Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn kiểm soát được tình hình chính trị trong nước và khi liên minh đảng CSU/CDU vẫn còn thì rất khó để có thể lay chuyển vị thế chính trị của nhà nữ lãnh đạo này.

Khoản chi lớn nhất trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton đến nay là tiền lương trả cho 511 nhân viên...
Bà Hillary Clinton đã chi 26 triệu USD cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ trong mùa hè năm nay, nhiều hơn bất kỳ ứng cử viên nào khác của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa - Reuters đưa tin.
Cựu đệ nhất phu nhân, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người thất bại trước đối thủ Barack Obama trong cuộc bầu cử 2008, đã đổ tiền vào quảng cáo truyền hình, thu thập dữ liệu thăm dò dư luận, và các hoạt động quảng bá trên các phương tiện kỹ thuật số để tiếp cận được nhiều cử tri nhất có thể.
Khoản chi lớn nhất trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton đến nay là tiền lương trả cho 511 nhân viên được thuê làm việc cho chiến dịch này - theo dữ liệu công bố ngày 16/10.
Chi tiêu mạnh là vậy nhưng bà Clinton đang cố giữ thế cân bằng mong manh. Bà vừa muốn chi tiêu để xây dựng một chiến dịch vận động tranh cử “không ai bằng”, mặt khác cũng muốn kiểm soát các khoản chi để ngân sách của chiến dịch tranh cử không vượt khỏi tầm kiểm soát.
Điều này xuất phát từ kinh nghiệm trong lần tranh cử tổng thống năm 2008. Khi đó, chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton tốn kém đến nỗi bà phải vay nợ và cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ nhân viên của bà đã bị lộ ra trước dư luận.
Lần này, các trợ lý tranh cử của bà Clinton thể hiện rõ những nỗ lực tiết kiệm chi tiêu. Họ đi xe bus thay vì đi tàu, dùng chung phòng trong khách sạn bình dân. Rất ý thức việc tiết kiệm chi phí, nhưng chiến dịch tranh cử của bà Clinton không vì thế mà không tốn kém.
Nữ ứng cử viên tổng thống duy nhất của đảng Dân chủ đã chi 560.000 USD để thuê máy bay tư nhân, và còn nợ công ty cho thuê máy bay một khoản 65.000 USD nữa. Ngoài ra, bà còn chi 71.000 USD cho công tác an ninh văn phòng; 31.000 USD tiền bản quyền nhạc và các nội dung truyền thông khác. Số tiền mà bà Clinton chi cho phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là 4.000 USD.
Trong quý 3 vừa qua, bà Clinton huy động được 28 triệu USD tiền tài trợ tranh cử. Theo đánh giá của các chuyên gia, ứng cử viên này sẽ còn huy động được những khoản tài trợ lớn nữa trong những tháng tới.
Các nhà tài trợ cho bà Clinton trong quý 3 vừa qua chủ yếu là các nhà tài trợ nhỏ. Có tới 93% các khoản tài trợ cho ứng cử viên này là những khoản dưới 100 USD. Trợ lý của ứng cử viên này cho biết họ đặt mục tiêu huy động 100 triệu USD và lấy con số này để hoạch định ngân sách tranh cử.
Với số tiền lớn huy động được và khối tài sản cá nhân không hề nhỏ, bà Clinton khó có khả năng cạn ngân sách tranh cử. Tuy nhiên, nếu ngân sách tranh cử bắt đầu bị thắt chặt, số nhân viên lớn mà bà Clinton huy động cho chiến dịch sẽ trở thành gánh nặng. Trong trường hợp như vậy, các ứng cử viên thường cắt giảm nhân viên hoặc thu hẹp cơ sở vì lo ngại sẽ tạo ra ấn tượng về một chiến dịch “có vấn đề”.
Sau bà Clinton, hai ứng cử viên chi nhiều thứ hai và thứ ba cho chiến dịch tranh cử trong mùa hè năm nay là Jeb Bush và Ben Carson cùng của đảng Cộng hòa. Tuy vậy, tổng số tiền mà ông Bush và ông Carson chi ra mới chỉ bằng số tiền mà chiến dịch của bà Clinton đã chi.
Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn kiểm soát được tình hình chính trị trong nước và khi liên minh đảng CSU/CDU vẫn còn thì rất khó để có thể lay chuyển vị thế chính trị của nhà nữ lãnh đạo này.
Ngoài các chính trị gia nổi bật như Putin, Merkel và Obama, danh sách những người quyền lực nhất thế giới còn có Giáo hoàng và lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn.
Trải qua thời thanh, thiếu niên gian khó, ông Tập Cận Bình đã vươn lên trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang gửi đi thông điệp rằng bà không muốn trở thành “Obama thứ hai” tại Nhà Trắng.
Tiết lộ mới cho thấy thủ đô Hà Nội từng suýt trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân của Mỹ trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Giữa các ứng cử viên Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng có sự chênh lệch lớn về số tiền huy động được trong quý 3...
Váy áo hợp mốt, duyên dáng tự tin, bà Bành Lệ Viện trở thành một thế lực mềm, vừa giới thiệu với thế giới gương mặt hiện đại của Trung Quốc, vừa tuyên truyền tư tưởng của giới lãnh đạo nước này.
Theo báo chí Trung Quốc phanh phui, thị trường mua quan bán chức ở nước này từng rất nhộn nhịp. Ghế càng cao, bổng lộc càng lớn thì giá càng cao.
Bà Hillary hiện là ứng viên sáng giá cho chức Tổng thống thứ 45 của Mỹ mặc dù một số nghị sỹ Cộng hòa phủ nhận điều này.
Bí thư Đảng ủy Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có thể sẽ là chìa khóa để ông Tập kiểm soát bộ máy an ninh quyền lực, phục vụ cho chiến dịch chống tham nhũng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự