Trao đổi với chúng tôi khi công bố nội dung TPP, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, TPP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước có tổng GDP chiếm 85% khối phê chuẩn.

Để phát triển đô thị theo đúng quy hoạch thì TP.HCM cần hơn 1 triệu 300 ngàn tỉ đồng.
Theo ông Hòa, ngoài Phú Mỹ Hưng, quy hoạch các khu vực dọc theo trục Nguyễn Văn Linh đã bị phá sản. Trong ảnh: Một khu đô thị dọc theo đường Nguyễn Văn Linh hiện chỉ là bãi đất trống. Ảnh: VIỆT HOA
“Nếu làm đúng lộ trình, đúng phương pháp thì tôi tin là trong vòng năm năm tới TP.HCM sẽ cơ bản giải quyết được hai vấn đề ngập nước, kẹt xe” - PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thông tin bên lề hội thảo khoa học Quản lý quy hoạch - kiến trúc TP.HCM ngày 6-11.
. Phóng viên: Dựa trên những cơ sở nào để ông khẳng định như thế?
+ PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa : Theo quy hoạch, đến năm 2025, TP.HCM mới đạt 10 triệu người và TP sẽ phải đầu tư rất nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đáp ứng cho số dân này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay dân số TP đã đạt đến 10 triệu người rồi.
Thực trạng TP.HCM những năm qua cho thấy đi cùng với sự gia tăng dân số là kẹt xe, ngập nước. Nguyên nhân chủ yếu do quản lý quy hoạch đô thị chưa tốt dẫn đến việc lấp rạch, xây dựng tràn lan, ảnh hưởng đến dòng chảy. Hiện TP tập trung giải quyết bài toán ngập nước bằng các giải pháp truyền thống như đắp bờ kè, khơi thông cống rãnh, đồng thời hướng đến các giải pháp hiện đại như xây dựng hồ, hầm ngầm chứa nước.
Còn để giải quyết kẹt xe, TP vẫn đang phát triển hệ thống giao thông công cộng để từng bước hạn chế xe máy. Năm 2018 sẽ đưa vào khai thác tuyến metro số 1 và tiếp tục đầu tư các tuyến metro còn lại để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Thêm vào đó, Đảng bộ, chính quyền TP cũng đang tập trung đẩy mạnh chương trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, giải tỏa hàng chục ngàn căn nhà trên và ven kênh rạch. Nhờ đó kênh rạch được khơi thông dòng chảy, giúp thoát nước tốt hơn.
Nếu chúng ta làm đúng lộ trình, đúng phương pháp nêu trên thì tôi tin là người dân sẽ ủng hộ. Và trong vòng năm năm tới TP.HCM sẽ cơ bản giải quyết được hai vấn đề này.
. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, việc phát triển về phía nam càng khiến TP.HCM ngập lụt nhiều hơn?
+ Phải nhìn nhận là chúng ta phát triển đô thị chưa đúng cách. Thực tế TP cũng từng mắc phải sai lầm khi phát triển đô thị theo kiểu vết dầu loang. Tức là người dân làm nhà phố, phân lô tràn lan khiến cho tình trạng bê tông hóa ngày càng nhiều, cộng với việc san lấp kênh rạch dẫn tới nhiều nơi ngập nặng.
Một ví dụ cụ thể là do không quản lý được việc thực hiện quy hoạch nên đến bây giờ, ngoài khu Phú Mỹ Hưng ra thì các khu đô thị khác dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh gần như phá sản theo quy hoạch được duyệt vào năm 1994. Hậu quả là TP đang phải nỗ lực tìm giải pháp kéo lại hình hài một đô thị phía nam vừa chống được kẹt xe, vừa giảm được ngập nước.
Một TP phát triển bền vững thì phải phát triển về mọi hướng. Phát triển TP về hướng nam sẽ tốn kém rất nhiều nhưng nếu chúng ta làm tốt và tôn trọng quy hoạch thì sẽ không bị ngập. Một vùng ngập nước phải có các giải pháp phù hợp như xây nhà cao tầng, trồng nhiều cây xanh, thảm cỏ, kênh rạch (điều này Phú Mỹ Hưng đã làm được). Do đó, nếu khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp hợp lý chắc chắn TP sẽ thực hiện được.
. Thưa ông, vấn đề lớn nhất của TP.HCM gặp phải trong quá trình đầu tư phát triển đô thị là gì?
+ Đó là vốn và con người. Theo tính toán của chúng tôi, để phát triển đô thị theo đúng quy hoạch TP.HCM cần hơn 1 triệu 300 ngàn tỉ đồng. Một con số rất khủng khiếp. Một vấn đề quan trọng không kém là chúng ta phải có con người vừa có trình độ vừa có tâm để sử dụng được nguồn vốn này vào thực tiễn. Thời gian qua, khi đầu tư vào một số công trình lớn, TP đã thấy mệt mỏi vì thiếu cán bộ quản lý đạt yêu cầu này.
. Xin cám ơn ông.
Trao đổi với chúng tôi khi công bố nội dung TPP, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, TPP sẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước có tổng GDP chiếm 85% khối phê chuẩn.
Hà Nội phê duyệt phân khu đô thị N11 với quy mô hơn 3.000 ha
TP.HCM khởi động dự án lấn biển Cần Giờ
Đại tá Phạm Thành Sỹ làm Giám đốc công an Cà Mau
Đà Nẵng: Không xây Trung tâm hội nghị quốc tế phục vụ APEC 2017
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhân sự 3 tỉnh
Đồng ý là có lợi ích kinh tế từ sòng bài đem lại cho quốc gia, nhiều chuyên gia đề xuất nên thí điểm cho người Việt vào chơi, nhưng cần thận trọng.
10 tháng, 7.000 người chết vì tai nạn giao thông
Khởi tố vụ kê khống lương giáo viên
Giám đốc Đài BRT bị buộc nộp gần 70 tỉ đồng
Chủ tịch Quốc hội Hungary thăm chính thức Việt Nam
Đã có nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
Trong lúc ngân sách eo hẹp, Chính phủ chỉ đạo phải “thắt lưng buộc bụng” thì nhiều tỉnh, thành tiếp tục xin xây trung tâm hành chính với mức đầu tư hàng ngàn tỉ đồng
Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016
Xây dựng phương án bảo đảm điện năm 2016
Tàu thuyền cũng phải dán tem kiểm định, số kiểm soát
Quốc hội phân bổ ngân sách
Việt Nam và Ý thúc đẩy hợp tác kinh tế
Hiện tại có khá nhiều bến xe xã hội hóa đang phải khai thác với công suất thấp hơn rất nhiều so với năng lực thiết kế, hoạt động của bến xe chưa hiệu quả do các khoản thuế phải nộp lớn trong khi nguồn thu còn hạn chế.
Theo các chuyên gia, có thể đến giữa năm 2017 hoặc đầu năm 2018 thì Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới có thể chính thức được ký kết, nhưng việc chuẩn bị các công việc ngay từ bây giờ đã là muộn…
“Ở Đức không có chuyện mỗi năm tăng giá điện, giá nước một lần để bù lỗ, bắt người dân phải chịu. Không kinh doanh có lãi thì tự động đóng cửa để doanh nghiệp khác làm”.
Xử lý nhà đầu tư “ôm đất” bán đảo Cam Ranh
Lo ngại hoa quả trái vụ nhập ồ ạt
Khởi tố 3 công ty kinh doanh xăng dầu trốn thuế
TP.HCM tập trung thực hiện các dự án do Ngân hàng Thế giới trợ vốn
Phát hiện vụ sản xuất phân bón lậu lớn
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự