tin kinh te

Vì sao gạo Việt không thể chen chân vào thị trường Nhật?

(tin kinh te)

Sáng 31-7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn "Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015".

cac dn gap go tim hieu co hoi dau tu, thuong mai tai dien dan xuc tien dau tu va thuong mai viet nam – nhat ban 2015 sang 31-7. anh: q.nhu

Các DN gặp gỡ tìm hiểu cơ hội đầu tư, thương mại tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2015 sang 31-7. Ảnh: Q.Như

Trong phiên thảo luận về thương mại, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến cơ hội xuất nông sản, đặc biệt là gạo sang Nhật. Bà Võ Thị Phỉ, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, cho biết công ty này đã xuất được gạo sang châu Âu, Mỹ, châu Phi. Công ty này có hẳn 500 ha trồng loại gạo japonica hạt tròn vốn là loại gạo thường dùng ở Nhật, đạt các tiêu chuẩn ISO, HACCP, có hệ thống giám sát chất lượng và bảo đảm an toàn, thế nhưng tìm mãi mà không có cơ hội vào thị trường Nhật!

Giải đáp thắc mắc cho các DN gạo nói chung, ông Nguyễn Trung Dũng, tham tán thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết Nhật có thể tự cung cấp gạo trong nội địa với các loại gạo đặc biệt mà ta không trồng được. Do đó gạo Việt xuất sang Nhật rất ít, chỉ khoảng 2 triệu USD/năm và chủ yếu là dạng đấu thầu chính phủ. Do đó muốn xuất gạo sang Nhật thì DN Việt Nam chỉ có cách liên kết với DN Nhật Bản chứ không thể trực tiếp tham gia đấu thầu. Đặc biệt, gạo Việt gần như không xuất hiện tại thị trường bán lẻ của Nhật. Gạo Việt chỉ dùng chính vào vài mục đích ở Nhật như làm hồ dán công nghiệp, xuất đi viện trợ cho châu Phi... Thay vì xuất gạo thì DN nên tìm cách chế biến gạo thành các sản phẩm như rượu, bún, bánh gạo, phở... thì mới có cơ hội.

Ông Joshitaka Kurihara, cố vấn của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), cũng khẳng định cơ hội đưa gạo sang Nhật là rất khó vì phải cạnh tranh với rất nhiều loại gạo tại Nhật lẫn gạo nhập khẩu từ nước khác. Vì vậy gạo Việt Nam dù chất lượng nhưng giá cao thì cũng thua.

Ông gợi ý hiện Indonesia dự báo rất cần gạo nhập khẩu do họ bị mưa nhiều, giảm lượng gạo tự sản xuất. Ở Indonesia có khá nhiều siêu thị Nhật, người Nhật nên sẽ cần gạo cho đối tượng này và DN Việt Nam có thể tìm cách xuất gạo sang Indonesia.

(Theo phapluattp)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Cẩm nang làm việc với người Nhật (phần 1)

7 lưu ý cơ bản trong gặp gỡ và giao thương với doanh nghiệp Nhật

“Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN của Nhật Bản”

Mới cập nhật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024

Tổng quan sàn giao dịch Caphouse - Có thực sự uy tín