Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào cuối tháng 5 được giới chuyên gia nhận định là quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của ông trong năm cuối cùng tại vị Nhà Trắng. Vì sao có thể nói như vậy?

Việt Nam ký 7 văn kiện quan trọng với Liên Bang Nga
Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Liên Bang Nga, Thủ tướng đã cùng với Thủ tướng Dimitri Medvedev chứng kiến lễ ký kết 7 văn kiện quan trọng.
Nhận lời mời của Thủ tướng Liên bang Nga Đ. Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 16 đến 18/5/2016.
Ngay sau lễ đón, trưa ngày 16/5/2016 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nga Đ. Mét-vê-đép.
Trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép cũng khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, trao đổi và thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước.
Hai Thủ tướng tỏ tin tưởng kết quả tốt đẹp của chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đ.A. Mét-vê-đép đã chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa một số bộ ngành và tập đoàn kinh tế hai nước trong các lĩnh vực dầu khí, đầu tư, đào tạo cán bộ...
Các văn bản được ký kết ngày hôm qua bao gồm:
1. Biên bản ghi nhớ giữa Công ty TNG Holdings Việt Nam và Công ty Công sản nước ngoài trực thuộc Văn phòng Tổng thống Nga về hợp tác đầu tư dự án Trung tâm kỹ thuật đa ngành tại Hà Nội.
2. Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam (SCIC) và Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF).
3. Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Gazprom về hợp tác trong lĩnh vực điện.
4. Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Gazprom về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam và các nước thứ ba.
5. Văn bản bổ sung gia hạn Thỏa thuận hợp tác về đào tạo giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Gazprom ngày 5/4/2012.
6. Thoả thuận về hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Rosneft.
7. Thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn TH và Chính quyền tỉnh Kaluga về thực hiện dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao và tổ hợp nhà kính sản xuất rau, quả sạch.
Buôn bán sách lậu: Chế tài rất nhẹ, lợi nhuận kếch xù
Với mức lợi nhuận khủng cùng khung chế tài xử phạt chưa đủ nặng đã khiến tình trạng buôn bán sách lậu luôn là một vấn đề nổi cộm dù đã được phản ánh rất nhiều lần.
Thông thường, một cuốn sách có bản quyền để đến được tay độc giả, các đơn vị phát hành sẽ phải gánh rất nhiều chi phí: bản thảo (bao gồm chi phí cho việc dịch - hiệu đính - biên tập - chế bản ruột - thiết kế bìa) 20%, in ấn 35%, bản quyền 18%, phí quản lý nội bộ của đơn vị làm sách 23%, cuối cùng là giấy phép xuất bản và PR-Marketing 4%.
Các đơn vị phát hành cho biết, với trường hợp một cuốn sách có bản quyền dày khoảng 300 trang, giá bìa 100.000 đồng, trung bình thường được in ra 2.000 bản một lần, sau tất cả các chi phí trên, cộng khoản chiết khấu khá cao khi phân phối đến các nhà sách, thì mức lãi thu về chỉ được khoảng 6% giá bìa. Điều này đồng nghĩa với việc in 2.000 bản sách với cả một quy trình phức tạp, công phu, lãi thu về chỉ 11 triệu đồng.
Trong khi đó, các cơ sở in lậu chỉ mất duy nhất chi phí in. Theo các chuyên gia ngành in, để in 2.000 cuốn sách 300 trang thì tối đa cũng chỉ mất 10% giá bìa. Tức là, nếu giá bìa 100.000 đồng, quyển sách giả đó, giá thực in mất có 10.000 đồng mà thôi, chỉ là 1/10.
Do vậy các địa chỉ bán sách giả, sách lậu cứ mặc sức chiết khấu, giảm giá các kiểu cho người mua. Bởi nếu có giảm tới một nửa giá bìa, các đầu nậu vẫn thu lãi khoảng 40% giá bìa. Nghĩa với 2.000 bản sách đó, gian thương sẽ lãi khoảng 80 triệu đồng.
Khi nhân lên với hàng chục, hàng trăm đầu sách bị làm lậu, làm giả, con số lợi nhuận là khổng lồ.
5 địa điểm mới để cấp đổi giấy phép lái xe
Người dân lấy giấy phép lái xe mới tại Phòng quản lý và sát hạch lái xe, số 252 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM - Ảnh: Quang Định
Ngày 17-5, Sở Giao thông vận tải TP.HCM sẽ khai trương năm điểm làm dịch vụ tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ đổi giấy phép lái xe tận nhà.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, nhằm tạo thuận lợi cho người dân làm thủ tục đổi giấy phép lái xe, sở đã phối hợp với Bưu điện TP và Tổng công ty Bưu chính Viettel vào ngày 17-5 sẽ khai trương năm điểm làm dịch vụ tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ đổi giấy phép lái xe tận nhà.
Cụ thể như sau: bưu cục của bưu điện tại số 3 Phan Đăng Lưu (P.3, Q. Bình Thạnh), 1441 Huỳnh Tấn Phát (P.Phú Mỹ, Q.7), E9/37 Nguyễn Hữu Trí (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh). Bưu cục của Viettel tại số 158 Cây Trâm (P.9, Q.Gò Vấp), 154 Tên Lửa (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân).
Theo ông Võ Trọng Nhân - trưởng Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe Sở Giao thông vận tải TP, để làm thủ tục, người dân cần photo giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân, một tấm ảnh chân dung 3x4 để dán vào đơn cấp đổi giấy phép lái xe.
Tại các điểm cấp đổi giấy phép lái xe trên sẽ chụp hình để đưa vào giấy phép lái xe bằng thẻ PET (thẻ nhựa).
Chi phí dịch vụ giao giấy phép lái xe tận nhà là 35.000 đồng và chi phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/giấy phép lái xe.
Việc thu phí dịch vụ tiếp nhận hồ sơ do Bưu điện TP, Tổng công ty Bưu chính Viettel thỏa thuận với người dân, có sự giám sát của Sở Giao thông vận tải TP.
Riêng đối với trường hợp giấy phép lái xe bị mất, hư hỏng, quá hạn, tra cứu xác minh giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải các tỉnh và TP khác cấp hoặc nghi ngờ có dấu hiệu làm giả, nghi ngờ trong việc nhận dạng người đến làm thủ tục đổi giấy phép lái xe…, các bưu cục sẽ hướng dẫn người dân đến các điểm tiếp nhận hồ sơ trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP để làm thủ tục.
Như vậy, với việc có thêm năm điểm cấp đổi giấy phép lái xe, đến nay TP có tổng cộng 12 điểm cấp đổi giấy phép lái xe.
Không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự
Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo về thời gian, phạm vi và biện pháp thực thi nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 được đăng tải trên trang thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, và một số tờ báo điện tử của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định vô giá trị này".
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Hải Bình nêu rõ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Khu vực mà Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khoảng 800 tàu cá từ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 16/5 phải trở về cảng theo lệnh cấm đánh bắt cá trái phép này. Trong khoảng thời gian áp dụng lệnh cấm, ngư dân được tập huấn về các quy định, công nghệ mới và an toàn hàng hải, theo Tân Hoa xã.
Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ năm 1999.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào cuối tháng 5 được giới chuyên gia nhận định là quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của ông trong năm cuối cùng tại vị Nhà Trắng. Vì sao có thể nói như vậy?
Hiện đang có hơn 1,9 triệu người dân TPHCM và 794.000 người dân Hải Phòng đang chịu ảnh hưởng từ tình trạng lũ lụt thường xuyên.
Thành lập Đại học Fulbright Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công Dự án 2,7 tỷ USD của TH True Milk
Hà Nội chỉ tên 8 doanh nghiệp hết hạn hoạt động bán hàng đa cấp
Bộ Tài chính e ngại việc giao địa phương làm chủ dự án sân bay Lào Cai
RMIT Việt Nam thành lập Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số
Việt Nam gặp khó trước bài toán GDP bình quân 22.000 USD
Việt Nam-Canada tăng cường hợp tác cải cách tư pháp
Mỹ - Việt Nam có rất nhiều tiềm năng hợp tác
Viettel bị phạt 171 triệu đồng
Bộ Công thương cảnh báo về việc xuất khẩu lợn sống sang Trung Quốc
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam có thể là một di sản quan trọng mà Tổng thống Obama để lại cho chính quyền kế tiếp.
Hầu hết những người lãnh đạo đứng đầu của hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đều đã có những chuyến thăm lẫn nhau trong suốt hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Hiệp định TPP và quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương sẽ là những chủ đề lớn mà hai nước xem xét thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ sắp tới.
Bất động sản Việt Nam trong top 5 khu vực châu Á
Thu thuế XNK tại Tiền Giang giảm gần 60%
Tăng năng suất lao động là thách thức lớn của tăng trưởng kinh tế
Dự báo năm 2020 thừa trên 70.000 giáo viên
Nhà thầu Trung Quốc trúng gói thiết bị đường sắt Việt Nam
Chuẩn bị các dự án sử dụng vốn vay ưu đã phân bổ trong Kỳ IDA 17
GIa hạn thời gian Dự án giảm thất thoát nước vay vốn ADB thêm 5 năm
Lợi nhuận nhà băng trông vào tín dụng cá nhân
Công ty chứng khoán săn đối tác M&A
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga
Các đảng lớn của Nga đều ủng hộ chính sách phát triển quan hệ với Việt Nam
Gần 4.000 tỷ đồng xây dựng Nhà ga quốc tế mới tại sân bay Cam Ranh
EVN khẳng định không đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016
Bình thường hóa việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc
Quảng Trị: Khởi động dự án nhà máy xử lý rác thải trị giá 940 tỷ đồng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự