tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 27-06-2016

  • Cập nhật : 27/06/2016

TP HCM bổ nhiệm, điều động nhiều nhân sự mới

Sáng 27-6, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm nhiều cán bộ sở, ngành TP.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bachy Soletanche Việt Nam, giữ chức vụ Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang sinh năm 1966; tiến sĩ ngành xây dựng; cao học ngành Quản lý hành chính công; cao học quản trị doanh nghiệp.

chu tich ubnd tp nguyen thanh phong trao quyet dinh bo nhiem cho ong le nguyen minh quang

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Lê Nguyễn Minh Quang

Ngoài ra, ông Huỳnh Công Hùng, Ủy viên Thường trực HĐND TP nhiệm kỳ 2011-2016 nhận quyết định điều động và bổ nhiệm của UBND TP giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP kiêm Trưởng Ban thi đua – khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ thay ông Đỗ Văn Đạo được phân công công tác khác. Thời gian ông Hùng giữ chức vụ cho đến khi có quyết định nghỉ hưu.

Ông Hùng sinh năm 1960, thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị, cao cấp quản lý nhà nước.

chu tich hdnd tp hcm nguyen thi quyet tam tang hoa chuc mung ong huynh cong hung

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tặng hoa chúc mừng ông Huỳnh Công Hùng

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP nhiệm kỳ 2011-2016, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Ông Lâm sinh năm 1962, thạc sĩ kinh tế, cử nhân Luật, cử nhân chính trị, cao cấp quản lý nhà nước.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng trao quyết định cho ông Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP thôi kiêm nhiệm Trưởng Ban thi đua – khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ để tập trung cho công việc chuyên môn.

Phát biểu tại buổi lễ nhận quyết định, ông Lê Nguyễn Minh Quang cho biết đây là một ngày trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp của bản thân khi vinh dự nhận quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Ban Quản lý đường sắt đô thị TP của UBND TP. Ông Quang hứa sẽ đem hết trí tuệ và sức lực để phục vụ cho sự phát triển của các dự án đường sắt đô thị của TP, với 4 nguyên tắc ghép lại từ chữ viết tắt tên Ban Quản lý đường sắt đô thị TP là MAUR, gồm: M là minh bạch; A là an toàn; U là ưng thuận và R là rốt ráo.

Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong mong muốn các cá nhân vừa nhận nhiệm vụ mới giữ vững phẩm chất đạo đức; nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, hiệu quả công việc được giao trên cương vị công tác mới.(NLĐ)


Nên công khai điều kiện vay tín chấp

Các TCTD thường yêu cầu người đi vay tín chấp chứng minh năng lực tài chính, quy mô quản trị, hiệu quả kinh doanh và mức độ tin cậy, sự minh bạch trong kinh doanh, hạch toán kế toán...

Rất nhiều DN hiện chưa có đầy đủ thông tin điều kiện vay vốn tín chấp trong các NHTM.

Trong một cuộc đối thoại với chính quyền địa phương mới đây ở Q.9, TP.HCM, một DN hỏi ngân hàng “tiềm lực tài chính” là gì mà TCTD nào cũng đòi hỏi khi DN đề nghị vay tín chấp. Cán bộ ngân hàng giải thích tiềm lực tài chính là vốn của DN, đơn vị sản xuất kinh doanh phải có lãi liên tục trong thời gian gần nhất và có mở tài khoản tiền gửi tiền vay, thanh toán qua ngân hàng.

Theo đó, được ngân hàng xếp hạng tín dụng hạng A sẽ là những điều kiện hàng đầu để được xét cho vay tín chấp.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Tín dụng ngân hàng là một hoạt động có điều kiện. Trong đó việc cho vay tín chấp là một sản phẩm không có tài sản thế chấp, đòi hỏi DN phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ. Các TCTD thường yêu cầu người đi vay tín chấp chứng minh năng lực tài chính, quy mô quản trị, hiệu quả kinh doanh và mức độ tin cậy, sự minh bạch trong kinh doanh, hạch toán kế toán... Và thực tế là các DNNVV hiện rất khó đáp ứng những điều kiện này.

Nhiều ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng cho vay tín chấp với những quy định cụ thể và chặt chẽ. Tuy nhiên, hầu hết các điều kiện cho vay tín chấp của các ngân hàng ngoại, hiện DNNVV không thể đáp ứng được, nhất là hình thức cho vay tín chấp theo tiêu chuẩn, điều kiện và đánh giá khách hàng.

Chẳng hạn, với những công ty nhỏ, thì các ngân hàng ngoại không phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án như với các công ty lớn, mà tính theo hiệu quả kinh doanh của DN vay vốn trong vòng một năm gần nhất và tính doanh thu ngày tương lai để xét điều kiện cho vay tín chấp. 

Cũng cần phải nói thêm, một số ngân hàng nội hiện nay chưa công khai điều kiện cho vay tín chấp để người đi vay được biết. Thậm chí nhiều ngân hàng còn sử dụng thuật ngữ “cho vay tín chấp” như một cách quảng bá hình ảnh, dễ gây hiểu lầm.(TBNH)


5.000 nhà môi giới BĐS tham gia Ngày hội Môi giới BĐS Việt Nam 2016

Được sự bảo trợ và chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam, Hội Môi giới BĐS Việt Nam vừa tổ chức chương trình “Ngày hội Môi giới BĐS Việt Nam 2016” lần đầu tiên tại TP. Đà Nẵng.

Để tôn vinh và phát triển nghề môi giới BĐS, Hội Môi giới BĐS Việt Nam thống nhất chọn ngày 29/6 hàng năm làm ngày Truyền thống, ngày hội của nghề Môi giới BĐS Việt Nam.

Sự kiện “Ngày hội Môi giới BĐS Việt Nam 2016” được tổ chức với mục đích thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS thông qua các hoạt động kết nối giữa các nhà phát triển dự án, nhà đầu tư, tư vấn cùng các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức cung cấp dịch vụ, vật liệu xây dựng cũng như với các DN, người tiêu dùng quan tâm đến thị trường bất động sản, trong đó đặc biệt là vai trò kết nối của các nhà môi giới BĐS.

Nghề Môi giới BĐS ở Việt Nam đã được pháp luật chính thức thừa nhận và được quy định tại Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006. Kể từ đó đến nay, lực lượng các nhà môi giới BĐS không ngừng phát triển kể cả về số lượng và chất lượng.

Trong giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản, đội ngũ này đã đóng vai trò quan trọng góp phần không nhỏ tháo gỡ khó khăn, để thị trường BĐS ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trở thành một chủ thể quan trọng của thị trường BĐS Việt Nam.

 Ngày hội môi giới BĐS Việt Nam 2016” có sự tham dự của hơn 300 sàn giao dịch BĐS có uy tín, chất lượng và quy tụ hơn 5.000 nhà môi giới BĐS tham gia chương trình.

Đây sẽ là cơ hội giới thiệu các dự án bất động sản, sản phẩm BĐS đến hàng trăm sàn giao dịch BĐS uy tín và hàng vạn nhà môi giới BĐS, cũng như là dịp để các nhà phát triển dự án, các nhà môi giới BĐS, các nhà phân phối BĐS giao lưu, gặp gỡ, mở rộng các mối quan hệ, kết nối giữa các nhà môi giới BĐS với các chủ đầu tư và khách hàng trên toàn quốc.


Cha của Giang Kim Đạt bị xử lý về tội rửa tiền

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vừa chuyển kết luận điều tra vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm tham ô, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Công ty Vinashin Lines) sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố các bị can liên quan.

Theo đó, CQĐT đề nghị truy tố Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc; Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh và Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Công ty Vinashin Lines, về tội tham ô tài sản. Bị can Giang Văn Hiển (cha của bị can Đạt) bị đề nghị truy tố về tội rửa tiền.

Theo kết luận điều tra, từ tháng 5-2006 đến tháng 6-2008, Công ty Vinashin Lines đã lập các dự án đầu tư mua tàu biển, cho thuê tàu. Các bị can đã mua tàu cũ, hư hỏng rồi nâng giá để trục lợi. Bằng việc mua ba tàu Vinashin Summer, Vinashin Island, Vinashin Phoenix và cho thuê chín tàu tại Vinashin Lines, Trần Văn Liêm, Giang Kim Đạt và các cá nhân liên quan đã chiếm đoạt gần 16 triệu USD.

CQĐT xác định Đạt được công ty giao nhiệm vụ giao dịch thực hiện các hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Đạt đã gửi giá, nâng khống giá trị thực của tàu để hưởng lợi.

Ngoài ra, Đạt còn cung cấp số tài khoản của cha mình để đối tác chuyển tiền hoa hồng theo thỏa thuận ngầm. Nhận được tiền, cha của Đạt đã mua nhiều bất động sản. Bản thân Đạt còn bỏ tiền ra để mua nhà, xe tặng vợ ông Trần Văn Liêm.

Về số tiền mà Đạt phải bồi thường, ngoài số tiền, tài sản CQĐT đang tạm giữ, bị can Đạt còn phải bồi thường cho Công ty Vinashin Lines gần 250 tỉ đồng. Cơ quan chức năng cũng đã kê biên nhiều tài sản gồm biệt thự, tài sản của Đạt và cha Đạt đứng tên.

Công an xác định bị can Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỉ đồng; bị can Khương chiếm đoạt 120.000 USD…

Vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.(PLO)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục