“Vừa qua, chúng tôi đi xuống thực tế kiểm tra các vị trí lấn chiếm hệ thống thoát nước. Hầu hết cống xả, hố gas thoát nước bị chiếm dụng, xây nhà lên chỗ đó làm ngăn dòng chảy” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa nói.

Đóng góp 52% nguồn thu ngân sách cho Nhà nước nhưng vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ chỉ được giữ lại 18,5% để đầu tư phát triển. Do đó, khu vực này đang "khát"... vốn để đầu tư, nhất là hoàn chỉnh hệ thống giao thông để giúp giao thương "lột xác".
Tại Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ 2016 diễn ra ngày 16/9, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình dạy kinh tế Fulbright và là nhà nghiên cứu cao cấp của Trường Quản lí Nhà nước Harvard Kennedy cho rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đước trước nhiều cơ hội để giúp Việt Nam sớm hiện thực giấc mơ... "hoá rồng".
Nếu bài toán giao thông được giải quyết, kinh tế khu vực phía Nam, nhất là TPHCM mới có thể cất cánh
Đông Nam Bộ là nơi quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới thì khu vực này có cơ hội hưởng nhiều lợi ích từ xuất khẩu, mở rộng thị trường. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng là một cơ hội để Đông Nam Bộ gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Không chỉ vậy, khu vực này cũng có cơ hội tái cơ cấu và đa dạng hóa xuất khẩu cũng như cơ hội thúc đẩy cải cách kinh tế khi tham gia quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
"Với vị trí “thiên thời, địa lợi” của mình, nếu như Đông Nam Bộ thành công thì nền kinh tế Việt Nam thành công. Ngược lại, nếu như vùng này thất bại thì nền kinh tế Việt Nam phải hứng chịu những hậu quả khôn lường. Do đó Khu vực Đông Nam Bộ cần phải được đầu tư nhiều hơn để có thể phát triển toàn diện, xứng đáng với trọng trách là một trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam", TS Vũ Thành Tự Anh nói.
Tuy nhiên, theo TS Vũ Thành Tự Anh, trong khi Đông Nam Bộ có khoảng 33% FDI đăng kí, chiếm 45% GDP và 50% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp (so với cả nước), đóng góp 52% nguồn thu ngân sách Nhà nước thì nguồn vốn đầu tư phát triển của Đông Nam Bộ chỉ đạt 18,5%. Như vậy, về cơ bản, trong khi vùng kinh tế trọng điểm miền Nam đóng góp khoảng 50% chỉ tiêu quan trọng nhất thì phần được giữ lại để đầu tư phát triển chỉ có 18,5%. Do đó, TS Vũ Thành Tự Anh nhận định, nếu như Đông Nam Bộ giữ lại được một khoảng ngân sách lớn hơn một chút thì kinh tế vùng này sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa.
TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng nguồn kinh phí được giữ lại quá ít khiến kinh tế vùng Đông Nam Bộ không thể phất lên được
Giám đốc nghiên cứu Chương trình dạy kinh tế Fulbright cho biết thêm, giao thông là nguồn cơn quyết định sự tăng trưởng của giao thương. Vì vậy, khi giao thông phát triển thì giao thương mới có thể "lột xác" được. Trong khi đó, hạ tầng giao thông tại vùng Đông Nam Bộ vẫn chưa thật sự hoàn thiện. Cụ thể như hệ thống đường sắt, đường cao tốc của Đông Nam Bộ chưa được “thay da đổi thịt”. Đáng chú ý, Việt Nam hiện nay có khoảng 740 km đường cao tốc thì ở Đông Nam Bộ có vẻn vẹn 100km (chưa đến 1/7 tổng số đường cao tốc của cả nước).
"Mong rằng các vị lãnh đạo vùng cùng với Chính phủ làm thế nào để đầu tư cho Đông Nam Bộ một cách xứng đáng. Bởi lẽ, nếu mà giao thông tốt thì giao thương mới lột xác được", TS Vũ Thành Tự Anh nói.
Giám đốc nghiên cứu Chương trình dạy kinh tế Fulbright cũng nhấn mạnh, nếu chỉ giữ lại 18,5% ngân sách tạo ra để đầu tư thì giao thông Đông Nam Bộ đang tắc nghẽn và kinh tế khu vực này sẽ không thể phát triển toàn diện do vướng phải rào cản giao thông.
“Vừa qua, chúng tôi đi xuống thực tế kiểm tra các vị trí lấn chiếm hệ thống thoát nước. Hầu hết cống xả, hố gas thoát nước bị chiếm dụng, xây nhà lên chỗ đó làm ngăn dòng chảy” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa nói.
Đã đến lúc nợ xấu phải được đặt ra như một vấn đề cấp bách, để tìm cách xử lý nhanh...
“Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hiện ở mức 3.000 đồng/lít, nếu nâng lên hết khung hoặc vượt khung, thì giá trị thu được sẽ gấp khoảng 10-20 lần so với số trực tiếp thu từ sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết và khẳng định sẽ xúc tiến để mở rộng đối tượng thu thuế bảo vệ môi trường vào năm tới.
Trong những năm ngày đây, Bắc Ninh luôn nằm trong Top 10 các tỉnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm, tỉnh đã thu hút được 716 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 11,4 tỷ USD, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu Đồng bằng sông Hồng về hấp dẫn FDI..
Đó là nhận định của PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài Chính) khi nói tới thông tin Tổng cục Thuế miễn cho Formosa Hà Tĩnh khoản thuế 176 tỷ đồng.
Công ty TNHH Trung tâm Y khoa Quốc tế Bác Ái cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động.
Ông Phạm Đình Nguyên, doanh nhân Việt Nam đã mua thị trấn Buford tại Mỹ tiết lộ sẽ đem cà phê Việt sang kinh doanh tại đây. Người hiểu việc cho rằng, bên cạnh cơ hội kinh doanh, anh còn có cơ hội thẻ xanh!
Chương trình EB-5 bắt đầu hoạt động từ năm 1990, là một phần của đạo luật nhập cư với mục đích thúc đẩy tăng trưởng trên thị trường việc làm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ đó đến nay, EB-5 đã đem về cho nước Mỹ 15,5 tỷ USD tiền đầu tư và tạo ra 84.400 việc làm.
Với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, tại Diễn đàn Kinh doanh và Đầu tư Hồng Kông – Việt Nam chiều 14/9 đã diễn ra lễ ký 10 thỏa thuận hợp tác và hợp đồng thương mại với tổng giá trị lên đến 10 tỷ USD giữa các doanh nghiệp.
Bán bảo hiểm là ngành nghề thời thượng và rất được xem trọng ở nước ngoài tuy nhiên tại Việt Nam, nhân viên bán bảo hiểm luôn bị nghi ngờ thậm chí bị từ chối phũ phàng như những người lừa đảo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự