tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 18-03-2016

  • Cập nhật : 18/03/2016

Hai tàu khu trục Nhật sẽ đến Việt Nam

Hai tàu khu trục hộ tống tàu ngầm Oyashio của Nhật thăm Philippines, sau đó sẽ đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

Tàu ngầm Oyashio cùng hai tàu khu trục của Nhật sẽ đến thăm Philippines vào cuối tuần này, sau đó hai tàu khu trục sẽ đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam, hãng tin AFP (Pháp) dẫn xác nhận của một người phát ngôn Cơ quan Tham mưu Hàng hải Nhật ngày 16-3 cho biết như trên. Tuy nhiên, tàu ngầm Oyashio sẽ không đến Việt Nam.

Đây là lần thăm đầu tiên của tàu ngầm Nhật đến Philippines sau 15 năm (kể từ năm 2001). Đây cũng sẽ là lần đầu tiên Nhật đưa hai tàu khu trục đến Việt Nam.

Người phát ngôn Cơ quan Tham mưu Hàng hải Nhật cho biết tàu ngầm Oyashio và hai tàu khu trục làm công tác hộ tống sẽ đến vịnh Subic của Philippines để tham gia tập trận mở trên biển thường niên.

Tuy không thông báo chính xác thời gian chuyến thăm nhưng người phát ngôn này cho biết cuộc tập trận mở trên biển sẽ diễn ra từ ngày 19-3 đến ngày 27-4, có 500 quân nhân tham gia. Sau đó hai tàu khu trục sẽ đến vịnh Cam Ranh.

tau ngam oyashio cua nhat. anh: afp

Tàu ngầm Oyashio của Nhật. Ảnh: AFP

Theo báo Japan Times (Nhật), mục đích của các chuyến thăm là để tham gia huấn luyện tàu ngầm và bày tỏ thiện chí. Nhật luôn mong muốn hỗ trợ các nước ASEAN tăng năng lực giám sát hàng hải ở biển Đông để đối phó đà quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực.

Thông tin này đã được hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn một nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nhật đưa hồi đầu tháng 4 nhưng đây là lần xác nhận chính thức của Cơ quan Tham mưu Hàng hải Nhật.

Thông báo của Nhật đến trong thời điểm Trung Quốc cáo buộc nhiều nước châu Á trong đó có Nhật can thiệp vào vấn đề biển Đông.

Tuần trước, Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Nhật can thiệp vào chuyện biển Đông khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Philippines sẽ thuê năm máy bay huấn luyện TC-90 của Nhật để cho công tác tuần tra trên biển.

Cùng ngày, đảng cầm quyền Tự do Dân chủ (LDP) đề nghị chính phủ Nhật cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc thăm dò dầu khí ở vùng biển Hoa Đông tranh chấp lên tòa án trọng tài quốc tế, tương tự như trường hợp Philippines kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

Cả ba nước Nhật, Philippines và Việt Nam đều chia sẻ lo ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong tình hình các bất đồng hàng hải trong khu vực liên tiếp xảy ra.


Truy tố 4 người Việt giết đồng hương ở Campuchia

 4 nhân viên người Việt của sòng bạc Phipop Thmey tại Campuchia bị buộc tội bắt cóc, tống tiền và giết một công dân Việt Nam khác vì nợ tiền của họ.

4 người Việt bị bắt tại thị trấn Bavet tối 13-3 gồm Wen Young Ben, 27 tuổi, Nguyen Tien Nga, 33 tuổi, Tran Thi Nhi, 30 tuổi, và Nguyen Thi Hiv, 20 tuổi.

4 nguoi viet giet chet dong huong o campuchia. anh: khmertimeskh

4 người Việt giết chết đồng hương ở Campuchia. Ảnh: khmertimeskh

Vụ bắt giữ diễn ra sau khi thi thể nạn nhân Nguyen Young Duong, 42 tuổi, được phát hiện trong căn phòng thuê ở sòng bạc Phipop Thmey thuộc tỉnh Bavet, theo cảnh sát trưởng tỉnh này là ông Keo Kong

Trung tá Prach Sopheng cho biết hôm 16-3: “Công tố viên tòa án cấp tỉnh buộc họ tội bắt cóc, giam giữ người bất hợp pháp theo tình tiết tăng nặng”.

Theo vợ của Young Dương, ông đến từ tỉnh Long An - Việt Nam. Nạn nhân dường như mượn tiền của 4 nghi phạm để đánh bạc nhưng thua hết tiền. Khi ông Young Dương mất khả năng trả nợ, các nghi phạm đã bắt giữ ông và đòi tiền chuộc từ gia đình nạn nhân.

Do gia đình ông Young Dương không thể lo đủ số tiền nên nhóm này đã tra tấn ông đến chết. Nếu bị kết tội, những người này có thể đối mặt mức án từ 15-30 năm tù. Cả 4 người bị đưa đến một nhà tù của tỉnh để chờ điều tra thêm trước khi xét xử.


Đề nghị Nhật Bản can thiệp vụ lao động Việt Nam bị bóc lột

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 17/3 cho biết Việt Nam sẽ làm việc với bên sử dụng lao động, thậm chí nhờ cơ quan chức năng Nhật Bản can thiệp về trường hợp lao động kêu cứu.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản, ngày 15/3, Ban quản lý lao động của Đại sứ quán nhận đơn từ đại diện nhóm lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.

Theo đại diện của nhóm lao động, một số người sang Nhật Bản không được làm việc đúng như hợp đồng mà bị đưa vào lao động trong môi trường độc hại, điều kiện ăn ở kém, không đảm bảo sức khỏe.

phong tro co gia quy ra tien viet gan 10 trieu dong/nguoi/thang cua cong nhan viet tai iwate, nhat ban. anh:facebook l.n.h.t. - nguoi viet xuat khau lao dong o nhat ban.

Phòng trọ có giá quy ra tiền Việt gần 10 triệu đồng/người/tháng của công nhân Việt tại Iwate, Nhật Bản. Ảnh:Facebook L.N.H.T. - người Việt xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.

Ngay sau khi nhận thông báo, Ban quản lý lao động Đại sứ quán đã làm việc với công ty trực tiếp đưa lao động Việt Nam ở Nhật Bản, đề nghị phía công ty xem xét lại việc bên sử dụng lao động thu tiền quá cao so với điều kiện sinh hoạt của người lao động.

Ban quản lý cũng đề nghị phía công ty đưa người sang Nhật Bản phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán để thực tế nơi ăn ở và điều kiện làm việc của người lao động, cũng như thảo luận với chủ sử dụng lao động về những lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, nếu chủ lao động không đáp ứng các yêu cầu, Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản sẽ đề nghị cơ quan chức năng nước bạn can thiệp.

Hiện tại, Đại sứ quán Việt Nam tiếp tục theo dõi sát sao và phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của lao động Việt Nam.

Ngoài trường hợp của các lao động Việt ở Nhật Bản, ông Lê Hải Bình cũng đề cập tới trường hợp của chị Hoàng Thị Hiệu, người được cho là nạn nhân của các nhóm buôn người ở Vân Nam, Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở Nam Ninh làm việc với phía Trung Quốc để xác minh và bảo hộ người phụ nữ này.

Ông Bình cũng dẫn thông tin mới nhất cho biết chị Hoàng Thị Hiệu theo bạn nhập cảnh trái phép qua vùng biên giới Lào Cai – Vân Nam. Chị Hiệu đang bị tạm giữ tại Quế Lâm, Trung Quốc để phục vụ điều tra vì nhập cảnh trái phép.

Hai người đi cùng, bị tình nghi là những kẻ buôn người, đã bị bắt và tạm giữ tại Quảng Tây để phục vụ điều tra. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam đang làm việc nghiêm túc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.


Doanh nghiệp Hàn Quốc trồng ớt ở Ninh Thuận

Ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CJ Group Việt Nam, cho biết dự án trồng ớt tại Ninh Thuận đang triển khai thuận lợi và sẽ cho thu hoạch những sản phẩm đầu tiên vào tháng 6 năm nay. 
Dự án chính thức thực hiện từ tháng 12.2015, trước đó là giai đoạn trồng thử nghiệm. Giống được đưa từ Hàn Quốc vào do ớt của VN trái nhỏ nhưng lại quá cay, không phù hợp với khẩu vị của người Hàn Quốc.
Mỗi năm chỉ tính riêng CJ nhập khẩu ớt để chế biến thực phẩm, đặc biệt là kim chi, lên đến 60 triệu USD. Trước đây CJ nhập khẩu ớt từ Trung Quốc nhưng nay muốn chuyển hướng đầu tư phát triển sản xuất để nhập ớt từ VN.
CJ Group là một tập đoàn đa ngành nghề, trong đó thế mạnh chính là nông nghiệp. Trong 20 năm có mặt tại VN, tập đoàn này đã đầu tư khoảng 400 triệu USD, trong đó khoảng 50% là đầu tư vào nông nghiệp. Năm 2016, tập đoàn này tiếp tục tăng đầu tư vào VN với tổng số vốn lên đến 500 triệu USD và nông nghiệp vẫn là một trong 4 nội dung chiến lược.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nhiều lần khuyến cáo rau quả là một thị trường khổng lồ với tổng giá trị giao dịch trên toàn thế giới mỗi năm lên đến trên 100 tỉ USD; thị trường gạo chỉ trên 10 tỉ USD. Bên cạnh chúng ta, Hàn Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới.

Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng nước ngọt

Ngày 16.3, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết đã có thông báo nhanh với UBND tỉnh về tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn có chiều hướng phát triển trở lại.
Tính đến ngày 14.3, người dân thả nuôi khoảng 11,58 triệu con giống với diện tích trên 67 ha ở các huyện Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự. Các hộ nuôi đều sử dụng nguồn nước giếng khoan có độ mặn từ 0,5 - 1‰ để cung cấp cho ao nuôi.
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, việc nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nguồn nước ngầm và lâu dài ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa, cây trồng khác xung quanh… Ngoài ra, mầm bệnh từ tôm thẻ chân trắng có thể lây lan sang tôm càng xanh hay các loài thủy sản khác.
Do đó, Sở kiến nghị UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo Sở TN-MT tăng cường quản lý cũng như có biện pháp kiểm soát và xử lý tình trạng sử dụng nguồn nước giếng khoan để nuôi tôm; UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp ngành nông nghiệp tuyên truyền để người dân biết những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ chân trắng; yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục