tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 25-05-2016

  • Cập nhật : 25/05/2016

Nhật viện trợ khẩn 2,5 triệu USD cứu hạn và xâm nhập mặn cho Việt Nam

Chính phủ Nhật viện trợ không hoàn lại khẩn cấp 2,5 triệu USD cho Việt Nam, nhằm giúp ứng phó thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn. 
hang nghin ha lua o dong bang song cuu long chet do han man. anh: cuu long.

Hàng nghìn ha lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chết do hạn mặn. Ảnh: Cửu Long.

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam, chính phủ nước này hôm nay quyết định hợp tác viện trợ không hoàn lại khẩn cấp trị giá 2,5 triệu USD thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).

Khoản tiền nhằm giúp Việt Nam đối phó với thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng trên diện rộng tại khu vực cao nguyên trung bộ, khu vực nam trung bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

"Khoản viện trợ không hoàn lại này sẽ được dành để hỗ trợ cho các lĩnh vực như nước sạch, vệ sinh và dinh dưỡng... dựa vào tình hình thiệt hại do hạn hán và ngập mặn gây ra như sản lượng nông nghiệp giảm, thiếu nước và thực phẩm, nhiều phụ nữ và trẻ em bị suy dinh dưỡng", thông cáo viết.

Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ hợp tác với chính phủ Việt Nam nhằm nhanh chóng triển khai viện trợ lần này, đồng thời có quan điểm xem xét hợp tác liên quan đến các biện pháp ứng phó trung và dài hạn trong thời gian tới.

Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70 - 90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm 15 - 20 km. Kinh tế và đời sống dân sinh của địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều tỉnh miền Tây bị hạn, xâm nhập mặn hoành hành đã công bố tình trạng thiên tai. Hàng trăm nghìn ha lúa, mía, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản bị thiệt hại; hơn một triệu người dân thiếu nước ngọt sử dụng.


Nữ cố vấn gốc Việt cho chính sách xoay trục của Obama

Bà Elizabeth Phú, 40 tuổi, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Tổng thống Barack Obama thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương. 
uy vien hoi dong an ninh quoc gia tai nha trang elizabeth phu. anh: la times

Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng Elizabeth Phú. Ảnh: LA Times

Theo LA Times, bà Elizabeth Phú rời Việt Nam cùng gia đình đến Mỹ định cư khi mới gần 4 tuổi. Gia đình bà Phú có hai chị em gái. Mẹ bà là y tá đã nghỉ hưu, còn bố bà vẫn làm việc trong công ty tài chính đầu tiên mà ông được nhận vào từ khi sang Mỹ. 

Năm 1997, bà Phú tốt nghiệp hạng ưu chuyên ngành khoa học chính trị ở đại học California Berkeley, sau đó lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thái Bình Dương tại đại học California ở San Diego.

Bà cũng từng tu nghiệp trong vòng một năm tại học viện quân sự cấp cao Dwight D. Eisenhower.

Bà Phú là một chuyên gia về an ninh quốc gia với 15 năm kinh nghiệm phục vụ tại Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ qua hai chính quyền của cựu tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama. 

Bà phát triển và đàm phán các thỏa thuận quốc tế có tác động đến an ninh quốc gia về lâu dài. Bà chứng tỏ được khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, xử lý các tình huống khủng hoảng và điều hành nhiều chương trình lớn. 

Từ năm 2002 đến 2007, bà Phú nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong Bộ Quốc phòng Mỹ như trợ lý chính sách NATO về Nga và Ukraine, giám đốc Các Vấn đề Đông Nam Á phụ trách phát triển chính sách quân sự của Mỹ với Singapore, Philippines, Australia, trợ lý chính sách chống phổ biến vũ khí. 

Trong gần 10 năm qua, bà là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á. 

Người phụ nữ gốc Việt này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở Đông Nam Á, một khu vực quan trọng về thương mại và liên minh chiến lược.

"Đây là ngôi nhà của lòng nhân đạo, nơi có một số nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Và đó là trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của tôi", ông Obama từng phát biểu tại Malaysia trong chuyến công du 3 nước dài 10 ngày hồi tháng 11 năm ngoái mà bà Phú là một trong số những quan chức Nhà Trắng tháp tùng. 

Với những đóng góp trên, bà nhiều lần được chính phủ Mỹ vinh danh và khen thưởng như huy chương dành cho cá nhân xuất sắc của Bộ Quốc phòng, giải thưởng cống hiến xuất sắc cho Hội đồng An ninh Quốc gia, giải thưởng ưu tú về kiểm soát tài sản nước ngoài.


Nga nói về việc Mỹ dỡ cấm vận vũ khí với Việt Nam

Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga cho rằng việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các thương vụ vũ khí giữa Moscow và Hà Nội. 
tau ngam kilo tp ho chi minh nam 2014 duoc lai dat vao cang cam ranh. anh:phong nghi

Tàu ngầm kilo TP Hồ Chí Minh năm 2014 được lai dắt vào cảng Cam Ranh. Ảnh:Phong Nghị

"Quan hệ của chúng tôi với Việt Nam mang tính chiến lược và việc phát triển sẽ phụ thuộc vào giới lãnh đạo của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều này (việc dỡ lệnh cấm vận) sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu vũ khí của Nga", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Anatoly Punchukdeputy, phó giám đốc cơ quan liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, hôm qua nói.

Trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo Washington quyết định dỡ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Lệnh cấm vận được nới lỏng năm 2014. 

Tổng thống Obama đưa ra tuyên bố trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam. Đây là lần đầu tiên ông tới Việt Nam trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống. Ông cũng là tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. 

Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga. Việt Nam đã mua nhiều loại vũ khí của nước này, trong đó có khinh hạm Gepard 3.9 và các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo theo Đề án 636. Việt Nam cũng đóng các tàu tên lửa tấn công lớp Molniya, theo công nghệ do Nga chuyển giao.


Vietnam Airlines thay đổi chức vụ hàng loạt lãnh đạo

Từ ngày 1/6, Vietnam Airlines sẽ có Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc mới.

Ngay sau đại hội thường niên 2016 của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) diễn ra ngày 23/5 ở Hà Nội, Hội đồng quản trị công ty đã họp và nhất trí thông qua ông Phạm Viết Thanh thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines do thay đổi công tác theo phân công của Bộ chính trị và ông Phạm Ngọc Minh thôi giữ chức Tổng giám đốc để bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Dương Trí Thành thôi giữ chức Phó tổng giám đốc công ty để nhận chức Tổng giám đốc.Ngày 1/6 tới, các quyết định sẽ chính thức có hiệu lực. Đây là lần đầu tiên, sau khi cổ phần hóa, Vietnam Airlines tiến hành thay đổi chức vụ hàng loạt lãnh đạo.

dai hoi tien hanh bau bo sung thanh vien hoi dong quan tri.

Đại hội tiến hành bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

Trước đó, vào thời điểm diễn ra đại hội cổ đông thường niên 2016, cổ đông cũng thông qua bầu cử bổ sung ông Dương Trí Thành vào thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020.

Về hoạt động đầu tư, Vietnam Airlines cho biết sắp hoàn tất việc đàm phán Hợp đồng mua bán cổ phần với Tập đoàn hàng không Nhật Bản ANA Holdings để tiến hành ký kết vào cuối tháng 5/2016. Sau khi hoàn tất giao dịch với ANA Holdings Inc, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục phát hành thêm cổ phần để giảm tỷ lệ nắm giữ của cổ đông Nhà nước còn 75%, hướng tới giảm tiếp xuống 65% vốn điều lệ.

Năm 2016, Vietnam Airlines dự kiến đạt tổng sản lượng vận chuyển gần 20,1 triệu lượt khách; doanh thu hợp nhất là 77.800 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ đạt 62.900 tỷ, lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn tổng công ty 2.300 tỷ đồng.

Năm 2015, công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch với tổng doanh thu đạt hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.048,8 tỷ, tăng hơn 70% so với kế hoạch 2015; tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu vượt hơn 73% so với kế hoạch năm.

Ngoài ra, Tổng công ty đã hoàn thành thoái vốn 13 danh mục đầu tư ngoài ngành, đạt 98% tổng giá trị thoái vốn theo kế hoạch với tổng số tiền thu được là 819 tỷ đồng, cao hơn 2 lần giá trị đầu tư thực tế.


Phó chủ tịch Boeing: Vietjet Air sẽ không gặp khó với đơn hàng 11 tỷ USD

Trao đổi với VnExpress, Phó chủ tịch Boeing - Dinesh Keskar tin tưởng vào khả năng tài chính của khách hàng, đồng thời cho rằng hợp đồng với Vietjet có thể giúp cải thiện thị phần của hãng tại Việt Nam.

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama đến Việt Nam, hãng hàng không Vietjet Air và nhà sản xuất máy bay Boeing đã hoàn tất hợp đồng mua - bán 100 tàu bay dòng 737 Max, trị giá 11,3 tỷ USD. Ông Dinesh Keskar - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ của Boeing đã có cuộc trao đổi với VnExpress xung quanh thương vụ này.- Hợp đồng lịch sử mà Boeing và Vietjet Air vừa ký ngày 23/5 nhận được nhiều chào đón tại Việt Nam, song cũng không ít ý kiến hoài nghi về giá trị thương vụ lên tới hơn 11 tỷ USD, trong khi thực tế doanh thu hiện nay của bên mua chỉ khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Là người bán hàng, ông nghĩ sao về điều này?

ong dinesh keskar - pho chu tich cap cao phu trach kinh doanh tai khu vuc chau a - thai binh duong va an do. anh: hindu business line

Ông Dinesh Keskar - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Kinh doanh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ. Ảnh: Hindu Business Line

- Theo hợp đồng, chúng tôi sẽ giao máy bay trong nhiều năm, khoảng 4-5 năm, chứ không phải cùng lúc. Việc này sẽ bắt đầu vào năm 2019, khi đó tình hình chắc chắn sẽ khác hiện nay. Boeing cũng từng ký các hợp đồng tương tự với nhiều hãng bay trên thế giới, như Lion Air ở Indonesia hay vài hãng khác ở Ấn Độ. Tất cả đều rất suôn sẻ. Chúng tôi tự tin Vietjet Air sẽ không gặp trở ngại nào với việc này.  

- Vậy cụ thể khoản tài chính cho hợp đồng sẽ được thu xếp ra sao, thưa ông?

- Ở vai trò của mình, chúng tôi chỉ có thể nói rằng Boeing sẽ làm việc chặt chẽ với các khách hàng để đảm bảo họ có đủ nguồn tài chính cần thiết. Vietjet là hãng bay tư nhân. Họ có thể đặt vấn đề với các ngân hàng thương mại để vay vốn mua máy bay.

- Có một thực tế là hiện các hãng hàng không Việt Nam ít dùng máy bay Boeing. Họ có vẻ chuộng Airbus hơn. Ông nghĩ gì về điều này?

- Thực ra hơn 20 năm trước, chúng tôi đã bán máy bay cho Vietnam Airlines rồi. Khi Vietjet Air thành lập, họ mua máy bay của Airbus. Đó là lý do vì sao họ hiện có nhiều máy bay Airbus hơn.

Nhưng giờ họ đã có 737 Max 200. Đây là loại máy bay tốt nhất trong phân khúc của mình, về hiệu quả hoạt động và chi phí trên mỗi chỗ ngồi. Việt Nam là thị trường rất quan trọng với Boeing. Các hãng bay giá rẻ như Vietjet Air sẽ giúp phát triển thị trường nội địa. Họ sẽ hưởng lợi từ loại máy bay này và đó là lý do Vietjet đặt 100 chiếc Boeing.

Đúng là hiện họ có nhiều máy bay Airbus hơn. Nhưng việc này sẽ thay đổi khi chúng tôi giao máy bay trong tương lai. Boeing cũng sẽ tiếp tục giao 787 Dreamliner cho Vietnam Airlines nữa. Vì thế, chúng tôi đang cảm thấy thoải mái hơn nhiều về vấn đề thị phần tại Việt Nam.

- Ông đánh giá thế nào về thị trường hàng không thương mại Việt Nam hiện nay?

- Hàng không tại Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Vietjet Air hoạt động chưa lâu, nhưng đã phát triển rất nhanh. Tôi được biết họ hiện nắm khoảng 40% thị phần nội địa và muốn tiếp tục phát triển sang các nước lân cận, như Thái Lan hay Indonesia. Đó là lý do họ muốn mua thêm nhiều máy bay.

Chúng tôi cho rằng ngành hàng không Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh và nhanh hơn các nước khác trong khu vực.

- Sau khi ký hợp đồng với Vietjet Air, Boeing có thêm kế hoạch nào khác ở Việt Nam hay không?

- Chúng tôi từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của Việt Nam và luôn tích cực giúp các bạn phát triển năng lực hàng không, đồng thời có rất nhiều hoạt động tại đây. Chúng tôi sẽ làm việc với Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Cơ quan Phát triển và Thương mại Mỹ (USTDA) để cải thiện cơ sở hạ tầng tại đây.

Các khoản đầu tư thêm sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu của cả Boeing và Việt Nam, nhưng chúng tôi sẽ đầu tư vào đây trong tương lai. Boeing cảm thấy rất hân hạnh với hợp đồng lớn hôm nay và kỳ vọng có thêm nhiều hoạt động tại Việt Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục