tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 21-07-2016

  • Cập nhật : 21/07/2016

Đến Trung Quốc, tư lệnh Mỹ tuyên bố tiếp tục tuần tra biển Đông

Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson ngày 20-7 khẳng định các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.

Trong chuyến viếng thăm một căn cứ hải quân Trung Quốc ngày 20-7, Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson khẳng định các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trên biển Đông theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Trao đổi với chỉ huy Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc - chuẩn đô đốc Viên Dự Bách, tư lệnh Richardson "đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động hợp pháp và đảm bảo an toàn của hải quân Mỹ tại biển Đông và các nơi khác" - theo thông báo của hải quân Mỹ.

Ông Richardson tái khẳng định lập trường bấy lâu của Mỹ, cho rằng các lực lượng hải quân và không quân của Mỹ có thể di chuyển và tổ chức hoạt động ở bất kỳ nơi đâu mà luật pháp quốc tế cho phép. "Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thường kỳ và hợp pháp trên thế giới, bao gồm cả biển Đông. Chúng tôi sẽ không thay đổi điều này".

Ông Richardson cho biết mước Mỹ rất hoan nghênh việc phát triển sâu rộng mối quan hệ giữa hải quân hai nước. Tuy nhiên, vị tư lệnh Mỹ cũng nhắc nhở: "Chúng ta đánh giá lẫn nhau dựa trên hành động và hệ quả chứ không chỉ dựa trên lời nói".

tau do bo tan cong uss boxer di qua bien hoa dong de tham gia cuoc tap tran ssang yong 2016 hoi thang 3-2016. anh: reuters

Tàu đổ bộ tấn công USS Boxer đi qua biển Hoa Đông để tham gia cuộc tập trận Ssang Yong 2016 hồi tháng 3-2016. Ảnh: Reuters

Hồi cuối tuần qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã cảnh báo các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải của các nước tại biển Đông có thể kết thúc "trong thảm họa". Tờ Tân Hoa xã ngày 20-7 đưa thông điệp cho rằng các nước bên ngoài biển Đông không nên can thiệp vào khu vực để gây ra các rắc rối "ngoài ý muốn".

Trong thời gian qua, Mỹ cùng một số quốc gia như Úc và Nhật Bản đã tổ chức nhiều hoạt động tuần tra trên biển Đông với danh nghĩa là bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển.

Các tàu khu trục và tàu tuần tra của Mỹ đã có một số lần tiếp cận một số đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đi sâu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo. Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ thái độ tức giận và đe dọa sẽ phản ứng cứng rắn nếu cảm thấy bị đe dọa.

Ngày 12-7 vừa qua, Tòa Trọng tài quốc tế đã đưa ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố "quyền lịch sử" trong vùng biển mà họ áp đặt "đường chín đoạn". Chính phủ Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài và khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo và căn cứ trên biển Đông.

Hơn 50.000 người mất việc vì đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Hơn 50.000 người đã bị bắt giữ, sa thải hoặc đình chỉ công tác sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ.

mot can cu quan su o ankara bi hu hai nang ne sau cuoc dao chinh. anh: ap

Một căn cứ quân sự ở Ankara bị hư hại nặng nề sau cuộc đảo chính. Ảnh: AP

Theo BBC, cuộc thanh trừng những người bị cho là thuộc phe đảo chính mở rộng vào hôm 19/7, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục và các cơ quan chính phủ.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin số lượng người bị sa thải hoặc buộc từ chức bao gồm: 15.200 giáo viên và các cán bộ giáo dục khác, 1.577 chủ nhiệm khoa các trường đại học, 8.777 nhân viên Bộ Nội vụ, 1.500 nhân viên Bộ Tài chính, 257 người làm việc trong văn phòng của thủ tướng. 

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng những người này đã liên kết với giáo sĩ Fethullah Gulen đang lưu vong tại Mỹ, người bị cáo buộc chỉ đạo cuộc đảo chính. 

Ngoài ra, 24 kênh phát thanh và truyền hình bị cáo buộc liên kết với ông Gulen đã bị rút giấy phép, 6.000 quân nhân cùng 9.000 cảnh sát cũng bị sa thải, 3.000 thẩm phán bị đình chỉ công tác.

Thủ tướng Binali Yildirim nói rằng nhà truyền giáo này cầm đầu một "tổ chức khủng bố".

"Chúng ta sẽ nhổ cỏ tận gốc", ông Yildirim tuyên bố.

Thổ Nhĩ Kỳ đang hối thúc Mỹ dẫn độ Gulen trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Erdogan hôm 19/7, theo Nhà Trắng.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng cho biết việc dẫn độ sẽ được quyết định theo thỏa thuận song phương.  Việc loại bỏ cùng lúc hàng nghìn quan chức ở Thổ Nhĩ Kỳ gây quan ngại tới các quan sát viên quốc tế. Liên Hợp Quốc kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ cần đảm bảo thực thi đúng luật pháp và bảo vệ quyền con người.

canh sat tho nhi ky bat giu do doc atilla demirhan va mot nhom quan nhan o mersin hom qua. anh: ap

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ Đô đốc Atilla Demirhan và một nhóm quân nhân ở Mersin hôm qua. Ảnh: AP

Bộ trưởng Nội vụ Bavarian Joachim Herrmann cho biết ông lo ngại sự kiện hôm 15/7 sẽ gây ra "chia rẽ sâu sắc" ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể làm nảy sinh bất ổn trong cộng đồng lớn người Thổ đang sinh sống tại Đức.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Martin Schulz, cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành "trả thù" chống lại các đối thủ. Ông cũng cho biết cuộc tranh luận xung quanh việc Tổng thống Erdogan muốn khôi phục lại án tử hình đã bãi bỏ từ năm 2004 là "vô cùng đáng lo ngại". Liên minh châu Âu cảnh báo động thái này có thể sẽ kết thúc đàm phán về việc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối.

Theo số liệu chính thức, 232 người chết và 1.541 người bị thương trong vụ đảo chính bất thành đêm 15/7.

Mặc kệ Trung Quốc, Úc tiếp tục tuần tra biển Đông

Tư lệnh Không quân Úc hôm 19-7 cho hay ông muốn nhìn thấy tàu chiến và máy bay nước này tiếp tục hoạt động thường xuyên ở biển Đông.

“Không quân Úc sẽ tập trung vào việc xây dựng và khuyến khích một trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp. Không quân sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác và các lực lượng không quân khác cùng chí hướng để xác định xem chúng ta có thể đóng góp thực tế như thế nào để đảm bảo tự do hàng hải” - tờ ABC dẫn lời Leo Davies, Tư lệnh không quân Hoàng gia Úc (RAAF).

ABC cho hay tính đến nay Úc đã tiến hành 32 chuyến bay tuần tra và RAAF khẳng định số máy bay tuần tra ở biển Đông tương đương với những năm trước.

mot chuyen tuan tra bien dong cua raaf. anh: raaf

Một chuyến tuần tra biển Đông của RAAF. Ảnh: RAAF

Dù không đề cập trực tiếp đến tên Biển Đông, ông Davies cho hay Úc sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu cam kết quốc tế được nêu ra trong Sách Trắng Quốc phòng  của nước này trong năm nay.

“Chúng ta cần điều các máy bay P3, máy bay tiếp dầu và tàu hải quân. Chúng ta cần tới nơi có các láng giềng và thực hiện những gì mà chúng ta đã làm trong 30, 40 năm qua” - ông Davies khẳng định.

Trước đó, một nhà cố vấn cho chính phủ Trung Quốc có tên Ruan Zongze đã lớn tiếng cảnh báo rằng Úc thực hiện tự do hàng hải một cách khiêu khích trên biển Đông là thiếu sáng suốt và không nên nối gót Mỹ.

Ngoài ra, theo Financial Review, đáp lại thông báo trên từ Không quân Úc, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đã chuẩn bị các “biện pháp đối phó” nếu Úc tuần tra biển Đông.

Vị quan chức trên nói rằng quan điểm của Úc đã gây bất lợi cho nền tảng chính trị trong mối bang giao hai nước và không có lợi cho sự ổn định chính trị, đặc biệt là ở biển Đông.

Những lời bình luận trên từ phía Trung Quốc được đưa ra khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tái khẳng định cam kết hai nước tiếp tục ứng phó với “bất kỳ thách thức nào ở Thái Bình Dương”

Mỹ xem xét yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20-7 chính thức buộc tội 99 tướng quân đội liên quan tới vụ đảo chính bất thành hôm 15-7 trong khi chiến dịch thanh trừng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Hiện hơn 50.000 người đã bị bắt, sa thải hoặc ngưng việc do bị xem là “bất trung” với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Đáng chú ý, phạm vi thanh trừng mở rộng sang lĩnh vực giáo dục và truyền thông. Chưa hết, nhà chức trách ra lệnh cấm toàn bộ học giả xuất cảnh sau khi cho ngưng việc hơn 15.000 nhân viên giáo dục, tước giấy phép của 21.000 giáo viên và kêu gọi mọi hiệu trưởng trường đại học từ chức.

tong thong tho nhi ky tayyip erdogan chao nguoi ung ho tai tp istanbul hom 19-7 anh: reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chào người ủng hộ tại TP Istanbul hôm 19-7 Ảnh: REUTERS

Cùng ngày, Tổng thống Erdogan chủ trì cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia lần đầu tiên kể từ sau vụ đảo chính. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết một trong những nội dung bàn luận chính là đặt quân đội dưới sự giám sát dân sự - một chủ đề được tranh luận lâu nay trong chính trường Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, một quan chức giấu tên nói với tờ The Washington Post rằng cuộc họp còn bàn về đề xuất cải tổ quân đội, như cho quốc hội nhiều tiếng nói hơn trong quyết định ngân sách quốc phòng.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ vẫn cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ đứng sau vụ đảo chính. Phát biểu trước quốc hội hôm 19-7, Thủ tướng Binali Yildirim nói ông Gulen đang đứng đầu một “tổ chức khủng bố” và Ankara quyết tâm “nhổ rễ”, thể hiện qua con số người bị thanh trừng ngày một tăng. Song song đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Gulen về nước đối mặt công lý cũng như gửi kèm một số hồ sơ có chứa chứng cứ về sự dính líu của ông này đến vụ đảo chính.

Trong cuộc điện đàm đầu tiên kể từ sau vụ đảo chính, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 19-7 thúc giục ông Erdogan hành động phù hợp với những giá trị dân chủ của hiến pháp đất nước, đồng thời cam kết hỗ trợ Ankara điều tra vụ đảo chính. Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Trắng không nói rõ liệu sự giúp đỡ có bao gồm việc dẫn độ ông Gulen hay không. Trong tuyên bố cùng ngày, ông Gulen thúc giục Washington từ chối yêu cầu dẫn độ mình cũng như bác bỏ cáo buộc ông đứng sau vụ đảo chính.

Bất kỳ bất đồng nào liên quan đến số phận ông Gullen đều có thể khiến quan hệ Mỹ - Thổ thêm căng thẳng giữa lúc Ankara đang là đối tác quan trọng trong cuộc chiến tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Washington đứng đầu. Hiểu được điều này, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh Bộ Tư pháp và các cơ quan khác đang xem xét tài liệu của phía Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ hành động theo hiệp ước dẫn độ tội phạm giữa hai nước.

8 nghị sĩ Đài Loan lên đảo Ba Bình trái phép

Khoảng 20 nghị sĩ, ngư dân Đài Loan hôm nay lên máy bay, tàu, di chuyển trái phép tới đảo Ba Bình, một tuần sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông.

dao ba binh, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: presstv

Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: PressTV

 

8 nghị sĩ từ đảng Dân tiến cầm quyền và Quốc dân đảng đối lập của Đài Loan do ông Chiang Chi-chen dẫn đầu hôm nay đã bay trái phép từ huyện Bình Đông tới đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo CNA. 

Các nghị sĩ này thăm những cơ sở quân sự, trạm khí tượng, thiết bị điện Mặt Trời và vệ tinh mà Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo, trước khi bay trở về.

Trưa nay, 12 ngư dân Đài Loan cũng lên 5 tàu xuất phát từ phía nam Bình Đông để tới đảo này, nhằm duy trì cái họ cho là "quyền đánh cá của Đài Loan" đối với vùng biển.

Ban đầu, 10 tàu cá định tham gia kế hoạch đến Ba Bình, nhưng sau đó 5 tàu rút lui do nhận được cảnh cáo từ cơ quan quản lý nghề cá.

Chen Chun-chung, chủ một tàu cá phát động sự kiện, nói một quan chức nghề cá ở Đài Loan cảnh báo tàu của ông sẽ bị tước giấy phép hoạt động nếu đi tới hòn đảo. Tàu của Chen chỉ được phép di chuyển giữa Đài Loan, Trung Quốc đại lục, đặc khu hành chính Hong Kong.

Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" trong đường 9 đoạn Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Ba Bình chỉ là đảo đá, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Đài Loan đã phản đối phán quyết này, đồng thời điều tàu cảnh sát biển, hải quân tới tuần tra trái phép ở Ba Bình.

Theo China Post, ba tàu Đài Loan đã hiện diện trái phép hoặc đang trên đường tới Ba Bình, bao gồm tàu tuần tra 1.000 tấn Taitung, tàu tuần tra 1.800 tấn Wei-hsing và tàu hộ vệ tên lửa Ti-hua lớp Kangding.

Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2, là thực thể lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đài Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình và bố trí lực lượng cảnh sát biển đồn trú trái phép tại đây.

Trước những hành động trái phép của Đài Loan ở đảo Ba Bình, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần yêu cầu Đài Bắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không tái diễn bất cứ hành động nào làm leo thang căng thẳng, phức tạp thêm tình hình, đồng thời có những đóng góp tích cực vào nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Bộ tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài tiến hành ở hai khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục