Những người được coi là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường giữ khoảng cách và hiếm khi tham gia các cuộc trò chuyện bên lề với quan chức phương Tây.

Lịch sử đang diễn biến rất nhanh và không quay lui. Thế lực mới muốn viết trang lịch sử mới bằng cách đẩy văng thế lực cũ. Có hai cục diện trong diễn trình này của lịch sử.
10 ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng loan báo: “Chuyến thăm sẽ tạo ra cơ hội để mở rộng hợp tác Mỹ - Trung về các vấn đề toàn cầu, khu vực và song phương, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập đề cập đến những bất đồng một cách xây dựng”.
Thông báo đó thể hiện rõ thực tế chuyển biến nhanh kể từ khi ông Tập gặp ông Obama vào tháng 11-2014.
Lần đó, phát biểu của ông Obama đầy lạc quan: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng lợi ích hai quốc gia tùy thuộc rất nhiều vào sự thành công của nhau. Tôi tin sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc ngày càng phát triển đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ”.
Ông Obama cũng khẳng định Mỹ hoan nghênh một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng, ổn định và bày tỏ mong muốn tiếp tục các cuộc thảo luận với ông Tập. Nhưng từ đó đến nay hai bên hợp tác thì ít, đối đầu thì nhiều.
Thời điểm đó chưa có việc Trung Quốc san lấp xây căn cứ trên Biển Đông, “cắm dùi” ở đó rồi “cấm cửa” thiên hạ, đầu tiên chính là Mỹ. Sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương thay vì được xem là “mang lại lợi ích cho Trung Quốc” lại bị báo chí và dư luận Trung Quốc xem là mục tiêu cần triệt hạ.
Một tờ báo Trung Quốc đe rằng: “Các đường băng mới (trên các bãi đá mới bồi lấp ở Trường Sa) sẽ giúp hải quân Trung Quốc tấn công nhiều cứ điểm của quân đội Mỹ được thiết lập với sự trợ giúp của Nhật, Philippines, Úc...”.
Tất nhiên Mỹ không tự trói tay. Trước mối đe dọa đó, đầu tiên Mỹ phát động chiến dịch “tố giác” trước cả thế giới hành vi san lấp vì mục đích quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa qua truyền hình CNN.
Sau đó, các quan chức Mỹ không ngớt lên án Trung Quốc bằng những tuyên bố đanh thép, mới đây nhất là Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain. Có phải đây chính là một trong những bất đồng mà ông Obama và ông Tập sẽ “đề cập đến những lĩnh vực một cách xây dựng”?
Mới đây, CNN dự báo: “Tổng thống Obama nói rõ rằng ông muốn Bắc Kinh phải ngừng xây dựng các cơ sở quân sự ở vùng biển tranh chấp trong Biển Đông. Ông cũng mong muốn Trung Quốc ngăn chặn cuộc tấn công mạng vào các cơ quan chính phủ, tổ chức của Mỹ”.
Ngược lại, ông Tập muốn Mỹ trả lại hàng trăm kẻ tội phạm kinh tế Trung Quốc đã bỏ trốn sang Mỹ cùng với tài sản của họ. “Ông cũng muốn Mỹ không dính vào các công việc riêng của Trung Quốc ở châu Á” - CNN cho biết.
Không quá khó để hiểu “các công việc riêng của Trung Quốc” là âm mưu thôn tính Biển Đông cũng như biển Hoa Đông và muốn Mỹ “xê ra”.
Lịch sử đang diễn biến rất nhanh và không quay lui. Thế lực mới muốn viết trang lịch sử mới bằng cách đẩy văng thế lực cũ. Có hai cục diện trong diễn trình này của lịch sử.
Trước khi cuộc đối đầu này đi đến kết cục, một chiến dịch thôn tính sẽ phải hoàn tất. Thành ra cục diện không chỉ là “trâu bò húc nhau”, mà là thôn tính để bành trướng. Nếu chỉ nhằm tránh “trâu bò húc nhau” mà quên đi đe dọa bành trướng thì sẽ bị nuốt không kịp ngáp.
Còn việc hai ông Tập và ông Obama sẽ nói gì với nhau, gia giảm như thế nào vẫn không thể bên ngoài dòng chảy lịch sử mà người ta muốn “vẽ” ra. Năm nay nói thế, năm sau nói khác, làm khác cũng chả sao.
Những người được coi là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường giữ khoảng cách và hiếm khi tham gia các cuộc trò chuyện bên lề với quan chức phương Tây.
Có thể nói quyết định mạo hiểm bất ngờ tuyên bố từ chức của ông Tsipras, buộc Hy Lạp phải tổ chức bầu cử sớm trong bối cảnh lực lượng cực tả trong đảng Syriza công khai thể hiện sự phản đối, đã được đền đáp. "Canh bạc của ông Alexis Tsipras" đã thành công bước đầu, đó là nhận định chung của nhiều nhà phân tích về tình hình ở Athens những ngày qua.
Những lần dự đám tang của các cựu quan chức cấp cao giúp ông Tập phát đi thông điệp mạnh mẽ đến mọi thành phần trong đảng.
Giữa suy thoái kinh tế và bốn bề lệnh trừng phạt, Tổng thống Putin còn đang "đau đầu" vì một thực trạng khác: chảy máu chất xám. Nhiều người Nga thành đạt, giàu có đã và đang rời quê hương để đến Đức, Mỹ, Phần Lan, Israel…
Cục diện cuộc đua giữa các ứng cử viên Cộng hòa đã có sự thay đổi mạnh mẽ...
Chính trường Australia biến chuyển bất ngờ với việc ông Tony Abbott rời khỏi vị trí lãnh đạo chính phủ “xứ sở Chuột túi”, điều đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận những ngày qua.
Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được Trung Quốc tung hê như chuyến công du của Đặng Tiểu Bình 35 năm trước, nhưng giới chuyên gia lại có cái nhìn kém lạc quan hơn.
Vì là Chủ nhiệm văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Hongkong nên tuyên bố hôm 12/9 của ông Trương Hiểu Minh, được coi là lời cảnh báo nghiêm túc đối với hệ thống chính trị tam quyền phân lập của đặc khu hành chính này.
Bảy năm trước, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Lehman Brothers, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, đã phá sản khi thị trường nhà đất sụp đổ.
11 ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 của Đảng Cộng hòa tối 16-9 (giờ địa phương) tập trung tại Thư viện Quốc hội Ronald Reagan cho cuộc tranh luận thứ hai. Sự chú ý một lần nữa lại dành cho tỉ phú Donald Trump.
ứng viên tranh cử tổng thống Mỹtranh cử tổng thống mỹ năm 2016
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự