HĐXX cho biết ngày mai (3-8) sẽ triệu tập ông Trần Quý Thanh ra tòa, dù trước đó ông Thanh có đơn xin cho người đại diện ra tòa thay, nhưng vì một số nội dung không thể được làm rõ nên cần phải có mặt của ông Thanh.
Tòa hoài nghi rằng, liệu Trang Phố Núi và Phạm Công Danh có mối quan hệ nào lớn hơn quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và nhân viên hay không thì mới có thể tin tưởng nhau đến vậy.
Khai trước tòa, Phạm Công Danh khẳng định đã có người hỏi mua 10 lô đất tại TP Đà Nẵng với giá 250 triệu USD và không chọn mức giá thẩm định mà một số tổ chức khác đã từng định giá trước đó (1.260 tỷ và 2.600 tỷ).
Phạm Công Danh đã khai ra lý do mua lại NH Đại Tín với số tiền hơn 4.600 tỷ đồng giữa lúc nhà băng này âm vốn chủ sở hữu đến 2.800 tỷ, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ.
Nghe lời khuyên của Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã đổ tiền vào cứu TrustBank và cuối cùng sa lầy ở ngân hàng này. Cũng theo lời khai của Phạm Công Danh, Danh còn bị lừa khi mua lại cổ phần của nhóm bà Hứa Thị Phấn khi trả được 3.700 tỷ mới biết tài sản không bán được.
Cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng nói mình không hiểu biết gì, vì Ngân hàng Nhà nước động viên nên đã nhận tham gia tái cơ cấu, dẫn đến thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Phạm Công Danh khai tốt nghiệp bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh vào thời gian 1987 – 1991. Tuy nhiên lý lịch cho biết thời gian này, Danh sống và làm việc tại Quảng Ngãi. Xác minh tại Đại học Kinh tế TP.HCM không có sinh viên nào tên Phạm Công Danh.
Một bị cáo trong nhóm nhân viên tín dụng, kinh doanh nói rằng rất xấu hổ. Bản thân bị cáo làm việc với mong muốn ngân hàng có lãi mà nay cáo trạng ghi bị cáo gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng thì thật xấu hổ với mọi người, gia đình, đồng nghiệp.
Các bị cáo và người liên quan tiếp tục được xét hỏi về Corebanking, thuê trụ sở, ủy thác đầu tư, nhưng “nóng” hơn cả vẫn là hỏi về vụ mắc kẹt hơn 5.000 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích và thẩm vấn 12 giám đốc “hờ”.