tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 28-04-2016

  • Cập nhật : 28/04/2016

Tranh chấp liên quan nhiều nước cần giải quyết đa phương

Chiều 25-4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam - Đại tướng Ngô Xuân Lịch đến Matxcơva thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga - Đại tướng Sergey Shoigu.

bo truong ngo xuan lich duyet doi danh du quan doi lien bang nga - anh: ttxvn

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch duyệt đội danh dự quân đội Liên bang Nga - Ảnh: TTXVN

Tại cuộc hội đàm ở trụ sở Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Bộ trưởng Shoigu đánh giá cao việc Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch thăm Liên bang Nga đầu tiên trên cương vị bộ trưởng. Bộ trưởng Shoigu khẳng định Liên bang Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng, là người bạn thân thiết lâu năm ở châu Á - Thái Bình Dương. Nga sẵn sàng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt - Nga, đáp ứng lợi ích của hai nước, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở mỗi khu vực.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức, trong đó có các vấn đề an ninh phi truyền thống (khủng bố, cướp biển, buôn lậu, thiên tai...). Khu vực Đông Nam Á đang trên đà phát triển tốt với sự hình thành của Cộng đồng ASEAN, đang phát huy vai trò trung tâm trong các cơ chế an ninh khu vực. Ngoài các thách thức chung của khu vực, ASEAN cũng đang đứng trước những thách thức về đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải cũng như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông phải bằng biện pháp hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Quan điểm của phía Việt Nam là những tranh chấp song phương thì giải quyết trên cơ sở song phương, còn những tranh chấp liên quan đến nhiều nước cần giải quyết trên cơ sở đa phương.


Hà Nội yêu cầu đình chỉ hoạt động của một số đơn vị về sử dụng đất tại Gia Lâm

UBND Hà Nội vừa yêu cầu sở, ngành liên quan và UBND huyện Gia Lâm giải quyết tồn tại về sử dụng đất sau thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại các xã Kim Sơn, Yên Viên, Phù Đổng (Gia Lâm).

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Công văn nêu rõ, xét báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Kết luận thanh tra số 526/KLTT-STNMT-TTr và số 527/KLTT-STNMT-TTr ngày 11/4/2016 về chấp hành quy định pháp luật về đất đai đối với Công ty TNHH Hoàn Anh, Công ty TNHH Chế biến và Kinh doanh than Yên Thịnh, Công ty TNHH Tất Thắng, Hợp tác xã Công nghiệp Thành Đoàn tại các xã Yên Viên, Kim Sơn, Phù Đổng, huyện Gia Lâm, UBND thành phố đồng ý với kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

UBND Hà Nội giao UBND huyện Gia Lâm đình chỉ các hoạt động của Công ty TNHH Hoàn Anh, Công ty TNHH Chế biến và Kinh doanh than Yên Thịnh, Công ty TNHH Tất Thắng, Hợp tác xã Công nghiệp Thành Đoàn về sử dụng đất tại các xã Yên Viên, Kim Sơn và Phù Đổng cho đến khi các đơn vị này được UBND thành phố cho thuê đất và được nhận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án theo quy định của Luật Đất đai; xử lý nghiêm vi phạm về trật tự xây dựng đối với các đơn vị này.

Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo để các đơn vị liên quan biết, tổ chức thực hiện, đồng thời đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện theo nội dung chỉ đạo của UBND thành phố tại các công văn số 5223/UBND-TNMT ngày 21/7/2014 và số 690/UBND-TNMT ngày 30/1/2015, báo cáo UBND thành phố trước 15/5/2016.


SCIC: Nhà đầu tư chiến lược

Đây là một trong những kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khi làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu và hoạt động của DN này hiện nay.

Được lớn nhất là đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước

Trong hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư, kinh doanh của SCIC đạt được những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu luôn đạt mức cao so với mức bình quân chung của các DNNN. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 56% (tăng 55 lần so với năm 2006), vốn chủ sở hữu tăng bình quân 31%/năm, tổng tài sản tăng bình quân 36%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng bình quân đạt 56%/năm, nộp ngân sách nhà nước tăng bình quân 99%/năm, các chỉ số ROE tăng bình quân 19% và ROA tăng bình quân 15%/năm.

Trong triển khai tái cơ cấu DNNN, SCIC là một trong những Tổng công ty đi đầu với hiệu quả bán vốn tại các DNNN không cần nắm giữ hoặc chi phối đạt hiệu quả cao.

Phó tổng giám đốc SCIC Hoàng Nguyên Học cũng cho biết, SCIC đã triển khai thành công bước đầu hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, gắn với thị trường và đạt hiệu quả khá cao. Tổng vốn đầu tư đã giải ngân đến thời điểm hiện nay là trên 24.336 tỷ đồng.

Đặc biệt trong 2 năm qua, SCIC đã giải ngân đầu tư gần 8.500 tỷ đồng (chiếm hơn 30% tổng số vốn đã giải ngân trong 10 năm qua) khi thực hiện Đề án tái cơ cấu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. “Qua gần 10 năm, rất vất vả nhưng SCIC đầu tư không được nhiều như xã hội kỳ vọng”, theo ông Học, vì phải rất cân nhắc vấn đề hiệu quả.

Một vấn đề đang gợn lên với SCIC, đó là tiến độ chuyển giao vốn về SCIC rất chậm do một số bộ, địa phương trì hoãn chưa tích cực bàn giao. Qua gần 10 năm hoạt động, vốn nhà nước giao về cho SCIC quản lý chỉ bằng 3% tổng số vốn nhà nước tại các DN. Với 3% này, hoạt động của SCIC sẽ khó mang lại chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước đối khu vực DNNN như xã hội đòi hỏi ở SCIC.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc thành lập SCIC là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại DN từ cơ chế mệnh lệnh hành chính sang cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn; góp phần bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước qua các hoạt động đầu tư tài chính.

Từ bản lĩnh đầu tư đến tập đoàn tài chính quy mô lớn

“SCIC phải thể hiện được sự bản lĩnh trong các quyết định đầu tư vào các dự án, để đảm bảo hiệu quả cao nhất… Phải đánh giá kỹ hiệu quả thì mới quyết định đầu tư, không được vội vã”, Phó thủ tướng lưu ý.

SCIC nên tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không quan tâm hoặc không đủ năng lực đầu tư; nghiên cứu đầu tư vào những ngành mới có tính chất chiến lược quốc gia như sản phẩm khoa học công nghệ mới mà nhà khoa học, nhà sáng chế Việt Nam đã làm chủ hay khởi nghiệp thành công nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn. SCIC cần thực hiện tốt hơn việc tái cơ cấu hay đầu tư thêm vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những DN đã tiếp nhận bàn giao

Ông nói rằng, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và SCIC tiếp tục rà soát, hoàn thiện Chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2016- 2020 tầm nhìn tới năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, làm cơ sở đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại DN.

Đi liền với đó, SCIC chủ động đề xuất để Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng tướng Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 151/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Nghị định thay thế Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC phù hợp với các luật mới được ban hành”, Phó thủ tướng đề nghị.

Về chủ trương thoái vốn tại các DN có vốn nhà nước đang hoạt động hiệu quả, Phó thủ tướng yêu cầu SCIC bám sát các nghị quyết của Trung ương và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, phát triển DNNN để đạt lợi ích cao nhất cho nhà nước và xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của SCIC.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đặt kỳ vọng “SCIC phải là một tổng công ty mạnh của nhà nước, gương mẫu trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, vốn của nhà nước không chỉ trong khối DNNN mà cả các thành phần DN khác”.

SCIC sẽ trở thành tập đoàn tài chính quy mô lớn, nhà đầu tư chiến lược của Nhà nước đối với nền kinh tế, từng bước vươn ra quốc tế, thúc đẩy có hiệu quả quá trình tái cơ cấu DNNN, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động hội nhập quốc tế thành công.(TBNH)


Hơn 60 tấn ngao chết trắng biển Hà Tĩnh

Sau hiện tượng cá chết dạt bờ biển, ba ngày qua, hàng chục tấn vỏ ngao cũng nổi trắng bãi ở vùng biển xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh). Số ngao này được xác định chết cách đây gần 20 ngày.

Chiều 27/4, hàng chục hộ dân Bắc Hải, xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hối hả thu gom vỏ ngao chết nổi trắng bãi biển.

hon 6 ha ngao cua nguoi dan xa ky ha (thi xa ky anh, ha tinh) chet rach, vo noi trang bai bien. anh:duc hung

Hơn 6 ha ngao của người dân xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chết rạch, vỏ nổi trắng bãi biển. Ảnh:Đức Hùng

Ông Nguyễn Xuân Phương (trú thôn Bắc Hải) cho biết, ngao chết được phát hiện từ ngày 8/4, tới nay khi nước rút thì vỏ trắng bãi. "Gia đình tôi có 1,6 ha diện tích, hiện ngao đã được 13 tháng. Lúc này gần đến vụ thu hoạch thì bỗng dưng chết hàng loạt, ước tính khoảng 18-20 tấn, thiệt hại hơn 700 triệu đồng", ông Phương xót của.

Đứng thẫn thờ nhìn nhiều tấn vỏ ngao chất đống, bà Trần Thị Lụa cho hay gia đình vay hơn 200 triệu để đầu tư nuôi ngao, nay 15 tấn ngao đang chờ đến mùa thu hoạch đã chết sạch. Cả gia đình rất lo lắng, bởi sẽ phải gánh một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả hết.

Ngao chết, các hộ nuôi phải bỏ tiền ra thuê người dân xung quanh vùng đi hốt vỏ để dọn sạch bãi, nhằm chuẩn bị cho những vụ nuôi sau. "Tôi thuê người gom được 3 tấn vỏ ngao về chôn cải tạo đất, hy vọng nuôi lứa mới vớt vát", một người dân than thở.Ông Nguyễn Bá Lưu (53 tuổi, trú thôn Bắc Hải) cho hay, thời điểm phát hiện ngao chết có lúc nước màu đục ngầu, tuy nhiên sau đó thì đã rút. "Chúng tôi nghi ngờ những ô nhiễm do các nhà máy ở Khu kinh tế Vũng Áng xả thải ra môi trường khiến ngao bị chết", ông Lưu nhận định.

ngao duoc xac dinh chet ngay 8/4, trung thoi diem phat hien ca bien chet o vung bien thi xa ky anh. anh:duc hung.

Ngao được xác định chết ngày 8/4, trùng thời điểm phát hiện cá biển chết ở vùng biển thị xã Kỳ Anh. Ảnh:Đức Hùng.

Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết, toàn xã Kỳ Hà có 5 hộ dân nuôi ngao với diện tích hơn 6 ha, sản lượng ước đạt là 70 tấn, tới thời điểm này thì tổng số lượng ngao chết là 63 tấn, ước tính thiệt hại xấp xỉ 3 tỷ đồng.

"Chúng tôi chưa khẳng định được nguyên nhân ban đầu, tuy nhiên thời điểm ngao chết gần trùng với thời điểm cá chết. Theo những nhận định chuyên môn thì nó là do ô nhiễm hoặc yếu tố độc trong môi trường nước", ông Luyện nói và cho hay sự việc đã được thống kê và báo cáo lên chính quyền cấp trên.Từ đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên suốt dọc trên 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).

cac ho dan da thue nguoi di gom vo ngao de don sach bai, chuan bi cho nhung lua nuoi moi. anh:duc hung

Các hộ dân đã thuê người đi gom vỏ ngao để dọn sạch bãi, chuẩn bị cho những lứa nuôi mới. Ảnh:Đức Hùng

Tại nhiều xã ven biển, chỉ trong một ngày, người dân vớt được cả tấn cá chết trôi dạt bờ, giắt lên các mỏm đá bốc mùi hôi thối. Từ con nhỏ vài lạng tới 35-50 kg. Thống kê đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Bình 25 tấn, Quảng trị 30 tấn cá biển tự nhiên chết dạt bờ.

Từ ngày 20/4 đến nay, các bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đều có đoàn vào khảo sát thực địa, lấy mẫu cá, mẫu nước và mẫu đất để truy tìm nguyên nhân. Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu bị loại trừ.

Lãnh đạo hai bộ Tài nguyên và Nông nghiệp đều khẳng định độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên là nguyên nhân gây họa. Tuy nhiên, độc tố đó là gì đến nay vẫn chưa được xác định.(VNEX)


Y tế, bất động sản trả lương "khủng" nhất Việt Nam

Trang mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam vừa công bố báo cáo tiền lương năm 2016. Theo đó, y tế và bất động sản là 2 ngành có thu nhập vượt trội so với các ngành nghề khác ở hầu hết mọi cấp bậc.

Báo cáo lương 2016 được JobStreet đưa ra dựa trên khảo sát hơn 50.000 mẫu/thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Báo cáo này được chia theo từng cấp bậc từ nhân viên mới đi làm, từ 1-3 năm kinh nghiệm, quản lý và quản lý cấp cao.

Cụ thể, ở cấp bậc nhân viên mới ra trường, ngành Bất động sản đứng đầu với mức lương gần 8,8 triệu đồng/tháng, tiếp theo là ngành Y tế-Bác sĩ-Chẩn đoán với mức lương hơn 8,67 triệu đồng/tháng. Vị trí thứ 3 thuộc về nhân viên IT/computer-phần mềm, có mức lương hơn 8,6 triệu đồng/tháng.

Bất động sản là ngành trả lương cao nhất cho vị trí quản lý cấp cao

Đối với cấp bậc nhân viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm, bất động sản đứng ở vị trí số 5, trong khi nhân viên ngành Y tế-Bác sĩ-Chẩn đoán vươn lên vị trí số 1 với mức lương hơn 16,3 triệu đồng.

Ở cấp độ quản lý, Y tế và bất động sản tiếp tục là 2 ngành có thu nhập dẫn đầu với mức lương lần lượt là hơn 30,3 triệu đồng và hơn 27,8 triệu đồng.

Đặc biệt, ở vị trí quản lý cấp cao, với mức lương lên đến 129,5 triệu đồng, ngành Bất động sản khẳng định vị trí số 1 về thu nhập, cao gấp gần 2 lần vị trí số 2 - ngành Tiếp thị/phát triển kinh doanh.

Cũng theo báo cáo của JobStreet.com Việt Nam, trong năm 2016, cấp độ Quản lý cấp cao tiếp tục dẫn đầu mức tăng trong bảng xếp hạng mức lương của khảo sát, tăng đến 53% so với cùng kỳ 2015 và tăng 117% so với năm 2014.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục