Mặc dù xuất thân trong một gia đình nghèo khó nhưng Tiến sĩ Cosmas Maduabuchukwu Maduka, Chủ tịch và CEO của tập đoàn Coscharis đã không ngừng nỗ lực để trở thành một tỷ phú, bằng cách làm việc chăm chỉ và tin vào bản thân mình.

>Để giành được quyền kinh doanh McDonald’s, Henry Nguyễn đã trải qua một quá trình liên hệ, thuyết phục trong suốt 10 năm. Tuy nhiên, lãnh đạo của McDonald’s vẫn trả lời thẳng thừng là thị trường Việt Nam không phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ...
Có mặt tại Việt Nam từ đầu năm 2014, thương hiệu đồ ăn nhanhMcDonald’s nổi tiếng toàn cầu giờ đây đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Đã bao giờ bạn tự hỏi, thương hiệu đồ ăn nhanh này đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam như thế nào?
Ai là người đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa McDonald’s vào Việt Nam và hành trình đó liệu có dễ dàng hay không?
Hãy cùng trò chuyện với doanh nhân Việt kiều Henry Nguyễn (Nguyễn Bảo Hoàng) – người đứng đầu quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam và nghe anh chia sẻ về công thức thành công của mình trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Henry Nguyễn: Tôi thực sự cảm thấy rất vui khi được có mặt tại đây.
PV: Vậy là McDonald’s cuối cùng đã tới Việt Nam và anh chính là đại diện của thương hiệu này. Cảm giác của anh như thế nào, giống như quay lại thời trẻ lúc còn đang đi học chăng?
Henry Nguyễn: Tất nhiên rồi, mỗi lần nhìn thấy Mc Donald’s tôi lại nhớ về công việc làm thêm đầu tiên của mình vào kì nghỉ hè. Lúc ấy khi mới 15 tuổi và còn đang đi học, tôi đã học cách làm burger, chiên khoai tây và tất cả những công việc ở cửa hàng. Cầm tấm séc đầu tiên trên tay thật thích thú làm sao! Tôi luôn luôn là một “fan bự” của Mc Donald’s và khi được tận tay chế biến những chiếc bánh của hãng giống như một giấc mơ vậy.
PV: Dường như anh có sự đam mê mãnh liệt đối với McDonald’s?
Henry Nguyễn: Tôi còn nhớ rõ như in ngày đầu tiên vào đại học, một giáo sư đã hỏi chúng tôi rằng: “Các anh đi học để làm gì?” Tất cả chúng tôi đều trả lời rằng vì muốn làm doanh nhân. Ông tiếp tục đặt câu hỏi về việc làm như thế nào để trở thành doanh nhân, đầu tư vào ngân hàng ư? Hay những điều trừu tượng khác?
Giáo sư của chúng tôi phủ nhận tất cả và nói dõng dạc rằng: “Nếu các anh muốn trở thành một nhà kinh doanh thành công, hãy làm đối tác nhượng quyền của Mc Donald’s”. Chính câu nói đó đã thôi thúc tôi từ lúc ấy, khi còn là một sinh viên trẻ, làm thế nào để biến điều đó thành hiện thực. Cho dù lúc đó chẳng ai hiểu tôi đang nghĩ gì, tôi vẫn tiếp tục nung nấu kế hoạch của mình.
Henry Nguyễn: Đúng vậy, bạn phải vô cùng hiểu biết về lĩnh vực này, bạn cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả các yếu tố phù hợp để đảm bảo cho việc kinh doanh thành công, từ việc huấn luyện đội ngũ nhân sự, kiến thức về nhà hàng cho đến những công nghệ được áp dụng hay những tiêu chuẩn về tài chính.
Tất cả những điều đó mới có thể giúp bạn thuyết phục được McDonald’s – một thương hiệu với các chiến dịch marketing tuyệt vời trao quyền kinh doanh cho mình.
PV: Anh đã theo đuổi thương vụ này trong suốt 10 năm phải không?
Henry Nguyễn: Vâng đúng thế. Tôi sinh ra ở Việt Nam nhưng lại lớn lên ở Mỹ. Khi trở về Việt Nam vào năm 2003, tôi thấy thật kì lạ tại sao nơi đây không hề có một cửa hàng McDonalds nào, cả ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bạn biết đấy, Philippines thậm chí có cửa hàng đầu tiên trước chúng ta 13 năm.
Tôi biết không hề dễ dàng để đưa thương hiệu này vào Việt Nam nên phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng về tất cả mọi thứ. Chính vì thế tôi quay trở lại Chicago và bàn bạc với những cộng sự của mình.
Sau đó chúng tôi bắt đầu liên lạc với người phụ trách mảng nhượng quyền của McDonald’s để bắt đầu quy trình đàm phán.
PV: Hình như có ai đó ở McDonald’s đã gọi đùa anh với cái tên “kẻ dai dẳng”?
Henry Nguyễn: Chính là ông ấy, có lẽ vì tôi gửi mail cho ông ấy liên tục. Ông ấy còn không ngờ tôi đến gặp ông. Thậm chí vào một ngày ông phải nói với tôi rằng: “Bình tĩnh nào Henry, ngồi xuống và dùng một tách café với tôi nào”. Nhưng rồi bạn biết đấy, cuối cùng tôi đã thuyết phục được ông ấy bất chấp việc bị từ chối hay lờ đi quá nhiều. Tôi nghĩ sự lì lợm của tôi đã thành công, McDonald’s đã đến Việt Nam.
Việt Nam là một thị trường đang phát triển với hơn 90 triệu dân, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng rất lớn ở đây và sẽ không bỏ qua bất kì một cơ hội đầu tư hay kinh doanh nào. Một kế hoạch suốt 10 năm cũng đáng lắm chứ, người dân Việt Nam xứng đáng được trải nghiệm chất lượng của những thương hiệu như McDonalds.
Đương nhiên tôi nhận được rất nhiều sự trợ giúp, một mình tôi chắc chắn không thể làm được tất cả. Tôi chỉ làm việc mình phải làm và cảm thấy hạnh phúc về điều đó.
PV: Cảm ơn anh về buổi trò chuyện!
Mặc dù xuất thân trong một gia đình nghèo khó nhưng Tiến sĩ Cosmas Maduabuchukwu Maduka, Chủ tịch và CEO của tập đoàn Coscharis đã không ngừng nỗ lực để trở thành một tỷ phú, bằng cách làm việc chăm chỉ và tin vào bản thân mình.
Sai lầm gần như chẳng thể tránh khỏi, nhưng cũng không khác gì các bạn trẻ, những doanh nhân thành đạt hiện nay trên thế giới cũng đã học được rất nhiều bài học đáng quý nhờ những thất bại ấy.
Ken Fisher là CEO đồng thời sáng lập quỹ đầu tư Fisher Investment.Ông cũng được biết đến qua vai trò phụ trách chuyên mục đầu tư tạp chí Forbes danh tiếng và là một trong những người siêu giàu có tự thân, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Elon Musk là 1 doanh nhân chuyên đầu tư về công nghệ cao, sinh năm 1971 tại Nam Phi; ước tính tài sản của ông có giá trị 13,1 tỷ USD vào tháng 9/2015.
Tài sản của nhà sáng lập của công ty bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới Inditex đồng thời là người giàu thứ hai thế giới - tỷ phú Amancio Ortega - hiện nay đang tăng lên rất nhanh và kém tỷ phú Bill Gates 9,5 tỷ USD.
tỷ phú Amancio Ortegagiành ngôi giàu nhất thế giới từ Bill Gates
“Tôi được chuyển sang phụ trách nhóm kinh doanh tại một khu vực có doanh số tệ nhất. Khách hàng vẫn không chịu thanh toán dù hàng đã giao 3,4 tháng.Quả thật, thử thách lớn đầu tiên đối với tôi chính là học cách “vay nợ” và “thu nợ”, Suh Kyung-Bae gõ nhịp tay trên mặt bàn, cười vui khi nhắc lại quá khứ đi thu nợ.
Năm nay 45 tuổi, Mybers đang dẫn đầu đội ngũ mang về cho JPMorgan 1,5 tỷ USD tiền phí chỉ trong năm ngoái bằng cách giúp các công ty như Alibaba thực hiện các vụ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) một cách trơn tru. Kể từ đầu năm đến nay, nhóm này cũng đã kịp tạo ra hơn 1 tỷ USD.
John Whittaker, ông chủ của Peel Group, gần đây đã quyết định mua lại sân bay quốc tế John Lennon của Liverpool, một trong những sân bay bận rộn nhất tại Anh. Đây chỉ là một trong vô số những thương vụ đình đám của vị tỷ phú “chịu chơi” này.
Tỷ phú người Ai Cập Naguib Sawiris đã đề xuất ý tưởng mua một hòn đảo hoang làm ngôi nhà thứ hai cho những người nhập cư trước làn sóng di cư được dư luận quan tâm gần đây.
Khi Koo nhậm chức, Hyundai không có được quy mô như ngày nay. Nó giống một nhà sản xuất ô tô “hạng hai” ở Hàn Quốc hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự