Ông Trần Đạo Ngân đang là một Phó giáo sư Học viện Chính pháp Thượng Hải có những phát biểu "toạc móng heo" về thượng tầng quyền lực Trung Nam Hải.

Nếu ông Obama đã để lại vấn đề gì cho ông Trump, thì đó không phải là nền kinh tế Mỹ quá yếu, mà là thị trường lao động quá mạnh.
Đối với một tổng thống thích nói đến vấn đề tạo ra việc làm như ông Donald Trump, thì xem ra ông đã có một khởi đầu mạnh mẽ: đã có 863.000 việc làm được tạo ra tại Mỹ trong 5 tháng tại vị đầu tiên của Trump.
Dù con số đó chưa bằng với 908.000 việc làm trong 5 tháng cuối cùng của cựu tổng thống Barack Obama, nhưng cũng rất sít sao và tốt hơn so với kì vọng.
Dĩ nhiên, 5 tháng đầu tiên của ông Trump là tốt hơn nhiều so với 5 tháng đầu tiên của ông Obama, khi 3 triệu việc làm bị mất đi. Đó là vì vào thời điểm ông Obama nhậm chức, nước Mỹ đang phải trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi cuộc Đại Suy thoái 1929-1930.
Ngược lại, ông Obama đã bàn giao lại cho ông Trump một nền kinh tế được giới chuyên gia xem là “toàn dụng nhân công” (full employment). Tỉ lệ thất nghiệp vào ngày nhậm chức của ông Trump là 4,8%, và kể từ đó con số này đã liên tục giảm xuống, rồi chạm mốc 4,4% hồi tháng 6 vừa qua.
Ở tình trạng toàn dụng nhân công, các doanh nghiệp lại đang gặp khó khăn trong việc tìm được lượng nhân công đủ trình độ có sẵn cho các vị trí mà họ cần.
Thật vậy, nếu ông Obama đã để lại vấn đề gì cho ông Trump, thì đó không phải là nền kinh tế Mỹ quá yếu, mà là thị trường lao động hầu như quá mạnh. Giới doanh nghiệp có lẽ đã tuyển nhân công nhanh hơn nếu họ không gặp phải trong việc tìm được người mà mình mong muốn. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy có 6 triệu việc làm chưa tìm được người, con số cao nhất kể từ khi cơ quan này bắt đầu theo dõi dữ liệu hồi năm 2000. Đây là tin vui cho những người đang tìm việc. Số người bỏ việc đang nhiều gần gấp đôi so với số người đang bị cắt giảm việc làm hoặc sa thải – một dấu hiệu của thị trường lao động mạnh mẽ.
Con số 863.000 việc làm của ông Trump trong 5 tháng đầu nhậm chức vẫn ít hơn con số 955.000 việc làm trong cùng kì năm ngoái dưới thời Obama. Nó cũng thua con số 1 triệu việc làm trong 5 tháng đầu nhiệm kì thứ hai của ông Obama, và 1,2 triệu việc làm trong 5 tháng đầu nhiệm kì thứ hai của cựu tổng thống George W. Bush.
Nền kinh tế Mỹ đã mất 400.000 việc làm trong 5 tháng đầu tiên của thời ông Bush hồi năm 2001, nhưng khi đó nước này đang bị suy thoái.
Ngược dòng lịch sử xa hơn nữa, 5 tháng đầu tiên của cựu tổng thống Bill Clinton đã tạo ra thêm 948.000 việc làm trong nhiệm kì đầu tiên (năm 1993) và 1,4 triệu việc làm trong nhiệm kì thứ hai (năm 1997).
Dù vậy, những con số của ông Trump có thể vẫn còn được cải thiện vì các số liệu trong tháng 5 và tháng 6 hiện vẫn chỉ là sơ bộ, và những tháng khác cũng có thể được cập nhật lại.
Lê Thanh Hải
Theo nhipcaudautu.vn
Ông Trần Đạo Ngân đang là một Phó giáo sư Học viện Chính pháp Thượng Hải có những phát biểu "toạc móng heo" về thượng tầng quyền lực Trung Nam Hải.
Ngày 10/7 đánh dấu 6 tháng đầu nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Dù kết quả Đại hội 19 có thế nào, cá nhân người viết cho rằng xu thế thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc xuống phía Nam cũng sẽ không thay đổi.
Thái Kỳ được bổ nhiệm vượt nhiều cấp trong thời gian ngắn để nắm giữ vị trí "trấn thủ" Bắc Kinh giúp ông Tập Cận Bình.
Tổng thống Nga V.Putin là người công khai tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường lãnh đạo bởi, theo ông, trật tự đó đi ngược lại chính các giá trị dân chủ mà phương Tây cổ súy. Vì thế mà ông đã bị “nhà nước ngầm” tuyên bố là “kẻ phá hoại trật tự thế giới của Mỹ”.
Một trong những cam kết giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử là loại bỏ và viết lại các thỏa thuận thương mại tự do có Mỹ tham gia. Song đến nay, sau sáu tháng nhậm chức, nhiều lời hứa vẫn chưa thành hiện thực.
Một số báo ở Anh như tờ Daily Mail và The Sun đưa ra giả thuyết cho rằng, Tổng thống Nga Vladimira Putin có thể đang đứng trước âm mưu của những “thế lực ngầm” nào đó đang săn lùng lộ trình của Chuyên cơ số 1 của ông để bắn hạ nó.
Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 7/7, thời gian đã kéo dài hơn dự định và ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh điện đàm là không đủ.
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump đụng tới truyền thông Mỹ - quyền lực thứ tư tại đất nước này sau tam quyền phân lập.
Bà Carrie Lam nhậm chức trong bối cảnh Hong Kong đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị và bất bình đẳng kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự