Ông Trần Phương Bình cùng vợ, bà Cao Thị Ngọc Dung và 3 con gái đang là một trong những nhóm cổ đông lớn nhất tại DongA Bank và Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Đỗ Duy Hiếu cho rằng việc thừa kế doanh nghiệp không quan trọng bằng đưa công ty phát triển tốt. Do đó nếu không đủ khả năng, nữ CEO này sẵn sàng tìm người khác điều hành.
Dưới đây là những chia sẻ của Đỗ Duy Hiếu - Giám đốc điều hành, Công ty Thép Việt, đơn vị sở hữu gần 62% cổ phần của Pomina (POM), đồng thời là con gái của ông trùm thép Việt - Đỗ Duy Thái trong chương trình "Những bài học thực tế từ doanh nghiệp gia đình thời hội nhập", diễn ra tại TP HCM mới đây.
- Là một người rất nữ tính, dịu dàng, tại sao chị lại quyết định đi theo nghề thép?
- Từ nhỏ tới lớn, thấy ba mẹ quá cực khổ, bươn chải, nên ngay khi còn đi học tôi đã luôn nghĩ là học cái gì để có thể về hỗ trợ và giúp đỡ gia đình. Sau đó, tôi tốt nghiệp loại ưu khoa quản trị kinh doanh tài chính, Đại học Houston (Mỹ).
Ban đầu khi mới về, tôi làm ở vị trí nhân viên và... sốc. Sốc không phải vì con gái chủ tịch lại làm nhân viên phòng tài chính mà vì thiếu kinh nghiệm sống và ứng xử. Lúc đó, tôi hơi nản nhưng rồi sau một thời gian thì mọi việc cũng ổn và thấy công việc rất thú vị. Hiện tại, tôi đang phụ trách về phần thương mại (lúc trước phần này ba mẹ làm) nên giờ họ có thể nghỉ ngơi phần nào.
- Còn khá trẻ, vậy làm thế nào để chị có thể vượt qua nhiều người thân, họ hàng khác để lên nắm vị trí Giám đốc điều hành của công ty?
- Hội đồng quản trị gồm 12 thành viên đều là anh em thế hệ thứ nhất của ba tôi. Đúng là khi vừa vào công ty, đã có 5-6 anh chị họ khác (thuộc thế hệ thứ hai như Hiếu) là những người đã có rất nhiều kinh nghiệm, trong khi tôi là người nhỏ tuổi nhất nên lúc đó chỉ nghĩ mình cố gắng làm sao để bằng họ đã là may.
Điều may mắn là gia đình lớn của chúng tôi rất xem trọng giá trị văn hoá và từ đó phản chiếu vào văn hoá công ty nên trong quá trình làm việc rất thuận tiện, mọi thành viên trên dưới đều đồng thuận, đoàn kết và yêu thương nhau.
Nhưng sau đó, nhiều anh chị có những hướng đi riêng, với lại ngành thép khá nặng nhọc và cũng không có nhiều sức hấp dẫn để giữ họ ở lại công ty nên tôi phải đảm trách công việc thôi.
- Là con sếp, chị thường gặp phải những áp lực gì?
- Với tôi, không có áp lực phải kế thừa gia nghiệp. Ai là CEO không quan trọng, quan trọng là công ty phát triển thế nào. Nếu không có khả năng thì trách nhiệm mà tôi và anh chị em phải gánh là đi tìm người có khả năng để điều hành cơ ngơi mà cả gia đình đã gây dựng.
Nhưng cũng may, khi bắt tay vào công việc, tôi được mọi người trong công ty nhìn bằng hình ảnh của chính mình chứ không phải dành cho con gái của chủ tịch nên việc học hỏi thuận lợi hơn rất nhiều. Tôi cũng luôn quan niệm, làm gì cũng phải làm hết mình, nỗ lực hết sức còn kết quả thế nào không quan trọng.
- Việc học tập tại nước ngoài giúp gì cho chị trong việc đưa công ty phát triển nhanh?
- Khi đi học ở nước ngoài thì không chỉ học về kiến thức mà còn học về lối sống, suy nghĩ. Tôi nhận ra sự khác biệt rất lớn giữa hai môi trường đào tạo. Chẳng hạn lúc học cấp hai ở Việt Nam, tôi cảm nhận dường như chỉ có một lối mòn suy nghĩ còn học ở nước ngoài bạn bị bắt buộc phải suy nghĩ liên tục theo nhiều hướng, nên nó giúp mình sáng tạo hơn, năng động hơn.
Nhớ lại thời điểm mới bước chân qua nước ngoài học, mình chọn môn lịch sử để làm bài kiểm tra. Lúc đó, tôi đã viết hết 4 trang giấy nhưng kết quả là điểm thấp cực kỳ. Tôi đã khóc rất nhiều và hỏi thầy giáo bị sai chỗ nào mà điểm thấp như vậy. Thầy liền trả lời không sai nhưng bài viết không có cái gì là quan điểm riêng của tác giả mà chỉ là chép lại nguyên văn những gì đã có nên điểm thấp.
Từ đó, tôi rút ra được rất nhiều bài học và thấy rằng mình cần phải có suy nghĩ và chính kiến của cá nhân đồng thời chấp nhận quan điểm khác biệt của người khác để hợp tác làm việc tốt hơn.
Nhờ vậy, đến nay khi làm việc gì ngoài chính kiến của bản thân, tôi cũng luôn biết cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để đưa ra quyết định tốt nhất.
- Làm thế nào để chị có thể vừa đảm việc công ty, vừa lo việc nhà?
Ông Trần Phương Bình cùng vợ, bà Cao Thị Ngọc Dung và 3 con gái đang là một trong những nhóm cổ đông lớn nhất tại DongA Bank và Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 100 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới. Điều đặc biệt là hơn một nửa trong số đó là các đại diện đến từ nước Mỹ.
Tỉ phú Mexico Carlos Slim đang là một trong những người chịu thiệt hại nặng nề nhất khi giá vàng thế giới chạm đáy 6 năm.
Người Ấn sở hữu những tính cách, đặc điểm cực kỳ phù hợp với vị trí thủ lĩnh của một tập thể lớn.
Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC) gọi CEO Vinamilk Mai Kiều Liên là “nữ hoàng sữa” và “Margaret Thatcher của Việt Nam”.
15 ngày đầu tháng 7 giá phôi thép giảm 40-50$/tấn khiến DN thép “choáng váng". Mặc dù nhận định từ nay đến cuối năm giá thép thế giới tiếp tục xu hướng giảm, song Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long vẫn tự tin sẽ đạt lợi nhuận ít nhất bằng năm ngoái sau kết quả kinh doanh ấn tượng quý II.
“Hội nhập hiện là xu thế tất yếu, chúng ta không có quyền lựa chọn”, ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu (GIBC), nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PepsiCo Đông Dương, nhìn nhận.
Sau cổ phần hóa, với sự chung tay của các cổ đông chiến lược do ông Đỗ Quang Hiển dẫn đầu, Vegetexco không đơn thuần là một doanh nghiệp kinh doanh rau củ quả nữa.
Cổ phiếu hãng sản xuất huyết tương tại Trung Quốc tăng mạnh đã giúp đại gia gốc Việt nâng số tài sản lên 4,2 tỷ USD hiện tại.
Có ít nhất bốn lĩnh vực mà các nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ quan tâm và muốn đầu tư vào Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự