tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 03-06-2016

  • Cập nhật : 03/06/2016

Lương 3 triệu nhiều tiến sĩ bỏ việc

Tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong năm qua không ít tiến sỹ (TS) đã chuyển ra ngoài làm việc cho các trường đại học và doanh nghiệp. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều viện nghiên cứu khác khi mức lương trả cho TS chỉ hơn 3 triệu đồng.

“Chỉ mong bằng lương bộ đội”

Trước khi về nước, TS Phạm Đình Minh, nghiên cứu viên Phòng Hóa sinh, Viện Công nghệ sinh học từng có thời gian 5 năm học và gần 3 năm làm Postdoc (nghiên cứu sau tiến sỹ) tại Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan. Đầu năm 2016, TS Minh về nước, làm việc tại Phòng Hóa sinh của Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Do Phòng Hóa sinh chưa có chỉ tiêu biên chế nên TS Minh làm việc theo hình thức hợp đồng ngắn hạn với hệ số lương 3.0, khoảng 3 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, không có thêm bất cứ nguồn thu nào khác. Trong khi đó, thời gian làm Postdoc ở Đài Loan, thu nhập của TS Minh là 2.500 USD/tháng.

Để duy trì cuộc sống sau khi về nước, ngoài công việc tại viện, TS Minh phải làm thêm ở bên ngoài. Anh tâm sự, sẽ cố gắng theo đuổi đam mê nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu không thể tồn tại được, anh sẽ nghĩ đến việc chuyển ra làm ở ngoài.

TS Bùi Văn Ngọc, Trưởng nhóm Công nghệ Gene 7, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gene cũng trong tình cảnh tương tự. Sau làm nghiên cứu sinh tại Đại học danh tiếng Heidelberg của Đức, TS Ngọc ở lại làm Postdoc với mức lương 1.800 euro/tháng. Năm 2010, TS Ngọc về nước làm tại Viện Công nghệ Sinh học với mức lương 3 triệu một tháng. Số tiền tích cóp được trong những năm vừa nghiên cứu vừa đi làm thêm ở nước ngoài phải mang ra chi dùng cho cuộc sống hằng ngày. “Năm đầu tiên sau khi về nước rất khó khăn, mình phải làm nhiều nghề như dạy thêm ngoại ngữ để sống. Nhiều lúc không muốn nhận là TS ở nước ngoài về vì mọi người sẽ nghĩ TS nước ngoài về sao mà nghèo thế”, TS Ngọc tâm sự.

“Nhiều TS đang làm Postdoc ở nước ngoài với mức lương 3.000-4.000 USD một tháng, nay về nước mức lương 4 triệu đồng, thực sự không sống nổi, không đủ tiền thuê nhà”.

PGS.TS Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học

 

Ở thời điểm hiện tại, TS Ngọc tham gia vào một đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, theo anh cơ chế mỗi người chỉ được tham gia một đề tài nghiên cứu đang là rào cản với các nhà khoa học vì khi đề tài kết thúc, nhà khoa học mất 1-2 năm để chờ đề tài mới. Đây sẽ là khoảng thời gian hẫng vì không có đề tài và thu nhập bấp bênh. TS Ngọc tâm sự, anh chỉ mong muốn lương của nhà khoa học được như ngành vũ trang, quân đội. “Lương cơ bản 5-7 triệu đồng là có thể yên tâm nghiên cứu rồi”, TS Ngọc nói.

Theo PGS.TS Đồng Văn Quyền, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học, thời gian qua, nhiều cán bộ trẻ của Viện đã chuyển ra các đơn vị bên ngoài vì mức thu nhập không đủ sống. Viện Công nghệ Sinh học là nơi đào tạo nhiều cán bộ KHCN có trình độ cao, hầu hết học ở nước ngoài về nhưng việc giữ chân những người này rất khó khăn. Viện cố gắng tạo ra môi trường học thuật tốt nhất để thu hút và giữ chân cán bộ trẻ nhưng như thế chưa đủ. “Nhiều TS đang làm Postdoc ở nước ngoài với mức lương 3.000-4.000 USD một tháng, nay về nước mức lương 4 triệu đồng, thực sự không sống nổi, không đủ tiền thuê nhà”, PGS Quyền nói.

Trong khi đó, nhiều cơ sở bên ngoài sẵn sàng trả lương cho các nhà khoa học gấp cả chục lần mức lương ở trong Viện. Thế nên, chỉ hơn một năm, nhiều cán bộ trẻ của Viện Công nghệ Sinh học đã chuyển ra ngoài làm việc tại Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học quốc tế TPHCM hoặc trở lại nước ngoài làm Postdoc. “Ở đó, họ có thể sống được bằng lương, ở Viện thì thực sự rất khó khăn”, PGS Quyền chia sẻ.

Nhiều người giỏi không lựa chọn khoa học

Tình trạng chảy máu chất xám không chỉ diễn ra ở Viện Công nghệ Sinh học mà ở nhiều đơn vị nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, viện này cũng đang chật vật giữ chân những người giỏi. Thời gian qua, 6 cán bộ của viện đã chuyển sang Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam làm việc. “Vừa rồi, một TS từ Pháp về làm việc tại Viện cũng có ý định đi vì lương chỉ có 3 triệu đồng trong khi cơ sở nước ngoài trả 22 triệu đồng một tháng. Chúng tôi đã thuyết phục thành công TS này ở lại nhưng rõ ràng với cơ chế hiện nay, rất khó để giữ chân người giỏi”, PGS Lam cho biết.

Theo GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cách đây 5 năm, xu thế cán bộ nghiên cứu chuyển dịch từ Viện ra các đơn vị bên ngoài rầm rộ hơn. Bây giờ vẫn tiếp tục dù không mạnh bằng nhưng điều đó không có nghĩa cơ chế đãi ngộ đã đủ để giữ chân người giỏi. Thực tế hiện nay, nhiều người giỏi, ngay từ đầu đã không chọn con đường nghiên cứu. “ Những người xuất sắc nhất đa phần đã không chọn làm khoa học ngay từ khi chọn trường, chọn ngành học. Chúng tôi vẫn nói với nhau, những người trẻ thực sự nổi bật như thế hệ trước bây giờ rất ít, hoặc nếu có phần lớn làm việc ở nước ngoài”, GS Hải nói.

Theo PGS Đồng Văn Quyền, nhiều cán bộ trẻ của Viện Công nghệ Sinh học đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài đã không trở về và không biết bao giờ mới trở về. “Phòng mình có 4 bạn ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh chưa về. Mình có thể thuyết phục được các bạn ấy về nhưng nếu về mà không được như mong muốn thì các bạn ấy lại đi thôi’, PGS Quyền nói.

cuoc song kinh te kho khan, cac tien sy kho ma tap trung cho cong viec.

Cuộc sống kinh tế khó khăn, các tiến sỹ khó mà tập trung cho công việc.

 

Theo GS Dương Ngọc Hải, mỗi năm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Nhà nước cấp khoảng 800-1.000 tỷ đồng. Viện có 4.000 cán bộ, trung bình 250 triệu đồng một người, đã bao gồm cả tiền trang thiết bị, chi phí nghiên cứu, trả lương cho cán bộ. Với nguồn tiền trên, viện đã cố gắng có nhiều chính sách để trọng dụng, thu hút cácnhà khoa học trẻ như tạo các đề tài cơ sở để các nhà khoa học trẻ nghiên cứu, thưởng tiền cho các công trình công bố quốc tế. Tuy nhiên, vẫn khó khăn trong thu hút người giỏi vào làm việc bởi nguồn kinh phí hạn chế, trung bình thạc sỹ lương trên dưới 3 triệu, tiến sỹ trên dưới 5 triệu đồng. Nhiều TS vẫn đi thuê nhà.

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, tình trạng chảy máu chất xám và không thu hút được người giỏi làm cho thế hệ khoa học kế cận ít người giỏi, tạo ra một lỗ hổng cho ngành KHCN Việt Nam. Trong khi đó, PGS.TS Đồng Văn Quyền cho biết, với cơ chế hiện nay, ông lo lắng, viện nghiên cứu sẽ thiếu hụt người làm nghiên cứu trong tương lai.(TP)


Xe khách chở người Việt nổ tung tại Lào, 9 người chết

hien truong co mau, manh kinh va xac phao bay tung toe. anh: x.h

Hiện trường có máu, mảnh kính và xác pháo bay tung tóe. Ảnh: X.H

Chiếc xe khách chở 12 người Việt đi từ Lào về cửa khẩu Cha Lo đã bất ngờ bị nổ tung sáng 2-6 khiến 9 người trên xe chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng.

Trưa 2-6, thông tin từ cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình, cho biết đến trưa cùng ngày những nạn nhân vụ nổ xe khách tại Lào vẫn chưa được đưa về Việt Nam. Hiện các cơ quan chức năng Lào vẫn đang xử lý vụ việc.

Theo thông tin này, vụ nổ xe xảy ra vào sáng cùng ngày. Chiếc xe khách loại 30 chỗ mang biển kiểm soát của Lào - UN 3897 chở 12 người đều quê Nghệ An đang trên đường về cửa khẩu Cha Lo thì bất ngờ bị nổ tung.

Vụ nổ khiến 9 người chết tại chỗ. Ba người khác bị thương nặng hiện đang được cấp cứu tại Lào. Nơi xảy ra tai nạn là khu vực rừng núi, ít dân cư nên việc cấp cứu gặp nhiều khó khăn. Thông tin ban đầu nơi xảy ra tai nạn thuộc tỉnh Khăm Muộn (Lào).

Hiện vẫn chưa xác định được danh tính cũng như địa chỉ cụ thể của các nạn nhân.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Kỳ, giám đốc Sở GTVTNghệ An cho biết đã nhận được thông tin về vụ tai nạn của xe khách trên.

Chiếc xe nói trên của nhà xe Khánh Đơn chạy tuyến Lào - Nghệ An, đã gặp nạn gần cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Cơ quan chức năng Nghệ An đang phối hợp với Sở GTVT Quảng Bình xác minh sự việc và danh tính các nạn nhân gặp nạn.

Trao đổi với chúng tôi lúc 12g trưa nay, ông Võ Minh Đức - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nghệ An cũng cho biết đang cử các đơn vị xác minh từ phía nhà xe Khánh Đơn.


Làm kênh tưới tiêu 27 triệu, khai khống... hơn 1 tỉ đồng

kenh noi dong tai xa ia peng, huyen phu thien xay dung so sai - anh: t.b.d

Kênh nội đồng tại xã Ia Peng, huyện Phú Thiện xây dựng sơ sài - Ảnh: T.B.D


Tiền Nhà nước và người dân đóng góp làm kênh tưới tiêu, UBND xã Ia Peng, H. Phú Thiện tỉnh Gia Lai chỉ xây dựng 27 triệu đồng, nhưng hồ sơ quyết toán khai khống… hơn 1 tỉ đồng.

Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Thiện Võ Thanh Lâm cho biết chủ tịch UBND huyện Phú Thiện đã ký công văn chuyển hồ sơ sai phạm tài chính nghiêm trọng tại UBND xã Ia Peng qua Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Phú Thiện thụ lý.

Quyết toán khống cả tỉ đồng

Ông Nguyễn Thanh Cường - chủ tịch UBND xã Ia Piar, nguyên chủ tịch UBND xã Ia Peng - cũng bị đề nghị khởi tố về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Đỗ Hồng Sơn - chủ tịch UBND xã Ia Peng - cho biết cuối năm 2015, khi ông Cường bàn giao chức chủ tịch UBND xã để nhận công tác nơi khác, ông nhận thấy nhiều khoản thu chi bất hợp lý trong hồ sơ. Tá hỏa với các khoản nợ nần này, ông Sơn đã không chấp nhận bàn giao.

“Năm nào Nhà nước cũng rót vốn 40% về cho xã, số còn lại do dân đóng góp mà nợ xây dựng kênh mương trong hai năm 2013-2014 của xã lên tới 1,7 tỉ đồng là quá vô lý nên tôi không chịu. Tôi cũng không chấp nhận làm chủ tịch UBND xã mà nợ nhiều như thế” - ông Sơn nói.

Ngày 15-1, bí thư Huyện ủy Phú Thiện đã chỉ đạo thanh tra đột xuất công tác thu chi tài chính tại UBND xã Ia Peng.

Tại cánh đồng lúa ở xã Ia Peng chiều 1-6, PV Tuổi Trẻ ghi nhận nhiều tuyến kênh đã bị hư hỏng nặng, đá bị xô lệch khiến nước tràn ra bên ngoài.

Tại nhiều đoạn kênh mới được xây dựng, dù đáy được đổ bêtông nhưng nhiều đoạn bị nước bào mòn, lộ ra phía dưới không được lót đáy. Quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận ra việc thi công kênh mương này được làm sơ sài.

Trong kết luận thanh tra do ông Rơ Chăm Na Li - chủ tịch UBND huyện Phú Thiện - ký gửi cơ quan điều tra thể hiện: chỉ riêng trong hai năm 2013, 2014 dù được vốn nhà nước rót về, nhân dân đóng góp xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu cánh đồng lúa nhưng trên các tuyến kênh mương, các hạng mục đều trống trơn, giá trị thi công thực tế chỉ đạt... 27 triệu đồng.

Dù không làm trên thực tế nhưng trong hồ sơ nghiệm thu, đề xuất quyết toán đã được phê duyệt, ông Nguyễn Thanh Cường ký đề xuất quyết toán khống tổng số tiền 1 tỉ đồng.

Nghiệm thu khống để rút tiền nhà nước

Thanh tra Phú Thiện khẳng định các hạng mục trên hồ sơ như bêtông đá, đá hộc, móng nền kênh mương... thực tế đã không được thực hiện nhưng vẫn được lập chứng từ khống để rút tiền nhà nước.

Lý giải vì sao công trình không xây dựng nhưng vẫn được nghiệm thu, đề xuất quyết toán mà xã không có ý kiến, ông Đỗ Hồng Sơn nói:

“Mọi việc ông Cường lúc đó đang là chủ tịch UBND xã điều phối hết, lúc nghiệm thu ông này giao cho cán bộ xã đi nghiệm thu, kiểm tra, nhưng chúng tôi đâu biết gì về kỹ thuật. Ra thấy mương xây lên, nước chảy lênh láng đó thì biết vậy rồi ký vào”.

Ngoài số tiền khai khống trên, ông Nguyễn Thanh Cường và nhiều cán bộ tại xã Ia Peng cũng được xác định là chi sai nguyên tắc, rút ruột gần 300 triệu đồng tiền nhà nước từ các khoản thu như quỹ an ninh quốc phòng, tiền hỗ trợ người nghèo, tiền liên hoan gặp mặt...

Các hồ sơ chứng từ đều không rõ ràng, nhiều chứng từ được lập khống


Nhà máy In tiền Quốc gia thông báo lãi 30 tỷ trong năm 2015

Ngành nghề kinh doanh chính của Nhà máy In tiền Quốc gia là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng… theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nhà máy In tiền Quốc gia (NBPP), công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm chủ sở hữu, vừa công bố kết quả hoạt động trong năm tài chính 2015.

Theo đó, trong năm 2015, NBPP đạt 1.430 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và 27 tỷ doanh thu từ hoạt động tài chính. Trừ đi các chi phí, NBPP đạt 30 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 23,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2014, NBPP đạt 1.502 tỷ doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, 22 tỷ doanh thu tài chính và lãi trước thuế 32,8 tỷ đồng.

NBPP đặt mục tiêu đạt hơn 1.958 tỷ đồng doanh thu cho năm 2016 với lợi nhuận dự kiến đạt gần 38 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đã tăng gần gấp rưỡi vốn điều lệ của NBPP trong năm vừa qua, từ 1.012 tỷ lên 1.475 tỷ đồng. Tổng tài sản của Nhà máy đến cuối năm 2015 đạt gần 1.600 tỷ đồng.

nbpp dam trach ca hoat dong san xuat vang mieng

NBPP đảm trách cả hoạt động sản xuất vàng miếng

Ngành nghề kinh doanh chính của NBPP là in, đúc tiền, sản xuất vàng miếng, giấy tờ có giá… theo kế hoạch được giao của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Có thể thấy hoạt động của NBPP cũng giống như các doanh nghiệp in ấn thông thường, nhưng phục vụ “khách hàng” đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước.

NBPP hiện có hơn 600 nhân viên với mức thu nhập bình quân trong năm 2015 đạt 14,9 triệu đồng/người/tháng. Với các chức danh quản lý, mức thu nhập bình quân là 34,2 triệu đồng/người/tháng – giảm đáng kể so với mức 50,3 triệu đồng trong năm 2014.


Bộ Công thương chuẩn bị nhận hàng nghìn tỷ đồng cổ tức từ Sabeco

Theo kế hoạch, Bộ công thương sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Sabeco xuống 36% nhưng cho đến lúc này vẫn chưa có lộ trình cụ thể.

Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa có thông báo chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2015.

Cụ thể, căn cứ vào nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2016, Sabeco sẽ tiến hành chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ, tương đương 3.000đ/mỗi cổ phần mệnh giá 10.000đ.

Thời điểm chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức là ngày 10/6/2016 và cổ đông sẽ nhận cổ tức Sabeco từ ngày 29/6/2016 đến hết ngày 27/12/2016.

Vốn điều lệ Sabeco tính tới cuối năm 2015 là gần 6.413 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ sở hữu của Bộ Công thương là 90%. Như vậy, số tiền cổ tức mà Bộ Công thương sắp thu về từ Sabeco lên tới 1.724 tỷ đồng.

Sabeco dù đã IPO từ năm 2008, tuy nhiên hoạt động tại doanh nghiệp này vẫn khá giống với các doanh nghiệp nhà nước khi Bộ công thương nắm tỷ lệ sở hữu quá lớn. Theo kế hoạch, Bộ công thương sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Sabeco xuống 36% nhưng cho đến lúc này vẫn chưa có lộ trình cụ thể.

Tại ĐHCĐ vừa qua, ông Võ Thanh Hà, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Sabeco cho biết việc thoái vốn của Bộ Công thương tại Sabeco là ngoài phạm vi, quyền hạn của mình và Sabeco không quyết định được điều này dù đà nhiều lần gửi công văn đến cơ quan hữu trách trong nhiều năm qua.

Năm 2016, Sabeco đặt kế hoạch lãi sau thuế 3.436 tỷ đồng, giảm 5% so với năm ngoái. Tỷ lệ cổ tức chi trả cũng chỉ còn 25% thay vì 30% như trong năm trước đó.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục