tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 23-08-2016

  • Cập nhật : 23/08/2016

Dự án trường đua ngựa 500 triệu USD tại Hà Nội tái khởi động

Tổ hợp dự án với hạng mục giải trí, trường đua ngựa có số vốn nửa tỷ USD đã tạm dừng gần chục năm nay vừa được nhà đầu tư tái khởi động. 

Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist) và Công ty Global Consultant Network (Hàn Quốc) vừa ký thỏa thuận thành lập liên doanh để đầu tư xây dựng dự án "Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, trường đua ngựa, sân golf" tiêu chuẩn 5 sao tại Hà Nội với tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD.Dự án này trước đó được Thủ tướng cho phép triển khai thí điểm và Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép từ năm 1999. Hanoi Tourist cũng chủ trì đàm phán với đối tác Anh từ năm 2005. Tuy nhiên, do diện tích đất 40ha tại huyện Thanh Trì không đáp ứng được mặt bằng cho dịch vụ này nên thành phố Hà Nội khi đó cho phép chuyển dự án đến địa điểm mới tại huyện Sóc Sơn, diện tích dự kiến là 1.200 ha. Đồng thời, dự án cũng được điều chỉnh thay đổi về đối tác đầu tư là Hàn Quốc và tổng vốn 500 triệu USD.

dua ngua va cac dich vu lien quan la mot nganh kinh doanh giai tri mang lai loi nhuan cao o nhieu nuoc.

Đua ngựa và các dịch vụ liên quan là một ngành kinh doanh giải trí mang lại lợi nhuận cao ở nhiều nước.

Đến năm 2007, công ty này đã có văn bản đề xuất xin UBND thành phố Hà Nội được nghiên cứu triển khai dự án. Tuy nhiên, do các quy định pháp lý về hoạt động cá cược đang trong quá trình xây dựng. Vì vậy, trên cơ sở báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội, năm 2008, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng cho biết, dự án liên doanh xây dựng và vận hành đua ngựa nói trên sẽ được Chính phủ xem xét sau khi ban hành các quy định pháp lý cần thiết để điều chỉnh các hoạt động cá cược, xổ số thể thao.

Gần đây, sau nhiều năm "thai nghén" (từ 2006), dự thảo Nghị định kinh doanh về đặt cược bóng đá, đua ngựa, đua chó do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo sắp được hoàn thành để trình Chính phủ. Đây là cơ sở để hình thành khung pháp lý cho hoạt động này. 

Đại diện Hanoi Tourist cho biết, sau lễ ký kết vừa qua, liên doanh sẽ có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội xin hướng dẫn các thủ tục triển khai dự án. 

Gần đây, một dự án trường đua ngựa nữa tại Bình Dương của Công ty cổ phần Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò vôi) cũng chính thức được triển khai đầu tư. Trường đua Đại Nam được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 60-70 ha, sẽ bao gồm các làng đua ngựa trên đất nền, trên cỏ; đua chó, đua môtô phân khối lớn, đua xe địa hình, đua mô tô nước với đường đua thiết kế có chiều dài khoảng 1,5km theo tiêu chuẩn quốc tế...


Doanh nghiệp nhỏ bị thua kiện là do kiến thức pháp luật kém

Đó là ý kiến của ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam tại Tọa đàm luật sư và DN trong quá trình hội nhập và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Tọa đàm do Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực phối hợp với Đoàn Luật sư TP Cần Thơ và Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 20-8 tại TP Cần Thơ.

TS Nguyễn Thanh Tú (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư  Pháp) trình bày tại tọa đàm về các hiệp định tự do... Ảnh: N.NAMTS Nguyễn Thanh Tú (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư  pháp) trình bày tại tọa đàm về các hiệp định tự do... Ảnh: N.NAM

Cụ thể, ông Lê Anh Văn cho rằng thách thức của công tác hỗ trợ pháp luật cho DN hiện nay là đòi hỏi DN phải nắm bắt các quy định pháp luật trong tình hình mới. Việc gia nhập các thiết chế thương mại quốc tế đa phương và song phương của Việt Nam đặt ra cho DN phải nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế.

“Sự quan tâm đến công tác pháp luật trong khối DNNVV còn rất mờ nhạt. Lãnh đạo DN giải quyết các vấn đề pháp luật chủ yếu khi có sự vụ xảy ra như kiện tụng, tranh chấp, tai nạn lao động, bị thanh tra, kiểm tra. Do không có biện pháp phòng ngừa nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra đa phần DN bị lúng túng, dùng mối quan hệ “cửa sau”, nhiều khi thua kiện mà lỗi do kiến thức pháp luật không tốt” - ông Văn cho hay.

Cạnh đó, cũng theo ông Văn, đa phần đội ngũ quản lý DNNVV không được đào tạo về pháp luật nên khi Nhà nước thanh, kiểm tra đều có nhiều vấn đề về pháp luật mà DN còn thiếu sót và vi phạm như lao động, bảo hiểm, môi trường, thuế, an toàn lao động, hợp đồng thương mại quốc tế…

Mặt khác, các DN chưa nhận thức được vai trò của hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi hội viên nên khi có tranh chấp pháp lý xảy ra thì chưa chủ động kiến nghị, đề xuất giúp đỡ.

ls tran minh tri cho rang luat su tp can tho hoi nhap chua bao nhieu va con nhieu kho khan. anh: n.nam

LS Trần Minh Trị cho rằng luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Ảnh: N.NAM

Luật sư Trần Minh Trị - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết Đoàn Luật sư TP Cần Thơ hiện có 225 luật sư chính thức, là đoàn lớn thứ tư trên cả nước (đứng sau TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai). Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập quốc tế, tư vấn DN, nhất là DN có yếu tố nước ngoài thì luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa được được bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Cụ thể, đến năm 2016, mới chỉ có vài văn phòng luật sư có một vài hợp hợp đồng tư vấn DN.

“Hiện nay đa số DN lớn khi đến đầu tư ở TP Cần Thơ đã tìm đến các luật sư tại chỗ để tư vấn nhưng qua tiếp xúc họ lại phải trở lên TP.HCM. Đây là một thực tế không vui với luật sư ở TP Cần Thơ. Trong khi đó, TP đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 20 luật sư có thể độc lập thực hiện các hợp đồng liên quan đến thương mại quốc tế. Để làm được điều này, Đoàn Luật sư TP sắp tới có chương trình dạy ngoại ngữ và kỹ năng tư vấn cho luật sư với các luật sư chuyên tư vấn quốc tế ” - luật sư Trị cho hay.(PLO)


Xuất hiện nhiều thủ đoạn buôn lậu, gian lận mới

Theo Cục Hải quan TP.HCM, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong những tháng đầu năm 2016 mặc dù đã giảm, song lại xuất hiện nhiều thủ đoạn mới, tinh vi hơn.

Đủ chiêu trò buôn lậu

Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại thường là lợi dụng việc hàng hóa được phân vào luồng Xanh và luồng Vàng, tức là được miễn kiểm tra thực tế, để khai báo thuế suất 0%, trong khi thực tế lại là hàng có thuế suất cao hoặc để nhập lậu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Phân tích các vụ vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện trong thời gian qua, lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan TP.HCM cho biết, ngoài những phương thức thủ đoạn thông thường trước đây (lợi dụng việc phân luồng, khai báo giảm số lượng, khai mặt hàng có thuế suất thấp...), thời gian gần đây xuất hiện các thủ đoạn mới.

Chẳng hạn ban đầu DN khai tờ khai nhập kinh doanh, sau khi có thông tin phối hợp kiểm tra, DN khai thêm tờ khai phi mậu dịch để hợp pháp hóa lượng hàng không khai báo, số lượng hàng phi mậu dịch bằng 1/2 hoặc gần bằng số lượng hàng DN khai báo trên tờ khai nhập kinh doanh trước đó.

Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng DN lợi dụng loại hình quá cảnh, lợi dụng việc khi khai báo tờ khai vận chuyển chỉ khai tên hàng đại diện để né tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Đối với mặt hàng NK có điều kiện, như: Sữa, mỹ phẩm... khi có thông tin kiểm tra DN điều chỉnh sang loại hình quá cảnh. Điển hình là Công ty TNHH TMDV H.N. khai báo trên manifest ban đầu là hàng tạp hóa và vật tư nông nghiệp. Sau đó DN điều chỉnh manifest sang loại hình quá cảnh sang Campuchia.

Một số DN lợi dụng loại hình gia công, SXXK khai báo là nguyên phụ liệu để gia công, SXXK nhưng thực tế là lợi dụng để NK hàng cấm. Điển hình là Công ty TNHH MB Việt Nam, mở tờ khai loại hình nhập nguyên liệu để gia công (E21) tại Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư, khai báo là vải nguyên phụ liệu may mặc, dây kéo, nút bấm…, mới 100%, xuất xứ Hàn Quốc. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa lại là thiết bị điện tử, điện gia dụng, động cơ ô tô, thân xe ô tô bị cắt rời... đã qua sử dụng, mỹ phẩm các loại, thiết bị y tế.

Không chỉ nhập lậu hàng cấm, đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện trường hợp có sự khác nhau giữa người nhận hàng trên tờ khai NK với người nhận hàng trên E-Manifest, DN lợi dụng thông thoáng trong điều chỉnh manifest để né tránh các quy định, chính sách quản lý NK mặt hàng phế liệu.

Lợi dụng kẽ hở

Không chỉ sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới, các đối tượng còn lợi dụng sự quản lí lỏng lẻo trong hoạt động của hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận, cơ quan quản lý cảng. Theo đó, một số đối tượng cấu kết với đại lý hãng tàu trong việc phát hành vận đơn gom hàng (house bill) với các thông tin không đúng với thực tế của lô hàng NK về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hóa, tên người nhận hàng, tên người gửi hàng... Có trường hợp hàng hóa thực tế hoàn toàn khác so với thông tin trên Hệ thống e-Manifest, thậm chí khác so với vận đơn gốc và manifest. Khi bị cơ quan Hải quan nghi vấn thì điều chỉnh manifest. Khi tiến hành xác minh phía Hải quan Nhật Bản thì một số container người nhận hàng thể hiện hồ sơ tại Hải quan Nhật Bản không trùng với tên người nhận hàng trên vận đơn.

Theo Đội Kiểm soát Hải quan, quy định việc tạo lập và gửi thông tin về vận đơn gom hàng là do hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu hoặc công ty giao nhận thực hiện. Tuy nhiên, không có quy định nào để ràng buộc trách nhiệm của các hãng tàu, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận đối với nội dung các thông tin do họ tạo lập và gửi nêu trên dẫn đến việc phát hành vận đơn diễn ra tràn lan, không kiểm soát. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết việc phát hành vận đơn gom hàng và cũng chưa có quy định việc cơ quan nào cho phép pháp nhân có ngành nghề kinh doanh nào thì được ký phát vận đơn gom hàng.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn lợi dụng một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa chặt chẽ, tính răn đe không cao để lách. Trên thực tế, đối với trường hợp NK hàng hóa vừa vi phạm về thuế, vừa vi phạm về điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, theo quy định khi xử lý, chỉ xử phạt về hành vi NK hàng hóa không đủ điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật và buộc tái xuất mà không thể xử phạt về thuế. Lợi dụng điều này, các đối tượng buôn lậu tiến hành NK các mặt hàng có yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật như hóa chất (giấy phép của Bộ Công Thương), sữa Ensure (công bố của Bộ Y tế),... nhưng khai báo thành những mặt hàng có thuế suất 0%; trường hợp bị phát hiện, lập biên bản vi phạm và xử phạt thì cơ quan Hải quan chỉ xử phạt về hành vi NK hàng hóa không đủ điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật với mức phạt từ 30-60 triệu đồng và buộc tái xuất.

Hiện, vẫn chưa có chế tài đối với các trường hợp sai seal. Đây là kẽ hở mà các đối tượng buôn lậu có thể lợi dụng bằng cách móc nối với các đại lý vận chuyển và các đối tượng làm việc trong cảng tiến hành cắt seal đánh tháo hàng lậu rồi niêm lại bằng seal khác, sau đó đại lý hãng tàu chỉ làm biên bản chứng nhận với hải quan giám sát để hợp thức hóa. Chế tài đối với các hành vi khai sai tên hàng, số lượng của các DN có hoạt động gia công, SXXK không đủ sức răn đe, trong khi trị giá hàng vi phạm rất lớn, nếu không phát hiện thì số hàng lậu được chuyển vào thị trường nội địa và số thuế thất thu là rất lớn...(Baohaiquan)


Ngành mía đường: Nghiên cứu phải gắn với sản xuất và thương mại

Không có mô hình chung để giúp ngành mía đường ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, ngành mía đường VN khó phát triển bền vững.

Chúng tôi ghi nhận ý kiến các chuyên gia bên lề hội thảo thường niên Mía đường quốc tế TTC vào ngày 19-8.

● Ông Rene Ng Kee Kwong (nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu mía đường Mit Phol, Trung Quốc):

Thiếu liên kết, mía đường VN bị thụt lùi

Nhược điểm của ngành mía đường VN là không liên kết hoặc liên kết rất yếu ở các bộ phận sau: nghiên cứu và triển khai công nghệ - nhà máy - nông dân. Đây là lý do nhiều năm qua ngành mía đường VN phát triển chậm, thậm chí thụt lùi so với các quốc gia khác trong khu vực, chưa nói đến chuyện thực hiện các giải pháp để ngành mía đường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo kinh nghiệm từ các nước, việc nghiên cứu và triển khai công nghệ thuộc quản lý của nhà nước, có trách nhiệm đưa công nghệ sản xuất đến nông dân và các công ty. Nhờ đó, công nghệ được triển khai đồng bộ, thúc đẩy tăng năng suất, sản lượng, chất lượng.

Công ty thực hiện chế biến sau thu hoạch, nhận phiếu kinh doanh từ đối tác, lên kế hoạch sản xuất cùng nông dân, cung cấp giống, phân bón hoặc nhiều hoạt động khác tùy quy mô đầu tư.

Nông dân nhận hợp đồng từ công ty, tiếp nhận công nghệ, sản xuất theo hợp đồng khoán việc (bao gồm cả cam kết về chất lượng). Nếu các mắt xích này được điều phối tốt sẽ gắn kết chặt chẽ về quyền lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất chuyển động nhanh hơn, ngành mía đường sẽ phát triển tốt.

Tóm lại, không có mô hình nào tối ưu để thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng công nghệ thì có rất nhiều. Vấn đề là Nhà nước phải tính toán, lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với những điều đang gặp trong thực tế. Nếu liên kết tốt, việc ứng dụng công nghệ sẽ phát huy hiệu quả. Nếu không, có bỏ thật nhiều tiền nghiên cứu về biến đổi khí hậu cũng không có ích gì.

● TS Sushil Solomon (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường Ấn Độ):

Nghiên cứu tách rời thực tế

VN cần chú trọng đến việc chuyển giao công nghệ cho nông dân, những người trồng mía để họ chủ động hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh và bền vững trong mọi hoàn cảnh, ngành công nghiệp mía đường VN phải tăng cường bồi dưỡng bộ phận nghiên cứu và phát triển, đảm bảo việc đáp ứng và thích nghi trong mọi biến đổi đột ngột xảy đến.

Theo tôi, bộ phận nghiên cứu của VN đang tách rời quá xa hoạt động sản xuất thương mại. Do đó, các nghiên cứu không mấy hữu ích và sát thực. Không chỉ riêng VN, nhiều quốc gia có ngành mía đường phát triển ở mức thấp cũng mắc phải, bởi chỉ chú tâm đến quản lý sản xuất mà không quan tâm đến nghiên cứu phát triển.

Thậm chí, đơn giản nhất là phải nghiên cứu chọn công nghệ để ứng dụng cho sản xuất cũng làm yếu ớt, hoặc làm sai điều người sản xuất và người tiêu dùng cần.

Ngược lại, dù có xuất phát điểm của ngành mía đường cũng như điều kiện tự nhiên tương đối giống VN nhưng ngành mía đường Thái Lan phát triển hơn nhiều. Một trong những nguyên nhân là Thái Lan tổ chức bộ phận nghiên cứu, phát triển thuộc quản lý của nhà nước rất gần với công ty và nông dân.

Chính bộ phận này đã tư vấn cho chính phủ thêm hay bớt diện tích canh tác trên toàn quốc cho cây mía trong từng thời điểm khiến ngành mía đường phát triển hài hòa trong ngành nông nghiệp.(CafeF)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục