Tướng Tanasak tuyên bố rằng nếu là phụ nữ, ông sẽ yêu ngay một người “tử tế” như Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhưng hiện tại Ả Rập Saudi đang phải đối mặt với lỗ hổng ngân sách lớn, thậm chí phải đi vay tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong năm nay, đài CNN (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia phân tích cho biết “vương quốc dầu mỏ” đã "đốt" hết 62 tỉ USD dự trữ ngoại tệ và vay 4 tỉ USD từ các ngân hàng địa phương chỉ trong tháng 7. Riyadh cũng lần đầu tiên phát hành trái phiếu kể từ năm 2007.
Kết thúc năm 2015, dự kiến thâm hụt ngân sách của Ả Rập Saudi sẽ vào khoảng 20 % GDP. Tổ chức Nghiên cứu kinh tế Capital Economics (trụ sở London – Anh) ước tính tổng thu nhập quốc dân của Ả Rập Saudi sẽ giảm 82 tỉ USD trong năm 2015, tương đương 8 % GDP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Riyadh còn thâm hụt ngân sách tới năm 2020.
Một nửa sản lượng kinh tế và 80 % tổng sản phẩm quốc dân của Ả Rập Saudi đến từ doanh thu dầu mỏ nên việc giá dầu sụt giảm từ 107 USD/thùng (tháng 6-2014) xuống còn 44 USD/thùng (hiện tại) là nguyên nhân khiến Ả Rập Saudi gặp khó khăn.
Thêm vào đó, nhằm bảo vệ thị phần dầu mỏ toàn cầu của OPEC, Riyadh từ chối cắt giảm sản lượng khai thác dẫn đến tình trạng dư thừa. Ả Rập Saudi cũng mất một lượng tiền không nhỏ chi cho ngân sách quân sự can thiệp vào Yemen và chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
Thống đốc Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Saudi (SAMA) Fahad al-Mubarak tháng trước cảnh báo Riyadh sẽ phải tăng cường vay mượn trong những tháng tới. Các nhà phân tích cho rằng Ả Rập Saudi có thể phát hành khoảng 5 tỉ USD trái phiếu mỗi tháng cho đến cuối năm nay, một số trái phiếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu lãi suất toàn cầu tiếp tục tăng lên, Riyadh sẽ trở lại vị thế dự trữ tiền mặt chứ không phải đi vay mượn như hiện tại.
Cuối tháng 6 rồi, dự trữ ngoại tệ của Ả Rập Saudi vẫn lên đến 660 tỉ USD.
Tướng Tanasak tuyên bố rằng nếu là phụ nữ, ông sẽ yêu ngay một người “tử tế” như Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Sức ép tiếp tục dồn lên Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó sức ép từ chính các nhà tài phiệt nước này không hề nhỏ. Sau tỷ phú Khodorkovsky, đến lượt ông chủ nhà băng Pugachyov khởi kiện Chính phủ Nga đòi 15 tỷ USD.
Glendon Scott Crawford , thành viên của hội kín Ku Klux Klan, đã lên kế hoạch sử dụng một thiết bị bắn tia X điều khiển từ xa, được hắn gọi là “công tắc Hiroshima”, nhằm giết hại người Hồi giáo và tổng thống Barack Obama.
Tiết lộ của cơ quan chống tham nhũng Malaysia về số tiền 700 triệu USD được chuyển vào tài khoản cá nhân của Thủ tướng Najib lại càng làm dấy lên nhiều câu hỏi.
Tỷ phú bất động sản Donald Trump, ứng cử viên nổi bật của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 tính đến thời điểm này, vừa tuyên bố sẵn sàng tự chi 1 tỷ USD tiền túi nếu cần thiết, để giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Khí đốt là vũ khí lợi hại của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng có lẽ nền kinh tế dựa vào thế mạnh dầu thô đã khiến cho vị lãnh đạo này chưa được một ngày bình yên dù cuộc đối đầu với Phương Tây liên quan đến Ucraina đã bắt đầu căng thẳng.
Tỉ phú Donald Trump không “gây bão” bằng phát ngôn sốc như những lần xuất hiện trước đó trong khi các đối thủ đảng Cộng hòa lại tỏ ra lời lẽ sắc bén hơn.
Kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính của Tổng thống Mỹ Obama được xem là động thái cuối cùng và cực kỳ quan trọng trong hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng của ông.
Cuộc đua trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã bắt đầu nóng lên, nhưng với quá nhiều bất ngờ cho đến nay, khó có thể dự đoán ai sẽ giành chiến thắng.
Trong khi công cuộc “đả hổ” gặp phải trở lực lớn, lãnh đạo thế hệ thứ năm ở Trung Quốc lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cầm quyền chưa từng có trên mặt trận kinh tế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự