tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 14-07-2016

  • Cập nhật : 14/07/2016

Công ty chứng khoán không được sửa, hủy lệnh giao dịch

Đó là một trong những hướng dẫn mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) gửi các công ty chứng khoán để giải đáp các vướng mắc liên quan đến quy định của Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK).

anh: minh hoa. nguon internet.

Ảnh: Minh họa. Nguồn Internet.

Về nội dung ủy quyền, UBCK cho biết: Việc ủy quyền của nhà đầu tư cho công ty chứng khoán; cho người hành nghề của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán. 

Cụ thể: Người hành nghề chứng khoán là người thay mặt cho công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch với khách hàng và công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của người này khi thực hiện các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 

Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới không được nhận lệnh, thanh toán giao dịch với người không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền của người đứng tên tài khoản bằng văn bản.

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện đồng thời nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán trên cơ sở hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán ký với khách hàng là cá nhân;

Công ty chứng khoán chỉ định người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc quản lý quỹ thực hiện quản lý tài khoản giao dịch ủy thác.

Các hoạt động ủy quyền khác của nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

Về lệnh đặt trong phiên giao dịch, UBCK hướng dẫn: Nhà đầu tư có quyền đặt lệnh giao dịch vừa mua vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh liên tục khi có đầy đủ tiền/chứng khoán để thực hiện giao dịch theo đúng quy định của pháp luật. 

Nếu nhà đầu tư đã đặt lệnh mua hoặc bán tại phiên giao dịch liên tục trước đó nhưng chưa được khớp và vẫn còn hiệu lực thì khi chuyển sang phiên khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư có thể đặt tiếp lệnh bán hoặc mua chứng khoán cùng loại.

Các công ty chứng khoán không được sửa, hủy lệnh LO, lệnh ATC, bao gồm cả lệnh LO vẫn còn hiệu lực, chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

Trong việc chuyển tiền nội bộ của nhà đầu tư tại công ty chứng khoán, UBCK khẳng định: Các công ty chứng khoán nhận chuyển tiền theo yêu cầu của nhà đầu tư là không được phép mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại (do công ty chứng khoán lựa chọn).

Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư chuyển tiền sang tài khoản của nhà đầu tư khác cũng tại công ty chứng khoán phụ thuộc vào nội dung quy định tại hợp đồng được lập giữa 3 bên là nhà đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại và việc chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau theo yêu cầu của nhà đầu tư phải do ngân hàng thương mại thực hiện theo thỏa thuận tại nội dung hợp đồng 3 bên.(HQ)


Thương hiệu quốc gia, vẫn chả thiết tha

Để xây dựng thương hiệu Việt Nam điều đầu tiên cần phải làm là gắn kết chương trình thương hiệu quốc gia (THQG) với việc xây dựng thương hiệu các điểm đến du lịch.

dien dan thuong hieu quoc gia voi san pham dia phuong co su tham gia cua nhieu dia phuong. anh: phan thu.

Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia với sản phẩm địa phương có sự tham gia của nhiều địa phương. Ảnh: Phan Thu.

Gần 70% doanh nghiệp không quảng bá trên website

Trong 63 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia thì có đến 44 doanh nghiệp không đưa logo chương trình lên website, trong đó 17/23 doanh nghiệp đạt 4 lần THQG, 10/11 doanh nghiệp đạt 3 lần THQG, 10/14 đạt 2 lần THQG, 7/15 đạt 1 lần THQG. 

Chỉ có 19 doanh nghiệp đưa logo Chương trình lên website, trong đó 15 doanh nghiệp đưa ngay trang chủ (có 3 doanh nghiệp đặt đầu trang với kích cỡ to rõ là Doji, Hoa Sen, Duy Tân, còn lại kích cỡ logo khá nhỏ, mờ nhạt), 4 doanh nghiệp để trong phần giải thưởng hoặc giới thiệu thành tích.


Đã đi được chặng đường 13 năm, Chương trình THQG được triển khai với mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. 

Không chỉ dừng ở đây, ông Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia ban tư vấn Chương trình THQG, bộ môn quản trị thương hiệu- Đại học Thương mại Hà Nội còn cho biết, doanh nghiệp được bình chọn là THQG còn có thể gắn logo chương trình để minh chứng sản phẩm trên thị trường, giới thiệu cho bạn bè thế giới biết đến thương hiệu Việt Nam.

Nhưng đáng tiếc, số lượng doanh nghiệp chú ý đến vấn đề này còn rất ít. Số liệu do ông Thịnh công bố tại Diễn đàn thương hiệu quốc gia với sản phẩm địa phương ngày 13-7 cho thấy, trong 63 doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia thì có đến 44 doanh nghiệp không đưa logo chương trình lên website, trong đó 17/23 doanh nghiệp đạt 4 lần THQG, 10/11 doanh nghiệp đạt 3 lần THQG, 10/14 đạt 2 lần THQG, 7/15 đạt 1 lần THQG. 

Chỉ có 19 doanh nghiệp đưa logo Chương trình lên website, trong đó 15 doanh nghiệp đưa ngay trang chủ (có 3 doanh nghiệp đặt đầu trang với kích cỡ to rõ là Doji, Hoa Sen, Duy Tân, còn lại kích cỡ logo khá nhỏ, mờ nhạt), 4 doanh nghiệp để trong phần giải thưởng hoặc giới thiệu thành tích.

Cần phải nhấn mạnh rằng, đây không phải là một giải thưởng mà là một kênh giúp doanh nghiệp có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được chứng minh về chất lượng của mình đến người tiêu dùng, đến đối tác, rộng hơn là đến thị trường quốc tế.

Chính vì thế Chương trình THQG còn có một mục tiêu khá quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, việc kết nối Chương trình THQG với địa phương theo ông Thịnh dù đã làm nhưng còn rất kém. Việt Nam có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu nhưng gần như không mang bất kỳ thương hiệu nào từ con cá, cho đến lúa gạo, các loại hoa quả… đều mang thương hiệu khác.

“Rất khó để Việt Nam có một thương hiệu lớn như Coca Cola, Lacoste... Vì vậy chúng ta phải đoàn kết nhau lại, phải làm thế nào để khi người ta cầm một sản phẩm lên là biết nó được sản xuất ở Việt Nam, từ đó tạo dựng hình ảnh đất  nước Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Thịnh chia sẻ.

Kết hợp với du lịch

Chưa bàn đến việc xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, việc dễ làm nhất mà chúng ta có thể làm ngay lúc này là giới thiệu các sản phẩm địa phương gắn với điểm đến du lịch của Việt Nam. 

Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm đặc sắc của các địa phương. Việc gắn kết du lịch với sản phẩm địa phương sẽ giúp thương hiệu sản phẩm được biết đến nhanh hơn khi khách du lịch đến trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều “tài nguyên” của Việt Nam.

Một lần nữa ông Thịnh lại tỏ ra luyến tiếc khi 63 doanh nghiệp đạt THQG mới chỉ có 2 thương hiệu liên quan đến du lịch. Các địa phương có rất nhiều tiềm năng, nhưng hiện chỉ mới khai thác ở dạng thô, tức là khai thác những cái sẵn có, chứ chưa đầu tư nhiều vào những tiềm năng này.

Vị chuyên gia còn chia sẻ thực tế này bằng chính kinh nghiệm thực tế của mình: “Mỗi chuyến đi du lịch, tôi khá vất vả khi tìm kiếm thông tin trên mạng. Danh sách nhà nghỉ ở Hà Giang chẳng hạn, toàn là số cố định mà khi gọi thì không có ai nghe máy. Giới thiệu món ăn cũng chỉ quanh đi quẩn lại những thứ nhàm chán, như là xúc xích nướng, thịt hun khói... Như vậy làm sao quảng bá được, làm sao hấp dẫn khách đến được?”.

Ngoài ra, cần phải khai thác được những chỉ dẫn địa lý, gắn liền sản phẩm với từng địa phương, ví như để Lục Ngạn thành thương hiệu cho quả vải, để Cao Phong trở thành thương hiệu cho những trái cam.(HQ)


6 tháng đầu năm, Chu Lai - Trường Hải nộp ngân sách gần 7.100 tỷ đồng

Theo số liệu vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016, Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải (Thaco Group) đã sản xuất và lắp ráp trên 51.000 xe (gồm 25.000 xe du lịch, 26.000 xe thương mại), tăng 58% so với cùng kỳ năm 2015.

khoi cong mo rong kcn co khi o to chu lai - truong hai cuoi thang 4/2016.

Khởi công mở rộng KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải cuối tháng 4/2016.

Theo đó, Thaco Group đã nâng cấp và phát triển được 11 mẫu sản phẩm mới (bao gồm: 02 mẫu xe du lịch, 2 mẫu xe bus và 07 mẫu xe tải), đồng thời nâng cao công suất sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa; nộp ngân sách 7.091 tỷ đồng, trong đó, nộp tại tỉnh Quảng Nam 6.580 tỷ đồng (bao gồm: thuế nội địa là 3.858 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 2.722 tỷ đồng), tăng 49% so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, khu phức hợp đã khánh thành và đưa vào hoạt động các nhà máy: Nhà máy sản xuất xe chuyên dụng hạng nặng và sơ mi rơ mooc; Nhà máy sản xuất linh kiện Composite mới; khởi công mở rộng KCN cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải và 2 tuyến đường nối từ cảng Tam Hiệp đến đường cao tốc và KCN; đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất khuôn.

Đồng thời, mở rộng và nâng cấp Nhà máy Gia công thép và Nhà máy Cơ khí; xây dựng mới và đưa vào sử dụng nhà kho 2A (7.200 m2) tại Cảng Chu Lai - Trường Hải; đưa vào hoạt động Xưởng chế biến thức ăn công nghiệp công suất 8.000 suất ăn/ca,...

Mục tiêu của khu phức hợp trong 6 tháng cuối năm là sản xuất và lắp ráp 61.123 xe, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm, ước cả năm sản xuất hơn 112.168 xe; dự kiến nộp ngân sách 9.150 tỷ đồng, ước cả năm nộp trên 16.230 tỷ đồng.

ong tran ba duong, chu tich hdqt thaco group: “kph phai co y chi manh me de kien tao nhung gia tri co ban va thiet yeu cho hoi nhap”.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group: “KPH phải có ý chí mạnh mẽ để kiến tạo những giá trị cơ bản và thiết yếu cho hội nhập”.

Trong đó tại tỉnh Quảng Nam trên 15.200 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2015. Về đầu tư KCN, sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư vào những tháng cuối năm, gồm: Mở rộng KCN cơ khí ô tô 210ha, thi công hạ tầng giai đoạn 1; Đầu tư Nhà máy xe bus mới công suất 6.000 xe bus lớn/năm và 10.000 xe mini bus/năm; Nhà máy xe tải mới 100.000 xe/năm, giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm

Tiếp tục cải tiến nâng công suất nhà máy Thaco Kia từ 28.000 lên 30.000 xe/năm; Nâng công suất nhà máy Vina Mazda lên 30.000 xe/năm và triển khai dự án nhà máy mới 100.000 xe/năm, giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm; Đầu tư Nhà máy sản xuất máy lạnh ô tô 50.000 sản phẩm/năm; Nhà máy sản xuất ống xả 100.000 sản phẩm/năm; Dự án mở rộng cầu cảng; Triển khai dự án Khu đô thị Tam Hiệp.

Tại hội nghị ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group đã chỉ rõ những nhiệm vụ trọng tâm, những thách thức đặt ra trong 6 tháng cuối năm và từ nay đến 2018, đồng thời lưu ý: "Từ đây, Thaco chỉ còn 18 tháng là bước vào hội nhập.

Toàn thể cán bộ nhân viên Thaco nói chung, khu phức hợp nói riêng cần phải có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong từng nhiệm vụ, tập trung mọi nỗ lực cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra để kiến tạo những giá trị cơ bản và thiết yếu cho hội nhập. Đồng thời cần đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương pháp quản trị để theo kịp sự phát triển, góp phần “nâng tầm” Thaco cả về quy mô và trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập".(HQ)


Rà soát các hợp đồng cung cấp dịch vụ tại bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có công yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố về việc chấn chỉnh các dịch vụ thuê, khoán tại các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở y tế. 

bo y te yeu cau chan chinh, ra soat cac dich vu cung ung trong benh vien. anh: internet.

Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh, rà soát các dịch vụ cung ứng trong bệnh viện. Ảnh: Internet.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị y tế trên toàn quốc khẩn trương rà soát các hợp đồng đã ký kết về cung cấp dịch vụ tại bệnh viện (BV) như: Bảo vệ, trông giữ xe, vận chuyển người bệnh cấp cứu, căng tin, xử lý chất thải rắn y tế, bảo quản tử thi, dịch vụ tang lễ… để có biện pháp ngăn ngừa phòng tránh sai phạm, xử lý nghiêm, thậm chí chấm dứt các hợp đồng nếu xảy ra vi phạm hoặc có hành vi ứng xử không tốt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và chất lượng khám chữa bệnh.

Mặt khác, tổ chức đấu thầu rộng rãi, minh bạch các dịch vụ thuê, khoán do tổ chức, cá nhân bên ngoài cung cấp. Công khai, niêm yết giá các loại dịch vụ do các tổ chức, cá nhân cung ứng tại BV để người bệnh, người nhà người bệnh biết, tự do lựa chọn. Bộ Y tế cũng yêu cầu tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi ép buộc người bệnh, người nhà người bệnh phải sử dụng dịch vụ do BV đã ký kết với các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài đang triển khai tại BV.

Cùng với đó tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các nhân viên đang thực hiện dịch vụ thuê khoán. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền, trước người bệnh nếu để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục