Mỹ định bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc nổi giận
Tàu sân bay Mỹ có mặt tại Trung Đông diệt IS
Tây Ban Nha gia hạn tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nga sẽ cấm vận thêm Thổ Nhĩ Kỳ
Nga triển khai công nghệ không gian không kích Syria

Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay...
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là hai nhà lãnh đạo châu Á có nhiều chuyến thăm nước ngoài nhất trong năm 2015 - Bloomberg cho hay.
Theo hãng tin này, ông Modi và ông Abe mỗi người đã đến thăm 23 quốc gia trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với số chuyến thăm nước ngoài của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo châu Á đứng thứ ba về số chuyến thăm nước ngoài trong năm 2015 là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người đi thăm 14 nước.
Cả ba nhà lãnh đạo trên đã có một năm bận rộn với những chuyến bay khắp thế giới nhằm nâng tầm vị thế của quốc gia mình trong một trật tự thế giới ngày càng trở nên đa cực.
“Ấn Độ không có chính sách đối ngoại thực sự cho tới khi ông Modi lên nắm quyền”, ông Kilbinder Dosanjh, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của công ty nghiên cứu Eurasia Group, nhận định.
Các chuyến thăm nước ngoài dày đặc của ông Modi trong năm nay một mặt nhằm mục đích tìm kiếm đầu tư, mặt khác nhằm thể hiện sức mạnh đang lên của Ấn Độ với tư cách nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á hiện nay.
Đối với ông Tập Cận Bình, năm 2015 là một năm “ngoại giao nước lớn”, tìm kiếm một trật tự thế giới mới và điều mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường gọi là kết quả “đôi bên cùng có lợi”.
Các chuyến thăm của ông Tập năm nay lúc trúng, lúc trượt mục tiêu.
Chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 của ông đã bị che mờ bởi chuyến thăm diễn ra song song tới nước này của Giáo hoàng Francis. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó đã có chuyến thăm Anh thành công rực rỡ, nơi ông được hoàng gia xứ sương mù đón tiếp bằng nghi lễ trọng thể nhất.
Mặc dù vậy, khi có mặt tại Paris, ông Tập đã bỏ lỡ một cơ hội PR quý giá khi không xuất hiện ở nhà hát Bataclan để tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố đẫm máu hôm 13/11. Trong khi đó, cả ông Abe và ông Obama đều đã tới nhà hát này để tưởng niệm các nạn nhân.
Sau khi thăm 30 quốc gia trong năm 2014, ông Abe thăm nước ngoài ít hơn trong năm nay do phải có mặt trong nước để thúc đẩy dự luật mở rộng vai trò cho quân đội Nhật.
Nổi bật nhất trong số các chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nhật trong năm nay là chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, nơi ông được nhận một vinh dự mà Washington đã không dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, đó là phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều thời điểm trong năm nay, ông Abe đã chậm chân hơn ông Tập Cận Bình trên mặt trận ngoại giao. Tokyo chỉ đẩy mạnh vai trò nhà cung cấp tài chính cho nhu cầu hạ tầng của châu Á sau khi Bắc Kinh mời được hơn 40 quốc gia, bao gồm Anh và Đức, tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
Tổng thống Obama, nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ thăm 11 nước trong năm 2015. Ông Obama có 5 chuyến công du quốc tế trong cả năm, trong đó dài nhất là chuyến đi vào tháng trước tới Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia để dự 3 hội nghị thượng đỉnh khác nhau.
Mặc dù vây, năm nay là năm mà ông Obama bận rộn với việc tiếp các nhà lãnh đạo nước ngoài tới thăm Nhà Trắng, trong đó có ông Tập và ông Abe.
Mỹ định bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc nổi giận
Tàu sân bay Mỹ có mặt tại Trung Đông diệt IS
Tây Ban Nha gia hạn tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nga sẽ cấm vận thêm Thổ Nhĩ Kỳ
Nga triển khai công nghệ không gian không kích Syria
Khủng bố rúng động nước Pháp, động đất Nepal và khủng hoảng nợ Hy Lạp là những sự kiện đáng nhớ trong năm 2015.
Mỹ cảnh báo nguy cơ 'luật của kẻ mạnh' trở lại Biển Đông
Mỹ không thể tuần tra Biển Đông thêm trong năm nay
Bom trọng lực hạt nhân nguy cơ châm ngòi cuộc đua vũ trang mới
Trung Quốc thất vọng trước thỏa thuận giữa Nhật Bản và Ấn Độ
Đàm phán thất bại, hai miền Triều Tiên đấu khẩu
Trong khi Trung Quốc đang hứng chịu tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, một nhà hàng ở nước này đã tính phí “làm sạch không khí” đối với mỗi thực khách.
Trung Quốc công bố các nhiệm vụ kinh tế chính trong năm 2016
Nga nêu điều kiện khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Nga sắm hàng trăm phi cơ, tàu, xe bọc thép cho quân đội
Arab Saudi lập liên minh 34 quốc gia chống khủng bố
Thổ Nhĩ Kỳ bị tố tiếp tay cho IS sản xuất chất độc thần kinh
Tổng thống Obama: "Mỹ đang ra tay chống IS mạnh hơn bất kỳ lúc nào"
50% cử tri Anh muốn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu
Tổng thống Nga hủy cuộc gặp thượng đỉnh với Thổ Nhĩ Kỳ
Nga tuyên bố sẽ không từ bỏ tư cách thành viên trong IMF
Mỹ đóng cửa hơn 1.000 trường học vì bị dọa bom
Triều Tiên "hóa sói" với Trung Quốc
Các cường quốc "đổ bê tông" ở Libya để chống IS
Mỹ bổ sung khả năng diệt hạm cho Tomahawk?
Đức từ chối đề nghị của Mỹ tăng hỗ trợ quân sự đánh IS
Người Hàn tác động đổi tên biển Nhật Bản trong sách giáo khoa ở Mỹ
Montenegro: Điểm nóng mới giữa Nga - NATO?
Quan hệ Mỹ - Nhật tốt hơn nhờ hợp tác vấn đề Biển Đông
Vợ Bạc Hy Lai được đề nghị giảm án khỏi mức án tử hình
Thổ Nhĩ Kỳ cấm quân nhân tới Nga du lịch
Khủng bố từng âm mưu thảm sát ‘kiểu Paris’ tại nước Anh
Quan chức Trung Quốc bị khủng bố giết chết
Bà Suu Kyi ra đường nhặt rác
Nga cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả của 'hành động liều lĩnh'
Nga tố Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm nghị quyết LHQ
Bầu cử vòng 2 ở Pháp: Đảng Mặt trận quốc gia thất bại
Với cam kết đóng góp tích cực và chủ động cho hòa bình thế giới, Nhật Bản đang ngày một vươn xa hơn tới Ấn Độ Dương và vùng Carribe. Thế nhưng không có khu vực nào mà Tokyo triển khai nhiều chiến dịch hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải như ở Đông Nam Á.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự