tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

"Người Việt dở là thiếu đoàn kết trong làm ăn"

  • Cập nhật : 20/08/2015

(Tin kinh te)

"Cái dở tệ của người Việt Nam là thiếu đoàn kết trong hùn hạp làm ăn, lúc nào cũng muốn mình có cái gì, không nghĩ đến người khác cần cái gì, muốn cái gì".

Sau khi giới thiệu các câu hỏi tư vấn làm giàu, khởi nghiệp, báo Dân trí đã nhận được nhiều bình luận, chia sẻ, góp ý của các độc giả lẫn các chuyên gia. Dưới đây, xin giới thiệu một ý kiến góp ý rất tâm huyết của độc giả Huynh Tri Si.

"Mấy hôm nay tôi đọc những lời tư vấn của các chuyên gia kinh tế nhưng 70% là lý thuyết suông, không thực tế. Nên biết rằng để có khả năng làm chủ là một quá trình phấn đấu không ngừng cộng thêm yếu tố may mắn nữa. Đừng nói là 10 triệu mà có thể là 0 đồng, kể cả không bằng Trung học phổ thông vẫn có thể làm chủ được. Vì sao vậy, do là mỗi con người có một tố chất khác nhau, có một sức khỏe khác nhau, quan hệ xã hội khác nhau, sự may mắn khác nhau..., điều này quyết định đến sự thành công của một con người.

Tại sao cứ hỏi tôi có số tiền này tôi phải làm gì, với số tiền này tôi làm sao mua nhà cửa, xe cộ..mà không hỏi tại sao mình muốn làm gì? Có hoạch định kế hoạch chưa? Đang thiếu kiến thức gì cho công việc này? Có đam mê việc chuẩn bị làm hay không? Có chấp nhận trắng tay khi thất bại không? Có đủ sức khỏe và áp lực công việc không? Đây mới chính là các yếu tố chính đi đến thành công.

Theo tôi nên khuyến khích tự học hỏi không ngừng, tự mày mò nghiên cứu cái mình thích, khi tự thấy đủ điều kiện, đủ năng lực mới bước ra làm. Nên nhớ không phải ra làm chủ mới có nhiều tiền mà ở một vị trí làm công có tay nghề cao cũng có tiền dư giả, như người xưa nói "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".

Hiện nay, chúng ta đa phương hóa, quốc tế hóa chỉ sợ ta không đủ năng lực tiếp nhận công việc để lấy tiền nhiều. Cái dở tệ của người Việt Nam là thiếu đoàn kết trong hùn hạp làm ăn, lúc nào cũng muốn mình có cái gì, không nghĩ đến người khác cần cái gì, muốn cái gì.

Khi đội ngũ công nhân đủ trình độ nắm bắt công nghệ thì có thể tự tạo, nghiên cứu công nghệ như Trung Quốc và Nhật Bản. Một xã hội văn minh là một xã hội lấy đạo đức làm nền tảng. Dụng nhân tài để phát triển đất nước trật tự kỷ cương, mỗi người mỗi công việc, người nào việc nấy, kẻ có nhiều phước nên giúp kẻ ích phước, kẻ ít may mắn tự mình hoàn thiện chính mình. Đoàn kết lá lành đùm lá rách, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái. Đó là yếu tố mà Nhật Bản hay các nước phát triển đã thành công".

Trở về

Bài cùng chuyên mục