu vực phía tây và bắc Iraq.
(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục