Sau tiếng động rất lớn, kính nổ văng khắp nhà, vợ chồng anh Đức chạy ra thì chứng kiến một người nằm bất động trước cửa, mảnh thi thể ở khắp các tầng cao.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh tối 18-03-2016
- Cập nhật : 18/03/2016
Người Việt tốn gấp 3 lần cho bữa ăn sau hơn một thập kỷ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2010 đến 2015, giá trị tiêu dùng hàng thực phẩm của Việt Nam mỗi năm tăng gấp rưỡi, từ 18,7 tỷ USD (khoảng 358.000 tỷ đồng) lên 27,6 tỷ USD. Dự kiến năm 2016, con số này sẽ đạt khoảng 29,5 tỷ USD, xấp xỉ 538.000 tỷ đồng.
Chỉ số tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu người cũng tăng tương ứng trong giai đoạn 2010-2015. Năm 2015, con số này vào khoảng 5,6 triệu đồng và dự kiến đạt 5,77 triệu đồng vào 2016. Nếu so với năm 2004, tiêu dùng thực phẩm bình quân của mỗi người tăng gấp 3 lần.
Chia sẻ tại hội thảo "Xu hướng tiêu dùng hiện đại và thực phẩm sạch" ngày 16/3, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) cho biết chi bình quân cho lương thực, thực phẩm ở một số thành phố lớn cao khoảng gấp đôi so với mức trung bình. Chẳng hạn năm 2014, khoản chi trung bình tại TP HCM là 961.000 đồng một người mỗi tháng, Đà Nẵng là 802.000 đồng.
Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, giá trị tiêu thụ thực phẩm tăng khá ấn tượng do thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam cao hơn và sự phát triển của ngành bán lẻ. Đơn vị này nhận định, hiện vẫn có tới 85% người tiêu dùng mua thực phẩm qua các kênh truyền thống như hộ kinh doanh ở chợ, những người bán lẻ ven đường.... Chỉ có khoảng 15% còn lại là giao dịch qua kênh hiện đại như siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Tuy nhiên, Hiệp hội cho biết, con số trên đang dần thay đổi nghiêng về phía các định dạng bán lẻ hiện đại.
Đơn vị này cũng nhận định, xu hướng tiêu dùng đối với lương thực, thực phẩm của người dân Việt Nam hiện nay cũng thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây người tiêu dùng quan tâm tới nhu cầu ăn no, thì giờ đây còn cần cả ăn ngon và tiêu dùng an toàn nhằm cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.
Dính sai phạm tài chính, trưởng phòng Giáo dục mất chức
Liên quan đến vụ “Phòng GD&ĐT huyện Bình Tân chi sai hơn 15 tỉ đồng”(Pháp Luật TP.HCM đã thông tin), chiều 17-3, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết UBND huyện đã có quyết định như trên, đồng thời bổ nhiệm người khác thay thế vị trí của ông Son.
Nguồn tin cũng cho biết hiện cơ quan chức năng huyện Bình Tân đang xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng đối với ông Son.
Ông Son bị xử lý kỷ luật do dính tới sai phạm trong quản lý tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản với số tiền sai phạm qua thanh tra phát hiện trên 15,27 tỉ đồng.
Hiện hồ sơ của thanh tra đã chuyển qua cơ quan CSĐT để làm rõ trách nhiệm của ông Son và kế toán trưởng của phòng. Tuy nhiên đến nay phía công an chưa chính thức thông tin là có dấu hiệu vi phạm hình sự hay không.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, qua thanh tra, phía cơ quan chức năng huyện Bình Tân phát hiện tại Phòng GD&ĐT có các sai phạm liên quan việc mua sắm, sửa chữa tài sản với số tiền trên 15,27 tỉ đồng, qua đó kiến nghị thu hồi 150.400.000 đồng.
Chủ tịch UBND huyện Bình Tân khi ký kết luận thanh tra đã cho rằng ông Son, Trưởng phòng GD&ĐT và Lê Hữu Đức (kế toán) xác định có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các trường và quyền lợi chính đáng của giáo viên ở huyện nên chuyển hồ sơ cho công an làm rõ.
Nghệ sĩ không nộp thuế sẽ bị thu hồi giấy phép biểu diễn
Được biết quy định hiện hành chỉ nêu những trường hợp bị cấm trong biểu diễn nghệ thuật, nghị định lần này đã quy định cụ thể những trường hợp nếu vi phạm sẽ bị xử lý bằng hình thức thu hồi giấy phép biểu diễn.
Nhóm người Trung Quốc chuyển hơn 800 tỉ đồng phi pháp vào Việt Nam
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên xét xử, tuyên phạt nhóm bị cáo người Trung Quốc gồm: Wang Hui (28 tuổi) 15 tháng tù giam, Zou Jun (32 tuổi), Cui Jing Jing (29 tuổi), Huang Xiao Yan (32 tuổi), Ma Liang (27 tuổi), Yang Huan (24 tuổi) và Teng Bao Yi (22 tuổi) cùng mức án 14 tháng 12 ngày tù giam về tội kinh doanh trái phép.
Theo đó "núp bóng” Công ty Minh Ngọc (đóng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mặc dù trong giấy phép công ty này không có chức năng nhận và chuyển tiền quốc tế, song các đối tượng vẫn tiến hành hoạt động trên một cách phi pháp.
Tháng 2-2014, Wang Hui cùng sáu đối tượng nói trên được một người tên Joe (mang quốc tịch Trung Quốc) thuê sang Việt Nam làm nhân viên nhận chuyển tiền qua hệ thống vệ tinh toàn cầu.
Trong chức danh quản lý, Wang Hui nhanh chóng tuyển dụng hàng chục nhân viên là người Việt Nam, đồng thời phối hợp ăn ý với sáu đối tượng cùng quốc tịch để thực hiện yêu cầu nhận, chuyển tiền từ Joe.
Wang Hui là đối tượng trực tiếp hướng dẫn hầu hết các nhân viên ở Công ty Minh Ngọc về các thao tác trên máy vi tính. Cùng với đó, Joe cung cấp cho Wang Hui 1.409 tài khoản ngân hàng mở ở bên Trung Quốc và phân định rõ tài khoản nào chuyên dùng để nhận tiền, tài khoản nào chuyên dùng vào việc chuyển tiền.
Với thủ đoạn này, trung bình mỗi ngày nhóm của Wang Hui thực hiện khoảng 600 đơn chuyển tiền đi và đến với tổng số lượng tiền là 1 triệu nhân dân tệ, tương đương hơn 3,3 tỉ đồng.
Tài liệu truy tố cho thấy từ tháng 6-2014 đến tháng 2-2015, nhóm của Wang Hui đã thực hiện hàng ngàn lệnh chuyển tiền với tổng số tiền lên đến 240 triệu nhân dân tệ, tương ứng với hơn 807,4 tỉ đồng. Trong đó, số giao dịch chuyển tiền đi thành công là khoảng 168 triệu nhân dân tệ, ứng với hơn 565 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, công an xác định Công ty Minh Ngọc do Nguyễn Thị Hải (26 tuổi, trú tại Thanh Hóa) làm giám đốc và là người đại diện theo pháp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng này đã bỏ trốn nên cơ quan tố tụng quyết định tách hồ sơ để điều tra, xử lý sau.
Bộ Công Thương chỉ đạo 'siết' hoạt động bán hàng đa cấp