Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm lễ nhậm chức nhiệm kỳ 6 năm trưa ngày 7-5 (giờ Mátxcơva). Trước giờ nhậm chức, nhà lãnh đạo Nga vẫn tranh thủ giải quyết nốt những việc còn tồn đọng trong nhiệm kỳ cũ.

Việc Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì vừa được bầu vào Bộ Chính trị được xem là dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy công tác ngoại giao để đưa Trung Quốc thành cường quốc toàn cầu.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc REUTERS
Ông Dương được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hôm 25.10, trở thành quan chức ngoại giao có quyền lực nhất của nước này kể từ ông Tiền Kỳ Tham, người nắm vị trí ngoại trưởng và phó thủ tướng dưới thời của Chủ tịch Giang Trạch Dân (1993-2003), theo tờ South China Morning Post.
Giới chuyên gia ngoại giao cho rằng động thái trên không chỉ công nhận năng lực cũng như đóng góp của ông Dương trong việc thực hiện chính sách ngoại giao của Chủ tịch Tập Cận Bình mà còn tạo đà thúc đẩy nền ngoại giao Trung Quốc khi nước này tìm cách mở rộng lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể xa hơn nữa.
Với việc lọt vào Bộ Chính trị, ông Dương, 67 tuổi, sẽ có triển vọng trở thành phó thủ tướng Trung Quốc phụ trách lĩnh vực ngoại giao trong kỳ họp quốc hội vào tháng 3.2018. Hai người tiền nhiệm của ông là Đường Gia Truyền và Đới Bỉnh Quốc không được bầu vào Bộ Chính trị.
Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định với South China Morning Post việc ông Dương được nâng vị thế như trên có thể là dấu hiệu cho thấy ngoại giao là lĩnh vực quan trọng để làm làm gia tăng lợi ích của Trung Quốc và không còn bị xem nhẹ nữa.
Còn ông Evan Medeiros, cựu cố vấn hàng đầu về châu Á dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, gọi sự thăng tiến của ông Dương là “bước phát triển lịch sử cho chính sách ngoại giao Trung Quốc”. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình muốn thúc đẩy công tác ngoại giao nhằm đưa Trung Quốc lên đóng vai trò dẫn đầu ở châu Á và toàn cầu, theo ông Medeiros.
Văn Khoa
Theo Thanhnien.vn
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm lễ nhậm chức nhiệm kỳ 6 năm trưa ngày 7-5 (giờ Mátxcơva). Trước giờ nhậm chức, nhà lãnh đạo Nga vẫn tranh thủ giải quyết nốt những việc còn tồn đọng trong nhiệm kỳ cũ.
Từ chỗ vừa xây dựng năng lực răn đe hạt nhân vừa phát triển đất nước, Bình Nhưỡng giờ đây tuyên bố muốn tập trung hẳn vào việc tái thiết nền kinh tế. Phải chăng ông Kim đang muốn làm "Đặng Tiểu Bình của Triều Tiên"?
Ba nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin chứa đầy những sóng gió và thay đổi, không chỉ đối với nước Nga mà còn cả thể giới. Quyết định tái tranh cử của ông được nhà báo Nga Viktor Marakhovsky phân tích ra sao?
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại APEC vừa rồi khá là thành công, tuy nhiên ông cũng cho biết, hai bên cần tìm kiếm cơ hội để thảo luận chi tiết về mối quan hệ song phương.
Một viên chức của Nhà Trắng đã mô tả ông Powell như một sự lựa chọn "an toàn" cũng như là ứng cử viên phù hợp nhất với ông Trump.
Ông Lý Cường được giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tin tưởng với kinh nghiệm làm thư ký của chủ tịch Tập.
Sáng 25-10, danh sách các Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 đã chính thức được công bố, một ngày sau khi Đại hội 19 kết thúc.
Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện, ông Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng Nhật tại nhiệm lâu nhất từ sau Thế chiến II.
Trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Tổng thống Putin không những đã đưa nước Nga trở lại là cường quốc trên bàn cờ thế giới, mà còn chuẩn bị được đội ngũ lãnh đạo trẻ kế nhiệm mình trong nhiều năm tới.
Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Putin lại bất ngờ sụt giảm trước tuần sinh nhật của Tổng thống Nga.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự