Hóa chất Trung Quốc ồ ạt vượt biên
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể lùi đến 2027
Muốn được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu vẫn chưa dễ
Thủ tướng chỉ thị xây dựng đề án chống đôla hóa
'Doanh nghiệp đã khổ lắm rồi'

Liên tục dẫn đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhưng quy mô của doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn chưa lớn để có thể trở thành động lực thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển. Vì sao vậy?
Theo UBND TP. Đà Nẵng, đến hết năm 2015, trên địa bàn Thành phố có 14.585doanh nghiệp hoạt động, với tổng vốn đăng ký khoảng 79.709 tỷ đồng. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tới 99,5% doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, những doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 5,92%.
Giải thích lý do Đà Nẵng chưa có doanh nghiệp lớn, ông Phan Hải, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đà Nẵng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại BQ cho rằng: Người Đà Nẵng cũng như các doanh nghiệp tại đây có lối sống khép kín, vẫn còn tâm lý ái ngại khi hợp tác với nhau. Chính điều này đã hạn chế sự tiếp xúc của doanh nghiệp Đà Nẵng với các doanh nghiệp lớn ở trong nước cũng như nước ngoài, nên không tạo được làn sóng về cạnh tranh.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó chủ tịch Thường trực Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thạch Bàn Miền Trung thì nhìn nhận: “Đà Nẵng còn thiếu những điều kiện thuận lợi so với hai đầu Hà Nội và TP.HCM về thị trường, về nhu cầu tiêu dùng… nên bản thân doanh nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay vẫn còn tư duy an phận, chọn việc phát triển ở mức độ quy mô vừa, “làm đủ ăn” là tiêu chí hoạt động”.
Còn theo ông Trương Hào, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, thì doanh nghiệp ở Đà Nẵng chưa đủ mạnh là do nền tảng chưa bền vững. Các doanh nghiệp tại Đà Nẵng có quy mô và được đánh giá cao như Dinco, Đăng Hải, DRC (Cao su Đà Nẵng) hay Danapha chỉ đếm trên đầu ngón tay. “Thời gian qua, Đà Nẵng đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành, song hiệu quả triển khai các chính sách còn hạn chế do thiếu ngân sách; một số chính sách chậm được chỉnh sửa, chậm đổi mới cách tiếp cận doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động, kiểm tra, giải quyết khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế”, ông Hào nói.
Còn nhớ, trong một cuộc họp HĐND TP. Đà Nẵng mới đây, ông Mai Đức Lộc, nguyên Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, mặc dù Đà Nẵng liên tục dẫn đầu chỉ số PCI cả nước, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng có vốn thực hiện chỉ đạt dưới 1,6 tỷ USD. Dự án FDI có vốn đầu tư trên 100 triệu USD rất ít. Vì vậy, Đà Nẵng cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng nguồn thu ngân sách một cách bền vững. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn cũng phải nỗ lực để lớn.
Theo ông Trương Hào, vai trò của các hiệp hội là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, “buôn có bạn, bán có phường”, nhưng hiện nay vai trò của các hiệp hội trên địa bàn Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả, chưa hấp dẫn doanh nghiệp tham gia.
“Nếu các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng và rộng ra là trên cả khu vực miền Trung liên kết với nhau để chia sẻ về mô hình kinh doanh thành công và thúc đẩy hợp tác, thì chắc chắn cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng sẽ hoạt động hiệu quả, vững bền hơn trong thời gian tới”, ông Hào nói.
Ông Phan Hải thì nhận định, trước hết phải thay đổi tư duy của các doanh nghiệp, các sản phẩm làm ra nên nghĩ đến việc tiêu thụ ở thị trường rộng hơn, chứ không chỉ quanh quẩn ở thị trường miền Trung. “Cần thay đổi văn hóa của người miền Trung để mở rộng cánh cửa đón nhận sự hợp tác. Đồng thời, doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của các hiệp hội để tham gia, thấy được tầm quan trọng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh”, ông Hải nêu quan điểm.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì chính quyền TP. Đà Nẵng phải triển khai thực hiện đúng, sáng tạo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp có thể phát triển. Đây chính là “cứu cánh” trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
Theo ông Sơn, các bộ, ban, ngành trung ương và chính quyền địa phương khi triển khai Nghị quyết 35 cần phải thay đổi tư duy, đừng coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý, mà là đối tượng phục vụ.
“Chính quyền phải hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đang hoạt động có thể tăng quy mô cũng như có thể phát triển mạnh thêm. Cùng với đó, phải tạo ra môi trường thuận lợi để hướng các hộ kinh doanh cá thể phát triển thành doanh nghiệp. Kêu gọi các doanh nghiệp lớn chung tay với chính quyền hỗ trợ các ý tưởng dự án khởi nghiệp của các bạn trẻ, để từ đó ý tưởng được trở thành hiện thực và nâng tầm lên thành những doanh nghiệp”, ông Sơn góp ý.
Hóa chất Trung Quốc ồ ạt vượt biên
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể lùi đến 2027
Muốn được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu vẫn chưa dễ
Thủ tướng chỉ thị xây dựng đề án chống đôla hóa
'Doanh nghiệp đã khổ lắm rồi'
Tổ hợp chính sách kinh tế của Việt Nam hướng tới chất lượng
Mong chờ phán quyết công bằng, khách quan
Đến năm 2020 phải phát triển lên 1 triệu doanh nghiệp
Có nên giấu thông tin hàng gian - hàng giả?
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô
Cuối tháng 5/2016, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về phát triển kinh tế TP. HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã có những câu phát biểu khá ấn tượng: “TP.HCM là đầu tàu mà đang thực hiện cơ chế của toa tàu”, “với cơ chế hiện nay, TP. HCM không ”đột phá” mà chỉ có “đột tử”…
Theo bảng xếp hạng mới nhất được đăng tải trên trang Global Fire Power, Việt Nam đứng thứ 17 trong danh sách 126 lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới.
NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
Doanh nghiệp mơ hồ về TPP
Tập đoàn Prudential Toàn cầu đánh giá cao điều hành CSTT của NHNN
Hà Nội: Thu hồi, GPMB dự án TTTM Dịch vụ Hạ Đình, Thanh Xuân
Công cụ pháp lý cần thiết bảo vệ các ngành sản xuất
Lương 3 triệu nhiều tiến sĩ bỏ việc
Xe khách chở người Việt nổ tung tại Lào, 9 người chết
Làm kênh tưới tiêu 27 triệu, khai khống... hơn 1 tỉ đồng
Nhà máy In tiền Quốc gia thông báo lãi 30 tỷ trong năm 2015
Bộ Công thương chuẩn bị nhận hàng nghìn tỷ đồng cổ tức từ Sabeco
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu báo cáo việc giải ngân vốn đầu tư công
Giảm giấy phép con: Rút can thiệp của các bộ, ngành với nền kinh tế
Quảng Nam: Quy hoạch cụm công nghiệp tràn lan, thiếu hiệu quả
Hơn 10.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng nông thôn mới: Nguy cơ dẫn tới nhiều bất ổn
Thủ tướng: Không tăng giá điện trong năm 2016
Bổ nhiệm Chủ tịch BIC làm Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB
"Đổ xô" trồng cây ăn quả tại Gia Lai
Bến Bạch Đằng Sài Gòn được đề xuất xây trung tâm thương mại ngầm
TS Phạm Sỹ Liêm: Chuyện ngược đời, đất vàng dắt quy hoạch
Chuyên gia quân sự: Việt Nam có thể mua vũ khí Mỹ từ châu Âu
Tàu chiến Ấn Độ ghé cảng Cam Ranh
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH
Việt Nam-Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác trong chế biến thực phẩm
Cục triển lãm Thái Lan "trải thảm đỏ" đón doanh nghiệp Việt
Gia Lai thu hồi 50ha đất trồng tiêu của Hoàng Anh Gia Lai
Dự án sân bay Phan Thiết: Nhà đầu tư nào đứng sau?
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc chậm trễ trong dàn xếp 250 triệu USD
“Sẵn sàng rút lui nếu vị trí của tôi ảnh hưởng không tốt tới Trường Fulbright Việt Nam”
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia lên tiếng về việc bảo hộ ngư dân bị bắt
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự