tin kinh te

T.S Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam “trăm bề khổ” vì giữa ngã ba đường

(Tin kinh te)

Trung Quốc là một quốc gia xuất khẩu ra tất cả các nước, nên khi điều chỉnh tỷ giá thế này các nước xung quanh sẽ có các chính sách để đối phó. Một trong những chính sách đối phó là lại phá giá đồng nội tệ. Việt Nam đứng ở giữa ngã ba đường, nên sẽ trăm bề khổ sở.

 

t.s nguyen tri hieu: viet nam “tram be kho” vi giua nga ba duong

T.S Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam “trăm bề khổ” vì giữa ngã ba đường

 

Thông tin về Trung Quốc mạnh tay phá giá Nhân dân tệ được cho có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính quốc tế cũng như Việt Nam. Phóng viên Người Đồng Hành đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu về những tác động có thể của động thái này tới Việt Nam trong thời gian tới.

Pv: Thưa ông, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tác động thế nào đến Việt Nam?

T.S Nguyễn Trí Hiếu: Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ cũng giống như nhiều quốc gia khác trong thời gian vừa qua nhằm hỗ trợ xuất khẩu. GDP của Trung Quốc đã tăng trưởng chậm trong năm nay, nên muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế qua xuất khẩu, bằng cách phá giá đồng tiền của họ. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ làm tăng sự cạnh tranh của hàng xuất khẩu, giá của hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác hàng đầu về nhập khẩu. Bây giờ, thêm động thái phá giá nội tệ làm hàng Trung Quốc trở nên rẻ hơn. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng vào Việt Nam. Có thể sẽ làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam.

Tuy nhiên, điều này còn tùy theo đồng tiền được sử dụng cho thanh toán quốc tế. Nếu Việt Nam nhập khẩu hàng Trung Quốc mà thanh toán bằng Nhân dân tệ, thì hàng Trung Quốc trở nên rẻ hơn. Nếu Trung Quốc xuất khẩu hàng vào Việt Nam mà thanh toán bằng USD thì không bị ảnh hưởng nhiều.

Dù sao, một đồng tiền của 1 quốc gia xuất khẩu vào mà đồng tiền bị phá giá thì đương nhiên hàng từ quốc gia đó sẽ rẻ hơn và tạo được lợi thế cạnh tranh hơn.

Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tỷ giá của Việt Nam?

Đúng là sẽ ảnh hưởng. Chắc chắn là tỷ giá VND sẽ chịu thêm áp lực. Nếu đồng VND tăng giá, hàng xuất khẩu của mình sang Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn, do đó nó tạo 1 áp lực lên tỷ giá của Việt Nam. Nếu Việt Nam không điều chỉnh tỷ giá, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bất lợi.

Mức độ phá giá 1,9% của Trung Quốc là khá mạnh, trong khi mỗi lần Việt Nam điều chỉnh tỷ giá chỉ là 1%.

Việc Trung Quốc phá giá tiền tệ có thể sẽ kìm hãm ngân hàng trung ương Mỹ chậm tăng lãi suất, theo đó có giảm bớt tác động đến Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về nhận định này?

Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ ngân hàng trung ương Mỹ mà tăng lãi suất thì họ sẽ tăng ít lắm, chỉ 0,25%, tối đa là 0,5%. Tuy nhiên, ngay cả với mức độ đó cũng làm cho giá trị đồng USD tăng lên nhiều. Rất nhiều nhà đầu tư thế giới sẽ đổ tiền vào các tài sản định giá bằng đồng USD để kiếm lời, chính vì thế nó thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD, và USD sẽ tăng lên.

Mà Việt Nam neo "cứng" đồng VND với USD, thì giá trị đồng VND cũng sẽ tăng lên cao, theo đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu rất nhiều. Thành ra khi FED tăng lãi suất, sẽ gây 1 áp lực rất lớn lên đồng VND. Bây giờ, Trung Quốc lại phá giá đồng tiền của mình, thành ra áp lực lên tỷ giá đồng VND từ nay đến cuối năm sẽ rất lớn.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiên quyết không điều chỉnh tỷ giá. Họ muốn nhất quán trong hành động của mình. Tôi cũng hiểu họ muốn giữ sự ổn định của đồng VND, vì sự ổn định của đồng VND ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, con người, và niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cái giá phải trả cho sự ổn định đó như thế nào?

Để giữ được sự ổn định tỷ giá, NHNN sẽ phải sử dụng 1 lượng dự trữ ngoại tệ để điều chỉnh, để can thiệp vào thị trường. Tới 1 mức nào đó, NHNN liệu có chịu nổi không? Hiện có mình có 40 tỷ USD cả ngoại tệ và vàng, theo tính toán thì NHNN có thể sử dụng 5 tỷ USD để can thiệp vào thị trường, một mức chấp nhận được.

Nhưng nếu trên 5 tỷ USD thì sao? Việc NHNN giữ tỷ giá thì làm được, có khả năng làm được, vì còn có thể dùng các biện pháp hành chính khác nữa, như chặn đứng giao dịch trên thị trường tự do để khỏi bùng lên. Vấn đề là chi phí như thế nào để giữ được sự ổn định. Tôi nghĩ là chi phí có thể rất lớn.

Một loạt các đồng tiền Châu Á đã giảm giá mạnh sau khi Trung Quốc phá giá tiền tệ. Việt Nam có chịu sức ép cạnh tranh với các nước đó không?

Nó có 1 tác dụng gián tiếp. Thái Lan, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản, khi họ thấy đồng Nhân dân tệ phá giá, họ có thể có động thái phá giá thêm để bảo vệ thị trường xuất khẩu của họ. Khi họ phá giá, giá trị đồng tiền của họ lại giảm đi, và đồng USD lại tăng giá thêm. Mà Việt Nam cứ neo vào đồng USD thì mình không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc các nước xung quanh phá giá đồng tiền của họ, nhưng mà gián tiếp sẽ bị ảnh hưởng.

Nhất là Trung Quốc là một quốc gia xuất khẩu ra tất cả các nước, nên khi điều chỉnh tỷ giá thế này các nước xung quanh sẽ có các chính sách để đối phó. Một trong những chính sách đối phó là lại phá giá đồng nội tệ của họ. Họ sẽ chưa lao vào 1 cuộc chiến tranh tiền tệ đâu, nhưng mà ngấp nghé bước vào 1 cuộc chiến tranh tiền tệ. Việt Nam đứng ở giữa ngã 3 đường, nên sẽ trăm bề khổ sở.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Diễn đàn đầu tư)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Ôtô Tàu rầm rộ vào Việt Nam

Mới cập nhật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024

Tổng quan sàn giao dịch Caphouse - Có thực sự uy tín