tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 04-07-2016

  • Cập nhật : 04/07/2016

Khởi tố nguyên chủ tịch, phó chủ tịch TP.Vũng Tàu

ong phan hoa binh len xe cua tren sau khi lam viec voi co quan dieu tra bo cong an tai tru so ban to chuc tinh uy ba ria - vung tau vao sang 3-7 - anh: dong ha.

Ông Phan Hòa Bình lên xe cửa trên sau khi làm việc với cơ quan điều tra Bộ Công an tại trụ sở Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu vào sáng 3-7 - Ảnh: Đông Hà.


Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phan Hòa Bình, phó trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu.

Sáng 3-7, cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) - Bộ công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và khám xét nơi làm việc, nhà ở đối với các ông: Phan Hòa Bình (SN 1959), nguyên chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu, Trương Văn Trí (SN 1964), nguyên phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu, Nguyễn Thanh Sơn (1965), nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Vũng Tàu.

Ba ông này về tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ Luật hình sự. Các bị can trên được cho tại ngoại để tiếp tục điều tra.

Hành vi vi phạm của các ông trên liên quan vụ lừa đảo xảy ra tại dự ánKhu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp, phường 11, TP Vũng Tàu (gọi tắt là Metropolitan ) do Công ty cổ phần địa ốc An Khang làm chủ đầu tư.

Trước đó, vào tháng 2-2014, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam sáu bị can gồm bà Ngô Thị Minh Phượng (chủ tịch Công ty An Khang), Đỗ Thùy Linh (con bà Phượng, tổng giám đốc Công ty An Khang), Vương Quốc Hải (phó tổng giám đốc Công ty An Khang, chồng bà Linh, con rể bà Phượng), Trần Quý Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư An Trung), Vũ Quốc Tuấn (trưởng phòng TNMT TP Vũng Tàu) và Nguyễn Trung Quốc (cán bộ phòng TNMT TP Vũng Tàu).

can bo cong an phuong 8, tp vung tau tu trong nha ong truong van tri (hem 141 chu manh trinh, phuong 8) di ra de lam cac thu tuc - anh: dong ha

Cán bộ Công an phường 8, TP Vũng Tàu từ trong nhà ông Trương Văn Trí (hẻm 141 Chu Mạnh Trinh, phường 8) đi ra để làm các thủ tục - Ảnh: Đông Hà

Theo cơ quan điều tra, trong thời gian đương chức các ông trên đã có hành vi ký các quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất ở trái pháp luật tại dự án Metropolian gây thất thoát cho nhà nước hàng chục tỉ đồng.

Đáng chú ý, lợi dụng vào các quyết định và phê duyệt quy hoạch của các lãnh đạo, cán bộ trên đã ký mà công ty An Khang đã lừa đảo số tiền hơn 400 tỉ đồng của gần 300 người dân.

Trước khi bị khởi tố, ông Phan Hòa Bình đang giữ chức phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu; ông Trương Văn Trí đang là chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ông Nguyễn Thanh Sơn là chủ tịch UBND phường 9, TP Vũng Tàu.(CafeF)


Dừng lưu thông 13 sản phẩm Coca Cola: Tiết lộ bất ngờ từ Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Trong buổi sáng, công văn tạm ngừng lưu thông 13 sản phẩm nước giải khát có bổ sung vi chất của Coca Cola theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế được các báo đăng tải thì ngay sau đó giấy phép đủ điều kiện sản xuất do Cục An toàn thực phẩm (cũng Bộ Y tế) được thông báo đã ban hành.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo công văn Thanh tra Bộ Y tế gửi 6 tỉnh, thành phố ( Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa và Nghệ An - nơi có trụ sở của công ty Coca Cola) yêu cầu giám sát tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm nước uống bổ sung của Coca, công ty này thiếu một giấy tờ liên quan đến giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh trong sản xuất.
Ngày 1/7, ngay sau khi thông tin được các báo đăng tải thì Coca Cola Việt Nam công bố đã được cấp giấy chứng nhận này.
Điểm quan trọng là thời điểm ban hành công văn tạm dừng lưu thông do thiếu giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh trong sản xuất và thời điểm cấp giấy chứng nhận đều không được công bố dù thông tin được đăng tải trên truyền thông nối nhau liên tục.
Cũng vì thế, việc đưa 13 sản phẩm của Coca ra khỏi kệ siêu thị Vinmart bắt đầu từ khi có thông tin trên báo, gây xôn xao dư luận chứ không bắt nguồn từ việc hãng sản xuất thông báo tạm dừng lưu thông. Nhiều siêu thị khác vẫn bán các sản phẩm này bình thường vào ngày 2/7.
Vậy giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh trong sản xuất quan trọng ra sao mà Coca Cola Việt Nam thiếu thì bị tạm dừng lưu thông 13 sản phẩm tại Việt Nam?
Khi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – đơn vị cấp giấy chứng nhận này, chúng tôi nhận được câu trả lời khá bất ngờ. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định: câu chuyện liên quan đến giấy phép đủ điều kiện vệ sinh của Coca Cola chỉ là vấn đề thủ tục, chứ không phải là do chất lượng sản phẩm.
Ông Phong giải thích thêm, theo quy định, Cục An toàn thực phẩm sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng. Còn sở y tế và chi cục bên dưới sẽ cấp giấy cho các cơ sở thường như nước uống đóng chai, nước giải khát.
Trước đây, Coca Cola chỉ sản xuất nước giải khát nên theo thẩm quyền, chi cục an toàn thực phẩm TP.HCM đã cấp. Tuy nhiên, vừa qua, Coca Cola có sản xuất thêm một số nước uống có bổ sung vitamin, theo nguyên tắc được quy định tại thông tư cũ thì Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phải cấp giấy chứng nhận này để đáp ứng yêu cầu về điều kiện.
Tuy nhiên, ông Phong cũng viện dẫn, trong Thông tư 13 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển và Nông thôn, Bộ Công Thương có quy định: với một cơ sở mà một đơn vị cấp giấy rồi, thì đơn vị khác sẽ không cấp thêm giấy để tránh phiền hà cho doanh nghiệp.
"Cục An toàn thực phẩm hiểu rằng do có giấy được cấp ở bên dưới rồi nên không cấp nữa, tránh phiền hà cho doanh nghiệp. Thế nhưng khi thanh tra lại yêu cầu là vẫn phải hai giấy, chúng tôi đã cấp lại ngay vì thủ tục rất là đơn giản. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh chứ không phải là giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm" - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thông tin.
Khi được hỏi tại sao cơ quan thanh tra yêu cầu tạm dừng lưu thông sản phẩm, ngay sát thời điểm Coca Cola được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (cùng thuộc Bộ Y tế với cơ quan ra công văn tạm dừng lưu thông) cho rằng đây là quyết định "khó hiểu".
Ông Phong nói: "Quyết định ban hành này nghe kinh quá, tưởng có vấn đề gì về chất lượng, hoặc có gì gian dối nhưng tôi khẳng định luôn: Đây chỉ là thủ tục hành chính thôi, không phải do chất lượng sản phẩm. Do vậy, phải hỏi Thanh tra Bộ Y tế".
Cũng theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Coca Cola còn có giấy đủ điều kiện về HACCP – là điều kiện về phân tích mối nguy và kiểm soát yếu tố vượt giới hạn do Mỹ quy định. Ông Phong đánh giá, giấy chứng nhận này còn cao cấp hơn rất nhiều so với chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh của Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay do chưa có văn bản hợp nhất hai giấy là một, nên về nguyên tắc thì vẫn cứ phải làm thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sắp tới đây sẽ kiến nghị doanh nghiệp có giấy chứng nhận HACCP thì miễn luôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi ngày 2/7, ông Nguyễn Khoa Mỹ, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông Coca Cola Việt Nam cho biết, qua thanh tra nội bộ từ hãng, Coca-Cola cũng nhận thấy có thêm một yêu cầu về điều kiện sản xuất các sản phẩm nước giải khát có bổ sung vi chất (còn gọi là thực phẩm bổ sung).
Do đó, cùng với việc thanh tra của Bộ Y tế, hãng này đã cập nhật ngay các quy định, và hiện Coca Cola đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm trên. Ông Khoa Mỹ thông tin: "Đến thời điểm hiện tại, cả ba nhà máy của Coca Cola đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và hoạt động trở lại bình thường".(CafeF)

Công nhận hợp pháp ứng dụng Grab, Uber...

Chiều 1/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Dự thảo này có khá nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh taxi, vận tải theo hợp đồng.
Trong tờ trình, Bộ Giao thông vận tải nhận định các ứng dụng gọi xe như Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER… đã và đang có chiều hướng ngày một phát triển mạnh. Do đó dự thảo cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.
Dự thảo cũng bổ sung quy định doanh nghiệp phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh. Đến cuối năm 2018, các doanh nghiệp phải có đủ số lượng xe tối thiểu mới được tiếp tục hoạt động.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Hà Nội có trên 18.600 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh. TP.HCM có gần 11.000 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Tờ trình cũng liệt kê một số vi phạm thường gặp như doanh nghiệp không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị; doanh nghiệp không xin cấp phù hiệu cho xe; xe không có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh vận tải...(PLO)

Không được tận thu gây khó khăn cho doanh nghiệp

Ngành tài chính phải rà soát các quy định và thực thi việc miễn, giảm, giãn, hoàn thuế, không được để lợi ích nhóm xen vào từ khi xây dựng thể chế chính sách đến khi thực thi.

Ngày 2-7, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm của ngành tài chính, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo không để lợi ích nhóm xen vào chính sách thu chi ngân sách. Đặc biệt không được tận thu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

​Cụ thể, Phó thủ tướng đề nghị ngành tài chính cần rà soát chính sách thu. Bởi trong điều kiện hội nhập ngày càng tăng, cần thực hiện việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết.

Do đó, để bù đắp hụt thu do giảm thuế, chính sách thu ngân sách cần nghiên cứu đảm bảo bù đắp hụt thu.

Đặc biệt, ngành tài chính phải rà soát các quy định và thực thi việc miễn, giảm, giãn, hoàn thuế, không được để lợi ích nhóm xen vào từ khi xây dựng thể chế chính sách đến khi thực thi.

Riêng về thu ngân sách, Phó thủ tướng lưu ý khi giao dự toán thu cho các địa phương sao cho hợp lý. Với cách làm như hiện nay, có thể khiến tỉnh nào cũng phải tìm cách tăng thu.

Tùy đặc thù địa phương, theo ông, không nhất thiết mọi tỉnh đều năm sau thu phải tăng so với năm trước với tỉ lệ như nhau.

Ngoài ra, để đảm bảo thu ngân sách bền vững, không được ban hành thêm chính sách gây khó khăn cho sản xuất, thương mại, mà trái lại, phải tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đảm bảo cân đối ngân sách, Phó thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính và các tỉnh không đạt chỉ tiêu thu trong năm nay thì sang năm cần điều chỉnh giảm chỉ tiêu chi, không thể cứ chi để gây bội chi ngân sách địa phương rồi chạy lên kêu trung ương hỗ trợ.

Các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục cắt giảm chi hội họp, khánh tiết để cắt giảm tiêu thiết thực và hiệu quả.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo ngại nguy cơ hụt thu ngân sách trung ương có thể xảy ra vì giá dầu bình quân 6 tháng đầu năm là 40 USD/thùng, giảm trên 20% so với dự toán.

Cùng với đó là tác động của việc thực hiện cắt giảm thuế theo các cam kết khi VN tham gia các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư rất chậm.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế thấp và thu khó khăn hơn.

Để đảm bảo hoàn thành dự toán thu ngân sách, ông Dũng cho hay đã họp với 13 địa phương có điều tiết thu về trung ương và cùng chỉ ra “từng món, từng miếng” có khả năng thu.

Bộ Tài chính đã giao chỉ tiêu tăng thu thêm so với dự toán cho 13 địa phương (Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng...) với tổng số tiền hơn 58.000 tỉ đồng (không kể tiền sử dụng đất). Do đó, tổng thu ngân sách năm nay sẽ vượt dự toán như năm ngoái.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục