Nữ thẩm phán Jacqueline Nguyen được Tổng thống Obama khen ngợi là người tiên phong luôn tận tụy với công việc.

Ngày 18-1, ba ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, đã có màn “đấu khẩu” quyết liệt trước thềm cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở bang Iowa.
Bà Clinton, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Thống đốc Maryland Martin O’Malley “so găng” trong cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp trên kênh NBC và Youtube từ Charleston, bang South Carolina.
Trên thực tế, cuộc đua của Đảng Dân chủ chỉ diễn ra giữa hai đối thủ chính Clinton và Sanders, còn O’Malley gần như đã bị gạt ra bên lề.
Màn trình diễn của các ứng cử viên Dân chủ trong cuộc tranh luận cuối cùng trước cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa trong hai tuần tới sẽ quyết định cơ hội chiến thắng của từng người. Do đó, cuộc đối đầu giữa bà Clinton và ông Sanders diễn ra rất căng thẳng và quyết liệt.
Ra đòn thẳng tay
Vài giờ trước cuộc tranh luận, Thượng nghị sĩ Sanders gây sốc khi công bố đề xuất thành lập một hệ thống bảo hiểm y tế cho mọi người dân Mỹ. Ông khẳng định cơ chế này sẽ giúp các gia đình Mỹ tiết kiệm hàng nghìn USD tiền bảo hiểm y tế mỗi năm.
Ông cũng cam đoan rằng nó sẽ giúp nền kinh tế Mỹ tiết kiệm 6.000 tỉ USD trong 10 năm tới so với hệ thống hiện tại. Nhưng kế hoạch của ông Sanders đòi hỏi chính phủ tăng thuế đáng kể đối với các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ.
Tại cuộc tranh luận, cựu Ngoại trưởng Clinton chỉ trích dữ dội sáng kiến của ông Sanders là sẽ phá bỏ luật bảo hiểm y tế Obamacare của Tổng thống Barack Obama. Đến nay Obamacare đã cung cấp bảo hiểm y tế cho thêm 19 triệu người Mỹ.
“Phá bỏ hoàn toàn và xây dựng lại từ đâu. Tôi nghĩ đó là phương hướng sai lầm” - bà Clinton lên án.
Phản ứng lại, ông Sanders giải thích kế hoạch của ông được xây dựng trên những thành công mà hệ thống Obamacare đã có chứ không phải là lật đổ nó. Sau đó bà Clinton tấn công việc ông Sanders không quyết liệt ủng hộ kiểm soát súng đạn.
“Ông ta đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) và ngành công nghiệp súng đạn nhiều lần” - bà Clinton nhấn mạnh.
“Ông ta đã bỏ phiếu cho phép đưa súng lên tàu hỏa, đi vào các công viên quốc gia. Ông ta bỏ phiếu chống lại nghiên cứu tìm cách cứu tính mạng người dân trước bạo lực súng đạn. Đừng quên rằng mỗi ngày có 90 người chết vì bạo lực súng đạn tại nước ta” - bà Clinton tung đòn dữ dội.
Lịch sử có thể lặp lại
Bà Clinton cũng giễu cợt chúc mừng ông Sanders vì đã thay đổi quan điểm đối với đề xuất bà đưa ra về việc cho phép kiện các công ty sản xuất súng đạn.
Ông Sanders bào chữa bằng cách nói rằng ông từng nhiều lần nỗ lực thúc đẩy các chương trình ngăn chặn súng đạn rơi vào tay kẻ xấu và cũng đã đứng lên đối đầu với NRA. (NRA là tổ chức vận động hành lang cho ngành công nghiệp súng đạn Mỹ, rất có ảnh hưởng ở Washington D.C).
Đến lượt mình, ông Sanders lên án bà Clinton có quan hệ quá thân cận với các tỉ phú và sẽ không mạnh tay trấn áp những hành vi sai trái của các ngân hàng phố Wall. Về chính sách đối ngoại, bà Clinton cho biết đã có kế hoạch chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq, và chấm dứt nội chiến Syria.
Trong khi đó, ông Sanders cảnh báo việc đưa thêm lực lượng Mỹ tới Trung Đông sẽ là sai lầm. Ông mô tả một cuộc phiêu lưu mới của Mỹ ở Trung Đông sẽ là “thảm họa”.
Theo khảo sát hôm qua của NBC/Wall Street Journal, bà Clinton đạt tỷ lệ ủng hộ 59% từ giới cử tri Dân chủ trên toàn quốc, trong khi ông Sanders chỉ có 34%. Ứng cử viên O’Malley chỉ có 2% tỷ lệ ủng hộ.
Tuy nhiên ở bang Iowa và New Hampshire, hai bang tổ chức bầu cử sơ bộ đầu tiên, bà Clinton và ông Sanders đang so kè sát sao.
Do đó nhiều người ủng hộ bà Clinton lo ngại lịch sử có thể sẽ lặp lại, cựu Ngoại trưởng Mỹ có thể sẽ thất bại trước ông Sanders giống như đã thua trước Thượng nghị sĩ Barack Obama hồi năm 2008.
Nữ thẩm phán Jacqueline Nguyen được Tổng thống Obama khen ngợi là người tiên phong luôn tận tụy với công việc.
Giới truyền thông Mỹ đánh giá cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa ngày 14-2 tại Greenville, bang South Carolina, là màn đấu khẩu nảy lửa nhất kể từ khi chiến dịch tranh cử bắt đầu.
Ai cũng biết bà Aung San Suu Kyi có chồng và 2 con song mãi đến cuối năm 2011, chuyện tình của nhà lãnh đạo phong trào dân chủ ở Myanmar mới được kể lại khá chi tiết
Hai ngày sau thất bại ở cuộc bầu cử sơ bộ bang New Hampshire, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tấn công dữ dội Thượng nghị sĩ Bernie Sanders trong cuộc tranh luận trên truyền hình ở Wisconsin ngày 12-2.
Việc Trump có thể trở thành ông chủ Nhà Trắng đang gây lo ngại tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)...
Nhiều người đặt câu hỏi rằng gia đình ông Obama sẽ trở về Chicago hay tới New York và ông sẽ viết sách hay đi dạy sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào tháng 1/2017.
Bà Thái Anh Văn, người đứng đầu Đài Loan, là nữ lãnh đạo đầu tiên của châu Á có gia đình không liên quan chính trị.
Có vẻ ngoài mềm yếu, nhưng Thái Anh Văn, người vừa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan, lại là một nhà đàm phán kiên định với hiểu biết sâu rộng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể hiện sự ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ trong bài phát biểu thông điệp liên bang, nhưng ông thể hiện sự phản đối mạnh mẽ nhắm vào các ứng viên Đảng Cộng hòa.
Truyền thông Mỹ nhận định ông Obama sẽ không kịp hoàn thành toàn bộ các mục tiêu trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự