tin kinh te

TPP gõ cửa từng nhà, Việt Nam thay đổi những gì?

(Thuong mai)

TPP mở ra nhiều cơ hội bước ngoặt cho Việt Nam. Chúng ta phải chuẩn bị những gì? Lãnh đạo Bộ Công thương chia sẻ trong buổi họp báo đang diễn ra tại Hà Nội...

gia ga nhap va ga trong nuoc - do hoa: tan dat

Giá gà nhập và gà trong nước - Đồ họa: Tấn Đạt

Chiều 9-10, Bộ Công thương đã họp báo công bố thông tin ban đầu về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm để chuẩn bị cho TPP

Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, trưởng đoàn đàm phán, hiện chưa thể cung cấp chi tiết hiệp định. Tuy nhiên, những thông tin ban đầu, đánh giá tác động đã được Bộ Công thương công bố khá chi tiết…

Bộ Công thương khẳng định kết quả TPP cho thấy VN đã kiên trì đàm phán và đã đạt được lợi ích cốt lõi. Các cam kết đều phù hợp với định hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Với ngành nông nghiệp, Bộ Công thương công nhận với một số chủng loại nông sản Hoa Kỳ và một số nước khác có thể mạnh, sức ép với hàng VN là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, nhất là thịt lợn, thịt gà.

Một số mặt hàng khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì Bộ Công thương nêu những sản phẩm này ta vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn, trong nước dù sao cũng đã quen với cạnh tranh như sữa, đậu tương, ngô, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc…

Một số sản phẩm công nghiệp như thép, giấy, ô tô Bộ Công thương cho rằng VN cũng có thể bị gây khó khăn.

“Tuy nhiên, có cơ sở cho rằng sức ép cạnh tranh không lớn vì những sản phẩm của ta hướng đến nhắm đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm các nước TPP thường nhắm tới phân khúc thị trường cao cấp”- ông Khánh nói

Về mua sắm của cơ quan Chính phủ, theo ông Trần Quốc Khánh, trong TPP, về cơ bản các nước cam kết sẽ sử dụng hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà thầu, không được áp dụng biện pháp ưu tiên nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ trong nước.

Trả lời câu hỏi về thách thức của ngành chăn nuôi và nhiều ngành khác, ông Trần Quốc Khánh khẳng định ất nhiều cam kết của VN theo lộ trình, tác động với nhiều ngành sẽ không đến ngay lập tức, mà có lộ trình. Như ngành chăn nuôi, đúng là thực sự khó khăn.

“Nhưng đây không phải lần đầu tiên ta hội nhập. Ta đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, rồi một số FTA với một số mạnh về chăn nuôi như Úc. Bên cạnh đó, tôi khẳng định ngành chăn nuôi nếu tính từ năm nay có ít nhất 10 năm để chuẩn bị đối đầu sức ép thuế 0%”- ông Khánh nói.

Các thách thức về xã hội, Bộ Công thương nêu khi cạnh tranh tăng, có thể làm một số doanh nghiệp khó khăn, kéo theo thất nghiệp.

Tuy nhiên, phần lớn các nền kinh tế TPP không cạnh tranh trực tiếp, ngoại trừ một số mặt hàng nông nghiệp, còn lại họ đều có có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khác VN. Vì vậy, những tác động đến VN, theo Bộ Công thương, sẽ mang tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

do hoa: tan dat - vo huong

Đồ họa: Tấn Đạt - Võ Hương

(Theo Báo Tuổi Trẻ)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Lương tối thiểu vùng 2016: Không thể nói “suông” khi tham gia TPP

Bối cảnh đặc biệt của TPP

TPP: Góc nhìn "tỉnh táo" cho Việt Nam từ chuyên gia quốc tế

Financial Times: TPP sẽ mang lại lợi ích "kép" cho Việt Nam

Mới cập nhật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ

THPT Chuyên Hà Nội AMSTERDAM: Triển lãm khoa học Science Fair 2024 - FeliCity

TUẦN NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM 2024 - NEU CAREER WEEK 2024

Tổng quan sàn giao dịch Caphouse - Có thực sự uy tín