Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể thường xuyên bị cho là vạ miệng, nhưng thực tế, có thể đằng sau đấy là những toan tính rất cụ thể của một chiến lược gia.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte luôn tìm cách xoa dịu căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc của chính phủ tiền nhiệm, cũng như tìm cách xích lại gần hơn với Nga. Và ông có lý do của riêng mình trong quyết định "xoay trục" này.
Trả lời truyền thông Nga trước chuyến thăm nước này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay Philippines nên có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga và Trung Quốc, vì các nước phương Tây chỉ quan tâm đến việc nói nước đôi và bỏ qua lợi ích của Philippines.
Ông Duterte cho hay cá nhân ông không chống lại Washington, nhưng Manila cần một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại để tách khỏi các lợi ích của Mỹ. “Tôi không có gì chống lại Mỹ cả, (Tổng thống Mỹ) Trump là một người bạn. Nhưng chính sách đối ngoại của tôi đã thay đổi. Tôi muốn thỏa thuận với Trung Quốc và Nga. Bởi trong thế giới phương Tây, nó là cuộc nói chuyện nước đôi… Phương Tây đối xử như thể Philippines vẫn là thuộc địa. Chắc các vị đùa! Chúng tôi là một quốc gia độc lập. Tôi muốn đất nước tôi được đối xử với phẩm giá”, ông Duterte nói.
Tổng thống Duterte đã nhiều lần bày tỏ mong muốn các nước như Trung Quốc và Nga cung cấp vũ khí cho Philippines.
Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết nước này đã ký kết hợp đồng mua bán vũ khí với Công ty Công nghệ Poly, một trong những hãng xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Trung Quốc.
Và trong chuyến thăm Moskva và St. Petersburg tới đây, ông Duterte dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tương tự với Nga. Trả lời trước chuyến thăm, Tổng thống Philippines cho hay ông sẽ không để cho an ninh quốc gia của Manila phụ thuộc vào Washington. "Nếu đất nước chúng tôi sụp đổ, ai sẽ vực nó dậy? Mỹ ư? Chúng tôi cần vũ khí… Nga bán vũ khí, không có điều kiện gì. Với Mỹ thì đó là một câu chuyện khác. Họ tạo ra điều kiện. Nhưng tôi sẽ không quỳ gối ", ông Duterte nhấn mạnh.
Tổng thống Duterte cũng cho biết ông không muốn Philippines bị kéo vào cuộc đối đầu của Mỹ với Trung Quốc: “Họ muốn tôi chiến đấu với Trung Quốc. Với cái gì cơ? Tôi có tên lửa hành trình sao? Đó sẽ là một cuộc thảm sát! Và gì nữa? Chúng tôi sẽ ngồi trên bàn thương lượng và sẽ như kiểu – tôi muốn cái này, và họ nói tôi muốn cái kia. Trông tôi có ngu ngốc không?”
Ông Duterte dự kiến sẽ đặt chân tới Moskva ngày 22/5 và có chuyến thăm Nga kéo dài 5 ngày.
Trần Minh/Báo Tin Tức
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể thường xuyên bị cho là vạ miệng, nhưng thực tế, có thể đằng sau đấy là những toan tính rất cụ thể của một chiến lược gia.
Ba nữ bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Nhật Bản và Australia cùng có mặt tại Đối thoại Shangri-La đều là những phụ nữ giàu kinh nghiệm và nổi tiếng cứng rắn trong giới quân sự nước mình.
Dù “không thể trông cậy” vào Mỹ, nước Đức của Thủ tướng Angela Merkel cũng gặp nhiều khó khăn nếu muốn tận dụng mối quan hệ song phương với Trung Quốc.
Dù đều là thành viên Cộng hòa, cùng đảng với ông Trump, song họ khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để tìm ra sự thật trước nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Căng thẳng giữa Đức và Mỹ khởi đầu từ hôm 30-5 đến mức độ mà báo chí quốc tế đánh giá là “căng thẳng chưa từng thấy”.
Hai tuần sau khi thắng cử, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang thu hút được sự ủng hộ từ đông đảo quần chúng.
Giới quan sát nhận định một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên thời điểm này có thể là lối thoát thành công cho Tổng thống Mỹ Donald Trump khỏi những bất lợi chính trị, khỏi khả năng bị luận tội hoặc bị điều tra vì những mối liên hệ với Nga.
Sau một vài năm cố gắng ngồi vào bàn đàm phán, Nga cảm thấy mình bị cô lập với phương Tây như hồi Xô Viết. Trong nỗ lực phá thế cô lập này, ông Putin đã thực hiện một chiến lược cao tay, đó là đưa quân tham chiến vào Syria và sau đó, một làn sóng khủng bố đã tấn công châu Âu vào năm 2015.
Thành công kinh tế là điều không cần bàn cãi ở Singapore, nhưng đảo quốc này vẫn đang tiếp tục chỉnh sửa, học hỏi để xứng tầm văn hóa văn minh.
Theo lời khai của cựu Giám đốc Tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu Brazil JBS Joesley Batista, Tổng thống Brazil Michel Temer đã nhận 4,6 triệu USD hối lộ từ công ty này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự