tin kinh te

Vào TPP: Điện, xăng dầu, vận tải...chịu áp lực cải cách mạnh nhất

(Thuong mai)

Với ngành điện, xăng dầu hay vận tải, nếu vào TPP, đây sẽ là những ngành chịu áp lực cải cách mạnh nhất, quyết định nhất" - Chuyên gia kinh tế TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

 

Hiệp định TPP vừa được 12 nước đối tác thông qua ngày 5/10 tại Atlanta (Hoa Kỳ). Với 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại, TPP có những đặc điểm khác biệt về tiếp cận thương mại toàn diện, hơn hẳn, theo tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định thương mại tự do khác (FTAs) khác.

Theo đánh giá của T.S Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), TPP là sân chơi mới, có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Hiệp định này sẽ có cơ hội lớn để thúc đẩy cải cách trong nước và phát triển nhưng cũng đặt ra thách thức lớn và áp lực rất lớn để cải cách. Ngay cả quy trình ban hành văn bản cũng phải rõ ràng, minh bạch hơn.

Theo T.S Cung, về lâu về dài, lợi thế từ TPP đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam trong sân chơi toàn các “ông lớn” chỉ có được khi và chỉ khi chúng ta chú trọng cải cách thể chế kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn nữa.

"Việt Nam được xem là nền kinh tế kém phát triển nhất trong TPP, nếu không cải cách, chúng ta sẽ đón nhận thách thức thay vì lợi thế”, ông Cung nhấn mạnh.

Cùng đồng quan điểm này, T.S Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện CIEM nhấn mạnh thêm: Để thực hiện được mục  tiêu này, các DNNN Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ nhất trong đó đi đầu là những doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ công như điện, xăng dầu, vận tải, công nghệ thông tin.

"Với Việt Nam, dịch vụ công và DNNN không phải đơn giản có thể thay đổi và cải cách ngay được khi chưa có một áp lực từ hội nhập từ bên ngoài. Với ngành điện, xăng dầu hay vận tải, nếu vào TPP, đây sẽ là những ngành chịu áp lực cải cách mạnh nhất, quyết định nhất”, ông Thành nhấn mạnh.

Còn theo T.S Lưu Bích Hồ, nguyên Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Môi  trường kinh doanh và các quy định, quy tắc của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, chính sách thuế, hải quan của Việt Nam đã được cải cách song vẫn còn rất chậm. Dù TPP còn 18 tháng nữa để các bên đặt bút ký chính thức song đây là quãng thời gian rất ngắn, khối lượng công việc lại rất nhiều, đòi hỏi bộ máy phải gồng mình mới làm được.

"Trong khi đó, Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam với những trọng tâm đột phá về rút ngắn thời gian nộp thuế, hải quan, bảo hiểm…. đã được thực hiện 2 năm qua nhưng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn và có nhiều nút thắt khó gỡ. Chính vì vậy, cần sự chủ động cải cách từ các bộ ngành, địa phương doanh nghiệp thay vì chỉ kêu gọi cải cách, hội nhập của chuyên gia, các nhà đàm phán", ông Lưu Bích Hồ nói.

(Theo Dân Trí)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Trung Quốc – châu Âu có thể liên thủ chống TPP

TPP: Ấn Độ lo mất thị phần Mỹ vào tay Việt Nam

Vào TPP, gỗ và dệt may tận dụng tối đa lợi thế để xuất khẩu

TPP, lợi và... lo

Mới cập nhật

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024