tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 28-06-2016

  • Cập nhật : 28/06/2016

Việt, Thái cạnh tranh du lịch

Ngành du lịch Thái Lan đang lo ngại sẽ thất thế so với điểm đến Việt Nam trong việc thu hút du khách đến từ Hàn Quốc.
Việt, Thái cạnh tranh du lịch

Ảnh minh họa.

Hàn Quốc là một trong 5 thị trường du khách Đông Á hàng đầu của du lịch Thái Lan. Theo thống kê, năm 2015, du khách Hàn Quốc đến Thái Lan tăng 22%, đạt 1,37 triệu lượt. Nhưng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) hiện lo ngại VN, một ngôi sao đang lên của ASEAN, sẽ thu hút du khách Hàn Quốc từ vương quốc này, theo tờ Bangkok Post.
 
Xấp xỉ khách đến Thái Lan
Lo lắng của TAT là có cơ sở, bởi theo Tổng cục Du lịch VN, năm 2015, VN thu hút tới 1,112 triệu lượt du khách đến từ xứ sở kim chi, tăng đến 31% so với năm trước.
Còn trong 5 tháng đầu 2016, có tới 631.000 lượt khách Hàn Quốc đến VN, tăng 31% so với cùng kỳ. Xu hướng này cho thấy VN hiện đang trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Thái Lan trong 5 năm tới đối với nguồn khách từ Hàn Quốc. Với đà tăng trưởng nói trên, dự báo lượng khách Hàn đến VN nhanh chóng đuổi kịp Thái Lan.
Du khách Hàn Quốc nhiều năm qua đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm 10 thị trường khách lớn nhất của VN, sau Trung Quốc (năm 2015 có khoảng 1,8 triệu khách Trung Quốc đến VN) và gấp đôi Nhật Bản. Trả lời Thanh Niên, đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Hà Nội, cho biết 10 năm trở về trước, Thái Lan là lựa chọn chính của du khách Hàn Quốc ở Đông Nam Á.
Thậm chí, có những thế hệ trẻ em người Hàn Quốc được gọi là “Made in Thailand” (tạm dịch: Sinh ra ở Thái Lan). Có nghĩa là, nhiều cặp vợ chồng mới cưới hưởng tuần trăng mật ở Thái Lan và trở về Hàn Quốc sinh con.
Tuy nhiên, khoảng 5 - 7 năm trở lại đây, làn sóng du khách Hàn Quốc đổi hướng, thay vì tập trung đến Thái, họ dừng lại ở VN. Đó là thời điểm các hãng hàng không Hàn Quốc quảng bá tích cực điểm đến VN nhiều mới mẻ, sinh động và cuốn hút. Trên chuyến bay của Hãng hàng không Korea Air có chiếu phim quảng bá về VN khiến du khách Hàn Quốc biết nhiều về du lịch VN hơn.
“Nhưng, phải thừa nhận là trong khoảng 2 - 3 năm gần đây, làn sóng du khách Hàn Quốc dồn dập vào VN, nhanh chóng đuổi sát Thái Lan về số lượng khách”, vị đại diện kể trên nhận xét.
Hàng loạt chuyến bay trực tiếp nối Hàn Quốc với VN được triển khai. Bao gồm các chuyến bay hằng ngày đến các thành phố của Hàn Quốc được thực hiện bởi Vietnam Airlines, Korea Air, Asiana Airlines...; ngoài ra còn có các hãng hàng không giá rẻ cũng tham gia cạnh tranh như Vietjet Air bay tới Hàn Quốc từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; Jeju Air; T’Way Air (đều của Hàn Quốc)... Đường bay càng nhiều, nhu cầu đi lại của du khách càng tăng.

Cải thiện để giữ chân khách
Tuy nhiên, khách Hàn Quốc đang là mối lo của ngành du lịch VN. Ông Phan Đình Huê, chuyên gia du lịch, phân tích: Thứ nhất, du lịch VN thiếu hướng dẫn viên người Việt nói tiếng Hàn Quốc. Vì thế mới dẫn tới việc người Hàn làm hướng dẫn viên “chui” ở VN.
Muốn loại bỏ vấn đề này, chỉ có cách ngành du lịch phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương có khả năng hướng dẫn tiếng Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu không thể đào tạo một sớm một chiều được, ngành du lịch cũng nên tính phương án khác để giữ chân khách. Chẳng hạn, ngành du lịch phải hiểu được tâm lý của du khách Hàn Quốc, đó là khi đi nước ngoài họ rất thích được chính đồng hương phục vụ, hướng dẫn.
Các công ty du lịch VN đưa khách Việt qua Hàn Quốc, hay Mỹ, Úc... cũng thường tìm hướng dẫn viên người Việt ở nước sở tại làm hướng dẫn viên.
Các hướng dẫn viên này dĩ nhiên đều được cấp thẻ hành nghề. Cho nên, nếu cần thiết phải thu hút khách Hàn, ngành du lịch VN xem xét cấp thẻ tạm cho những hướng dẫn viên người Hàn ở VN, có qua thi cử để đáp ứng được đầy đủ các kiến thức cần thiết như một hướng dẫn viên người Việt. Làm như vậy ngành du lịch dễ dàng quản lý hơn là cấm để rồi xảy ra chuyện hướng dẫn viên “chui”. “Thẻ tạm này chỉ nên áp dụng cho một số ít thị trường có nguồn khách lớn như Hàn Quốc mà thôi, không nên cấp tràn lan”, ông Huê nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, VN cần khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia xây dựng đa dạng các khu vui chơi giải trí. Bởi, qua thời gian, du khách Hàn Quốc nói riêng, khách quốc tế nói chung, sẽ không còn coi VN là điểm đến hấp dẫn nữa nếu thiếu các điểm vui chơi giải trí bổ trợ. Khi ấy, chắc chắn họ sẽ tìm tới quốc gia khác mới mẻ hơn”, ông Huê cảnh báo.

Trung Quốc mua hơn 32.000 tấn vải thiều Bắc Giang

Thông tin từ Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, tính đến ngày 22/6/2016, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ là 54.200 tấn (chiếm 39% tổng sản lượng toàn tỉnh 130.000 tấn). Trong đó, vải sớm gần 16.780 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ gần 37.420 tấn.

Xét về thị trường tiêu thụ, theo Sở Công Thương Bắc Giang, ở thị trường nội địa, cải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn, gồm: Các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM và các tỉnh phía Nam.

Tổng số lượng tiêu thụ Nội địa khoảng 20.000tấn. Trong đó, riêng thị trường phía Nam (TP. HCM, các tỉnh Nam Bộ- Thị trường nội địa quan trọng) tiêu thụ khoảng 8.000 tấn, chiếm khoảng 18% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.

Về xuất khẩu, vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào, Mỹ, Pháp, Úc, Anh, Malaysia…

Trong đó, với thị trường Trung Quốc, theo thống kê tại các cửa khẩu: tại cửa khẩu Lạng Sơn, lượng vải thiều xuất qua đến ngày 22/6 sản lượng 17.060 tấn. Giá trung bình từ 30-65.000 đồng/kg. Tại cửa khẩu Lào Cai, lượng vải thiều xuất khẩu qua là 11.484 tấn. Giá trung bình từ 35-45.000 đ/kg. Qua cửa khẩu Hà Giang với số lượng ít 3.658 tấn.

Tổng lượng vải thiều xuất qua 3 cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, Hà Giang trên 32.000 tấn, chiếm gần 22% tổng sản lượng tiêu thụ của tỉnh (130.000 tấn).

Xuất khẩu thị trường khác được 13 tấn; trong đó đã xuất được 10 tấn vải thiều sang thị trường Malaysia, Công ty TNHH Ánh Dương Sao đã xuất được 1 tấn vải sang thị trường Mỹ, Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm xuất sang thị trường Australia là 2 tấn.

Về giá cả, theo Sở Công Thương Bắc Giang, hiện tại, đang là thời điểm cao điểm thu hoạch vải thiều tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam. Giá cả tương đối ổn định, người dân bán được giá cao. Thương nhân Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt thu mua với sản lượng lớn và giá cả ổn định, với mức giá tương đối cao, đảm bảo người dân trồng có lãi.

Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, giá vải thiều được tiêu thụ tương đối cao, cao hơn năm 2015 từ 5-7.000đ/kg. Giá vải loại I dao động từ 30- 45.000đ/kg. Vải loại II từ 15-22. Tại các cửa khẩu, giá dao động từ 40-60.000đ/kg.


Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tái đắc cử Chủ tịch HĐND TP.HCM

(CafeF) Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã được giới thiệu bầu vào chức danh Chủ tịch HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 và đã trúng cử với tỷ lệ 96,19% (101 phiếu bầu trong tổng số 103 đại biểu có mặt).

Sáng 28-6, HĐND TP khóa IX khai mạc kỳ họp thứ nhất. Một trong những nội dung quan trọng nhất của kỳ họp lần này là công tác nhân sự, bầu các chức danh quan trọng của UBND, HĐND TP.

Tham dự kỳ họp có ông Đinh La Thăng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Tất Thành Cang - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy TP, ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP - cùng nhiều lãnh đạo.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM - cho biết về công tác nhân sự, kỳ họp sẽ bầu các chức danh chủ tịch HĐND TP, các phó chủ tịch, trưởng ban, các phó trưởng ban, chánh văn phòng HĐND TP, chủ tịch, phó chủ tịch UBND TP, ủy viên UBND TP; Hội thẩm nhân dân của TAND TP, quyết định số lượng thành viên các ban HĐND TP.

Thảo luận và quyết định về kỳ họp thường lệ trong năm 2016.

Trong 1 ngày làm việc, kỳ họp sẽ nghe Ủy ban bầu cử báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND TP khóa IX và báo cáo xác nhận tư cách đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021.

Sau đó, đại biểu sẽ nghe sẽ nghe chủ tịch Ủy ban MTTQ TP tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong các buổi tiếp xúc của các ứng cử viên đại biểu HĐND TP khóa IX.

Ngay sau phần phát biểu của lãnh đạo TP, kỳ họp sẽ tiến hành nội dung quan trọng là bầu các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch, trưởng ban, các phó trưởng ban, chánh Văn phòng HĐND TP.

Sau khi có kết quả bầu các chức danh HĐND TP, các đại biểu tham dự kỳ họp sẽ tiến hành bầu nhân sự UBND TP gồm chủ tịch, các phó chủ tịch, các ủy viên UBND TP; đồng thời bầu số lượng, cơ cấu thành viên các Ban HĐND TP, bầu Hội thẩm nhân dân của TAND TP. HĐND TP cũng sẽ thảo luận và ban hành Nghị quyết về việc tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2016.

Trong cuộc bầu cử ngày 22-5 vừa qua, cử tri TP đã bầu đủ 105 đại biểu HĐND TP. Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử, HĐND TP khóa mới phải triệu tập kỳ họp thứ nhất.

 Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và ông Huỳnh Thành Lập tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và ông Huỳnh Thành Lập tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Trong bài phát biểu trước 105 đại biểu HĐND khóa mới vừa được bầu, lãnh đạo UBND và nhiều cơ quan TP, Bí thư Thành ủy đề nghị HĐND - UBND các cấp từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã phải sát cơ sở, gần dân, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người dân, lắng nghe và thấu hiểu để tận tụy giải quyết hoặc đề nghị giải quyết kịp thời thấu tình, đạt lý lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, nhất là các vấn đề bức xúc trong sản xuất, trong đời sống.

HĐND, UBND phải tích cực thực hiện quyền giám sát của mình với chính quyền và cơ quan Nhà nước các cấp, giúp xây dựng một chính quyền liêm chính, minh bạch, của dân, do dân, vì dân.

Theo ông Đinh La Thăng, đây là kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ để tiến hành bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND và các cơ quan chuyên trách của HĐND TP; bầu Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân TP theo luật định.

Do đó, cần nghiên cứu, thảo luận dân chủ, chọn lựa để bầu được người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực để đảm đương, gánh vác các trọng trách trong bộ máy, nhanh chóng ổn định tổ chức và đi vào hoạt động hiệu quả ngay từ những tháng đầu, quý đầu của nhiệm kỳ.

Ông Thăng đề nghị cần khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc theo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; thúc đẩy cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.

UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021 phải chủ động, quyết tâm khắc phục những yếu kém, cần phải gỡ bỏ những “rào cản” đang là trở lực đối với sự phát triển của thành phố trên các lĩnh vực, như môi trường đầu tư, kinh doanh; thủ tục hành chính; chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số đo lường hiệu quả hành chính công cấp tỉnh; chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước…

Quan tâm đầu tư cho văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, đẩy nhanh tiến độ các công trình an sinh xã hội trọng điểm như các bệnh viện, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng.

“Kinh nghiệm cho thấy khi có sự quyết tâm ngay từ đầu, khi sự nghiêm túc được đề cao trong mọi công việc, thì không có vấn đề gì mà chúng ta không tìm ra cách giải quyết, dù nan giải đến đâu”, ông Thăng nhấn mạnh.

Từ chia sẻ đó, ông Thăng nói: Trước mắt các vị đại biểu là một chặng đường 5 năm đầy diễn biến khó lường, nhiều việc mới phát sinh. Vì thế, chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt, cần có sự đồng thuận cao của nhân dân thì mới đạt được hiệu quả cao.

Bầu các chức danh quan trọng của HĐND, UBND TP.HCM

Tại kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã được giới thiệu bầu vào chức danh Chủ tịch HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021.

Bà Tâm sinh năm 1958, quê quán Trảng Bàng, Tây Ninh, trình độ: cử nhân tài chính tín dụng, cử nhân hành chính, cử nhân lịch sử Đảng, cao cấp chính trị.

Bà Tâm là đại biểu Quốc hội khóa XIII và vừa trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Bà Tâm trúng cử Chủ tịch HĐND TP.HCM với tỉ lệ 96,19% (101 phiếu bầu trong tổng số 103 đại biểu có mặt).

Kỳ họp giới thiệu hai đại biểu là bà Trương Thị Ánh và ông Phạm Đức Hải để bầu vào chức danh Phó chủ tịch HĐND TP nhiệm kỳ 2016-2021.

Bà Trương Thị Ánh, sinh năm 1959, quê Đồng Nai, cử nhân luật, cử nhân hành chính, cử nhân kinh tế, thạc sĩ kinh tế chính trị, cử nhân chính trị.

Bà Ánh từng là phó bí thư Quận ủy - quyền chủ tịch, sau đó là chủ tịch UBND quận 1. Bà có thời gian giữ chức vụ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam TP.HCM.

Từ tháng 7-2010 đến nay, bà là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP, phó bí thư Đảng đoàn, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa VII và khóa VIII, đại biểu Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2016).

Ông Phạm Đức Hải, sinh năm 1963, quê Nam Định. Trong quá trình công tác, ông Hải có nhiều thời gian gắn bó với các hoạt động Đoàn của TP.HCM.

Ông có thời gian 6 năm (1983-1989) là giáo viên kiêm tổng phụ trách Đội Trường Hiệp Phước 2, huyện Nhà Bè; sau đó là cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nhà Bè.

Từ năm 1989-1996, ông là cán bộ chuyên trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM, lần lượt giữ các chức vụ phó trưởng ban, trưởng ban thiếu nhi trường học, chủ tịch Hội đồng Đội TP.

Sau đó, ông được bầu là phó bí thư Thành Đoàn, trưởng ban thiếu nhi trường học, chủ tịch Hội đồng Đội TP.

Từ tháng 8-1999, ông Hải là Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn. Từ tháng 2-2003, ông giữ chức Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Quận 5. Tháng 11-2005 ông được phân công giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Ông Hải từng có thời gian hơn 5 năm giữ chức Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ (từ 3-2009 đến 11-2014). Từ tháng 12-2014 đến nay, ông là Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Trong dịp bầu cử đại biểu HĐND TP khóa IX vừa qua, ông Phạm Đức Hải trúng cử đại biểu tại đơn vị bầu cử Q.Phú Nhuận.

Bà Ánh trúng cử chức danh Phó chủ tịch HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021 với tỉ lệ 96,19% tổng số đại biểu (đạt 101 phiếu bầu/tổng số 105 đại biểu).

Ông Hải trúng cử chức danh phó chủ tịch HĐND TP.HCM với tỉ lệ 93,33% (đạt 98 phiếu bầu/tổng số 105 đại biểu).

 Các đại biểu bầu các chức danh HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Các đại biểu bầu các chức danh HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

 Ông Phạm Đức Hải, phó chủ tịch HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Ông Phạm Đức Hải, phó chủ tịch HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

 Bà Trương Thị Ánh, phó chủ tịch HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Bà Trương Thị Ánh, phó chủ tịch HĐND TP.HCM - Ảnh: Tự Trung


Thêm một công ty bán hàng đa cấp bị phạt nặng vì sai phạm

Cục Quản lý cạnh tranh vừa tiến hành xử phạt 350 triệu đồng với Công ty CP Đầu tư và Thương mại Trường Giang, do những sai phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo đó, công ty này duy trì nhiều hơn một mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng, không cam kết cho người bán hàng đa cấp được trả lại hàng hóa, và không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định.

Tháng 4 năm nay, công ty này cũng đã bị Sở Công thương Hà Nội ra quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng vì 9 lỗi vi phạm trong kinh doanh đa cấp.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục