Khởi tố vụ án căng băng rôn đòi nợ công ty bất động sản
Xe tải chở gần 10.000 bao thuốc lá lậu
Ông Cù Anh Tuấn làm tổng giám đốc NH An Bình
Làm mứt “bẩn” bị phạt 19 triệu, tiêu hủy 500kg nguyên liệu
Nhiều nhà xe tăng giá vé tết vượt quy định

Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu “thành phố đáng sống”
Điểm nổi bật nhất của Đà Nẵng sau 41 năm giải phóng và gần 20 năm trực thuộc Trung ương là gì, thưa ông?
Được sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo sát sao có định hướng của Thành ủy, sự đồng thuận tối đa của người dân, sự nhiệt huyết và tận tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, hơn 19 năm qua, hình ảnh Đà Nẵng đã chuyển biến tích cực.
Điều đầu tiên phải khẳng định rằng, với định hướng phát triển đúng đắn, Thành phố đã mạnh dạn quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại như sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là những chiếc cầu bắc qua sông Hàn..., tạo nên một diện mạo mới cho đô thị Đà Nẵng.
Một vấn đề khác có lẽ ai cũng nhận thấy là, nếu như trước năm 1997, Đà Nẵng chỉ có một cửa ngõ duy nhất đi vào Thành phố thông qua tuyến đường Điện Biên Phủ, thì đến nay, Đà Nẵng đã mở toang cánh cửa với bên ngoài thông qua nhiều cửa ngõ khác nhau, như phía Nam kết nối với Hội An qua tuyến đường Trần Đại Nghĩa và tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, phía Tây Nam được kết nối thông qua cầu Cẩm Lệ, phía Tây và phía Bắc có tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, nối với hầm Hải Vân, tạo nên thế giao thương liên kết khu vực. Chính điều kiện hạ tầng đã góp phần mở rộng Thành phố theo hướng phát triển đồng đều cả phía Đông, Nam thông qua chuỗi đô thị ven biển; phía Tây và Tây Bắc với các khu đô thị lớn như Golden Hills, Ecorio…
Một nhân tố quan trọng khác đó là Đà Nẵng đã xây dựng một bộ máy chính quyền chuyên nghiệp, điện tử hóa, đồng bộ, góp phần hình thành những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, hỗ trợ tối đa nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao mức sống người dân, đưa trình độ dân trí Đà Nẵng lên tầm cao mới.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã tập trung xây dựng Thành phố theo định hướng phù hợp với điều kiện phát triển, phát triển gắn liền với du lịch, giúp Thành phố phát triển bền vững, xanh và thân thiện với môi trường. Đà Nẵng cũng kiên quyết xử lý tội phạm, hỗ trợ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các trung tâm hỗ trợ trẻ mồ côi, từng bước xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại.
Để nói về sự chuyển biến của Đà Nẵng, có thể có rất nhiều yếu tố mà chúng ta không thể kể hết, nhưng quan trọng nhất là môi trường sống, môi trường làm việc và cuộc sống của người dân của Đà Nẵng sau 19 năm trực thuộc Trung ương đã bước sang trang sử mới, xứng đáng với tên gọi “thành phố đáng sống”.
Theo ông, yếu tố nào quyết định sự thành công cho TP. Đà Nẵng?
Thành quả của Đà Nẵng được ghi nhận từ nhiều yếu tố. Trong đó, những yếu tố quan trọng là sự chỉ đạo quyết liệt, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Thành phố qua các thời kỳ; sự ủng hộ tuyệt đối, một lòng vì Thành phố thân yêu của toàn dân Đà Nẵng; sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và quan trọng nhất chính là Đà Nẵng đã xây dựng một chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng và quy hoạch phát triển có tầm nhìn dài hạn. Điều này đã tạo nên sự bứt phá mang tính bước ngoặt cho Đà Nẵng.
Đà Nẵng sẽ làm gì để tiếp túc phát triển và giữ vững thương hiệu “đáng sống”, thưa ông?
Thành ủy và UBND Thành phố đã xác định, thành quả đạt được không dễ, gìn giữ và phát triển thành quả đó càng khó hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát huy những thành quả đạt được, cần đúc kết kinh nghiệm trong suốt chặng đường phát triển để tiếp tục hoàn thiện những mặt thiếu sót nhằm đưa Đà Nẵng phát triển lên tầm cao mới.
Để làm được điều đó, Đà Nẵng tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ từ Trung ương, bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, hoàn thiện những cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với điều kiện phát triển, tăng cường lắng nghe người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư để tiếp tục hỗ trợ tốt nhất có thể nhằm từng bước nâng cao cuộc sống của người dân, giúp doanh nghiệp kết nối giao thương mở rộng thị phần, giúp nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc để hoạt động có hiệu quả.
Đồng thời, Đà Nẵng sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển mang tính dài hạn cả về kinh tế, văn hóa và du lịch. Trên cơ sở đó, đưa Đà Nẵng trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách, nhà đầu tư, xứng đáng là một thành phố an toàn và đáng sống.
200 tỷ đồng xây cảng Bến Đình tại đảo Lý Sơn
Bến cập tàu dài 240m, kè bảo vệ dài hơn 500m, hệ thống hạ tầng hiện đại gồm nhà điều hành, nhà ga hành khách, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy... Tổng vốn đầu tư cảng biển này khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2020.
Lý Sơn sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch. Việc xây dựng cảng chuyên dụng đáp ứng đi lại của người dân và du khách đang là nhu cầu bức thiết tại hòn đảo này. Ảnh: Hà Minh
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, hiện nay, tại đảo Lý Sơn có một cảng hỗn hợp cho tàu khách cập cảng cũng như các tàu đánh cá của ngư dân và một âu thuyền tránh trú bão, kết hợp làm cầu cảng đón tàu khách và tàu cá mùa mưa bão. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng khách du lịch ra đảo Lý Sơn tăng mạnh khiến những khu vực neo đậu này quá tải. Không những vậy, việc tàu khách và tàu cá cùng neo đậu đã gây nên tình trạng mất an toàn, vệ sinh bị ô nhiễm, mỹ quan của cảng đón khách không đảm bảo...
Việc đầu tư cảng Bến Đình nhằm hoàn thiện hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa góp phần tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chủ quyền vùng biển phía đông của Tổ quốc. Đồng thời, sẽ trở thành khu trung tâm vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi cho người dân và khách du lịch từ đất liền ra đảo Lý Sơn và ngược lại.
Lo môi trường kinh doanh trì trệ vì thái độ thờ ơ
Lịch chồng lịch
Hàng loạt hạn định mới đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất với Chính phủ trong cuộc họp Chính phủ tháng 3/2016, tổ chức cuối tuần qua.
Cụ thể, trước tháng 5/2016 là hạn cuối để hoàn tất việc rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, hết hiệu lực từ ngày 1/7/2016 và trình các nghị định về các điều kiện kinh doanh còn lại thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước. Trước tháng 9/2016, Bộ Công thương phải ban hành hàng loạt văn bản sửa đổi liên quan đến thủ tục khai báo hóa chất, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm đối với những mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của mình...
Hiện vẫn còn nhiều bộ soạn thảo, ban hành các thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh
Đến tháng 10/2016, Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được hoàn thành. Đến hết năm 2016, chỉ còn 15% lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan thay vì 30-35% hiện tại… Trước tháng 12/2016, Bộ Công thương hoàn thành sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BCT để đơn giản hóa hồ sơ xin thoả thuận đấu nối vào lưới điện trung áp...
Các mốc thời gian cùng danh tính các bộ, ngành thực hiện này được đưa ra trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, vẫn được gọi tắt là “Nghị quyết 19” của năm 2016. Điều này cũng không có gì đặc biệt vì các “phiên bản” Nghị quyết 19 hai năm liên tiếp trước đó đều ghi điểm nhờ các kế hoạch chi tiết tương tự.
Nhưng cũng từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo 3 tháng đầu năm 2016 thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP gửi tới cuộc họp Chính phủ, câu tổng kết ngắn gọn và đầy đủ nhất lại là: “Chưa có nhiều thay đổi so với tháng 12/2015”. Nghĩa là, cả nước mới chỉ có 3 bộ và 13 UBND tỉnh thực hiện yêu cầu của Chính phủ.
Cũng phải nói thêm, tại Báo cáo 6 tháng thực hiện Nghị quyết 19 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ trong cuộc họp tháng 9/2015, nhận định cũng không khác mấy.
Dường như số bộ, ngành sốt ruột với những điểm nút cần tháo gỡ gấp của môi trường kinh doanh Việt Nam mà Chính phủ đã yêu cầu chỉ quanh quẩn có vài gương mặt quen thuộc, đó là Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội, TP.HCM.
Thái độ của các bộ, ngành
Trong số các hạn định trên, việc cần làm ngay và chịu áp lực thời gian lớn nhất là rà soát điều kiện kinh doanh, trong vòng chưa đến 2 tháng. Nhưng đó chưa phải là nỗi lo lớn nhất. Vì đây là việc đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 7/8/2015 về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nhưng đến thời điểm này, mới chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện phần việc này. Hầu hết bộ khác chưa có báo cáo. Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề lo ngại nhất.
Trong báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nêu danh một loạt bộ vẫn soạn thảo, ban hành các thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015, quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 3/12/2015 quy định về hành nghề chứng khoán; Bộ Y tế ban hành Thông tư 30/TT-BYT ngày 12/10/2015 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi đối với giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...
Bộ Xây dựng bị nhắc tên với 2 lần, cả ở phần ban hành điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền và thời gian cấp phép xây dựng dài hơn so với năm trước…
Với tình trạng này, không chỉ khó bãi bỏ những điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn được ban hành trái thẩm quyền hoặc hết hiệu lực, nhưng vẫn đang được áp dụng, kỳ vọng cải thiện tận gốc chất lượng của hệ thống các quy định điều kiện kinh doanh có vẻ chưa hội tụ được các điều kiện tiên quyết. Như vậy, mục tiêu chắc chân ở top 4, bước vào top 3 ASEAN về một số tiêu chí của Bảng Xếp hạng Môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới mà Dự thảo Nghị quyết đặt ra cho hai năm 2016 và 2017, cũng khó nằm trong tầm tay.
Truy tố nhóm bị can chiếm đoạt 700 tỷ đồng của ngân hàng
Theo cáo trạng, từ năm 2009 – 2011, lợi dụng chính sách của Nhà nước, một số doanh nghiệp tư nhân đã gian dối trong việc lập hồ sơ xin vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhằm lấy tiền trả các khoản vay trước đó và sử dụng vào các mục đích khác, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho VDB Minh Hải.
Điển hình, bị can Đặng Thị Ngợi, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Sinh đã chỉ đạo cấp dưới lập và ký khống các báo cáo tài chính sai sự thật; nâng khống giá trị hàng hóa xuất khẩu tại 31 hồ sơ hợp đồng xuất khẩu; nâng khống khối lượng, số tiền thu mua nguyên liệu… nhằm hợp thức hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Minh Hải rồi chiếm đoạt hơn 266 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng này.
Tương tự, bị can Nguyễn Tấn Hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty Việt Hải cũng đã chỉ đạo một số nhân viên trong Cty lập hồ sơ gian dối để vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Minh Hải. Sau khi được giải ngân, Hải đã dùng để đảo nợ, sử dụng cá nhân, dẫn đến mất khả năng thanh toán gần 76 tỷ đồng...
Tám bị can nguyên giám đốc, phó giám đốc, kế toán, nhân viên VDB Minh Hải bị xác định đã không chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác cho vay tín dụng xuất khẩu, bỏ qua các trình tự thẩm định, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nêu trên chiếm đoạt hơn 713 tỷ đồng của ngân hàng này, chưa kể lãi.
Tỉnh Long An cảnh cáo chủ khu công nghiệp “bít cửa” doanh nghiệp
Khởi tố vụ án căng băng rôn đòi nợ công ty bất động sản
Xe tải chở gần 10.000 bao thuốc lá lậu
Ông Cù Anh Tuấn làm tổng giám đốc NH An Bình
Làm mứt “bẩn” bị phạt 19 triệu, tiêu hủy 500kg nguyên liệu
Nhiều nhà xe tăng giá vé tết vượt quy định
Ô mai Hồng Lam sử dụng đường hóa học gấp nhiều lần công bố
Đường dây nóng phản ánh nhà xe nhồi nhét, 'chặt chém'
TP.HCM lập Ủy ban Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản: Trái luật!
Phí đổi tiền lẻ tăng sốc, khách vẫn đông
Cháy ở xưởng gỗ lớn nhất Đà Nẵng
Miền Bắc rét nhất 0 độ C
5 người chết ở Đà Nẵng do 'không biết vận hành vận thăng'
Gần 1.000 công nhân đình công vì chưa nhận đủ thưởng Tết
Hà Nội xem xét kỷ luật cán bộ nghỉ hưu liên quan đến 8B Lê Trực
Truy nã quốc tế người nhập lậu điện thoại cho Công ty Đông Nam
Hà Nội xử phạt người đi bộ, nhiều người ngơ ngác
Giá thuê xe du lịch tăng 30-50%
Hết hạn giải ngân gói 30.000 tỷ, người mua nhà như ngồi trên lửa
Hà Nội sẽ xây dựng nút giao thông Tam Trinh trong 4 năm
Đại sứ Mỹ thả cá chép tiễn ông Táo về trời
Kiều bào sát cánh đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Sân bay Lào Cai sẽ khai thác máy bay Airbus 320 và 321
Hạ thủy tàu cá vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Lý Sơn
Bắt nguyên phó giám đốc Ban đầu tư xây dựng Phú Vang
Hàn Quốc truy bắt người Việt nhập cảnh trái phép
Cấp sổ đỏ sai, không chịu bồi thường
Giá vé xe Tết tại TP.HCM tăng gấp 3 lần
Nông dân Trà Vinh thu tiền tỷ từ thanh long ruột đỏ
Giả danh nhà sư đi xin tiền triệu mỗi ngày
Quản lý chặt lao động người nước ngoài ở Nhiệt điện Vĩnh Tân
Hải Phòng phát hiện tham nhũng 39 tỉ, thu hồi được 3,4 tỉ đồng
Kiến nghị giảm dần hệ số lương tăng thêm của nhiều ngành
Tàu 635, Vùng 3 Hải quân cứu nạn tàu cá
Bắt giữ 180 kg ngà voi tại sân bay quốc tế Nội Bài
Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại của tàu Mỹ ở Hoàng Sa
Mặn xâm nhập sớm 1 tháng rưỡi
Bị cho nghỉ cận tết, hàng trăm công nhân vây công ty Trung Quốc
Thông xe dự án 1.899 tỉ đồng nâng cấp quốc lộ 217
Khởi tố 2 cựu lãnh đạo ngân hàng MHB
Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa
Biên phòng tỉnh BR-VT cứu nạn tàu có nguy cơ bị chìm
Trung Quốc giao trả thi hài nữ doanh nhân Hà Linh cho gia đình
Động đất mạnh 3,7 độ richter ở Quảng Nam
Đề xuất xây dựng sân bay Lào Cai ở huyện Bảo Yên
Mỹ điều khu trục hạm áp sát đảo ở Hoàng Sa
Có nhiều nghi vấn trong vụ lục soát người Việt ở Làng Sen
Khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân
Cà Mau phạt ba người Trung Quốc lợi dụng du lịch để kinh doanh
Bệnh viện tỉnh Bình Phước bị đề nghị phạt gần 1,8 tỉ đồng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự