“Nếu bạn mua những thứ mà mình không cần, sẽ đến một lúc nào đó bạn phải bán đi những thứ mà mình thực sự cần” – Warren Buffett.

Buffett đọc từ 600 đến 1.000 trang sách mỗi ngày khi bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình và cho đến nay ông vẫn dành khoảng 80% quỹ thời gian mỗi ngày cho việc đọc.
Một lần khi được hỏi về chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mình, huyền thoại xứ Omaha, Warren Buffett, đã chỉ vào chồng sách ở gần và nói: "Tôi đọc 500 trang sách như vậy mỗi ngày. Đó là cách thu nạp kiến thức. Nó tích lại giống như một lãi kép. Tất cả các bạn đều có thể làm được song tôi đảm bảo rằng không phải ai cũng muốn làm điều đó."
Buffett nghiêm khắc tuân thủ thói quen này. Ông đọc từ 600 đến 1.000 trang sách mỗi ngày khi bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình và cho đến nay ông vẫn dành khoảng 80% quỹ thời gian mỗi ngày cho việc đọc.
Khi 19 tuổi, ông vô tình có được một bản sao cuốn sách "Nhà đầu tư Thông minh” của huyền thoại phố Wall Benjamin Graham. Đây là một trong những thời điểm may mắn nhất trong cuộc đời của ông, như lời ông nói, vì cuốn sách đã cho ông một nền tảng kiến thức để đầu tư. Buffett cho biết Graham là nhân vật có ảnh hưởng lớn thứ hai trong cuộc đời ông chỉ sau cha đẻ của ông.
Buffett nói: "Công việc của tôi chỉ là nắm được càng nhiều thông tin và dữ liệu và thỉnh thoảng xem liệu điều đó có dẫn đến một hành động nào đó không. Chúng tôi không đọc những ý kiến của người khác. Chúng tôi muốn thu nhận những cứ liệu và sau đó suy ngẫm." "Để đầu tư thành công trong đời không cần phải có chỉ số IQ quá cao, những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh khác thường hay thông tin nội bộ. Mà cái cần phải có là một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể đưa ra các quyết định và khả năng không để cảm xúc lấn án trí tuệ".
Và ông không hề lẻ loi. Giống như Warren Buffett, một số không nhỏ các nhà lãnh đạo kinh doanh và doanh nhân lỗi lạc trên thế giới coi việc đọc là phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mình:
• Bill Gates đọc khoảng 500 cuốn sách mỗi năm, tương đương mỗi tuần một cuốn;
• Mark Cuban đọc trên ba giờ mỗi ngày;
• Elon Musk là một con mọt sách. Khi được hỏi làm thế nào ông học được cách chế tạo tên lửa, ông trả lời "Tôi đọc sách”;
• Mark Zuckerberg đặt mục tiêu hai tuần đọc một cuốn sách trong suốt năm 2015;
• Oprah Winfrey hàng tháng lựa chọn một trong những cuốn sách yêu thích cho các thành viên Câu lạc Bộ Sách của mình đọc và thảo luận;
Và những người này không phải là những ví dụ cá biệt. Kết quả một cuộc điều tra 1200 người giàu có cho thấy họ đều có một thú vui chung là đọc.
Song những người thành công không đọc vô bổ. Họ là những độc giả vô cùng kén chọn. Họ đọc có chọn lựa. Họ tin rằng sách là cánh cửa mở ra việc học và tri thức.
Trên thực tế, có sự khác biệt đáng kể giữa thói quen đọc của người giàu và người không giàu lắm. Theo ông Tom Corley, tác giả cuốn Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals, những người giàu có (những người có thu nhập hàng năm là từ 160.000 đô la trở lên và số tài sản trị giá từ 3,2 triệu đô) đọc để phát triển bản thân, học hỏi và thành công. Trong khi đó, những người có thu nhập hàng năm 35.000 đô trở xuống và trị giá tài sản 5.000 đô) đọc chủ yếu để giải trí.
Nếu mục tiêu đọc là con đường dẫn đến thành công chưa đủ để thúc đẩy bạn, thì bạn hãy cân nhắc những lợi ích của việc đọc đối với sức khoẻ: Đọc đã được minh chứng giúp ngăn ngừa stress, chứng trầm cảm và đãng trí, đồng thời làm tăng niềm tin, khả năng thấu cảm, khả năng đưa ra quyết định và sự hài lòng trong cuộc sống.
“Nếu bạn mua những thứ mà mình không cần, sẽ đến một lúc nào đó bạn phải bán đi những thứ mà mình thực sự cần” – Warren Buffett.
Ngay trước khi Brexit xảy ra, Druckenmiller đã dự báo năm 2016 sẽ là năm của vàng. Do đó, ông đã đầu tư 30% trong tổng số tài sản ước tính 4,4 tỷ USD của mình vào vàng.
Dù bạn có đi theo chiến thuật đầu tư nào đi chăng nữa thì mục tiêu lớn nhất là giữ lại càng nhiều lợi nhuận trong túi của bạn càng tốt, chứ không phải để tiền chảy vào túi các công ty tư vấn hoặc các quỹ đầu cơ.
“Phần lớn trong chúng ta tập trung vào tìm kiếm những phiếu mua hàng giảm giá và sống một cách nghèo nàn bởi không nắm bắt được những cơ hội lớn. Trong khi đó, người giàu biết rằng tiết kiệm là điều quan trọng, nhưng yếu tố quyết định lại là việc kiếm tiền” – triệu phú tự thân Steve Siebold chia sẻ.
Người giàu có giàu không chỉ vì họ có nhiều tiền của mà còn vì họ biết quản lý chúng.
Một câu hỏi mà Buffett luôn tự đặt ra cho bản thân trong khi đánh giá một ngành lắm cạnh tranh như bán lẻ là ông sẽ cảm thấy thoải mái đến đâu trong trường hợp giả định chính mình là đối thủ cạnh tranh của công ty đó
Không hỏi về lương, luôn mặc vest trang trọng, đến quá sớm khi phỏng vấn có thể là những lời khuyên sai lầm khiến bạn thất bại trong quá trình tìm việc.
lời khuyên khi phỏng vấn xin việcnhững sai lầm khi phỏng vấn xin việc
Vào năm 1991, cha của Bill Gates đã hỏi con trai mình và Warren Buffett điều gì là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của họ. Câu trả lời của cả hai quý ông này đều giống nhau: Tập trung!
Từng là một người vô gia cư và đã trải qua một tuổi thơ khốn khó tại vùng quê nước Mỹ, tỷ phú John Paul DeJoria là một tấm gương sáng cho tất cả những doanh nhân trẻ tuổi trên thế giới học hỏi.
Khi được hỏi làm thế nào có khối tài sản tỷ đô như hiện tại, Warren Buffett nói rằng: Có 3 điểm. Thứ nhất, nước Mỹ có những cơ hội tuyệt vời. Thứ 2, nhờ có gene tốt, tôi có thể sống lâu. Thứ ba, đó là LÃI SUẤT KÉP.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự