Làm gì để phát triển du lịch M.I.C.E?
Hà Nội: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng cạn ICD Mỹ Đình
6 tháng đầu năm 2016, lượng giao dịch căn hộ đạt 8.900 căn
Gần 9.900 tỷ đồng xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm

Nặng "gánh" GDP 6 tháng cuối năm: Phải tăng 7,6% mới đạt!
GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ đã chững lại trong năm 2016
TPHCM: Đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các bộ ngành lắng nghe, bàn bạc thấu đáo nhiều vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế -xã hội của TPHCM.
Nới rộng thời gian làm việc suốt buổi chiều đến tận 19g ngày 27-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các bộ ngành lắng nghe, bàn bạc thấu đáo nhiều vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế -xã hội của TP.HCM.
Cùng tham dự có các phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, các bộ trưởng và thành viên Chính phủ. Về phía TP.HCM có Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành.
Tại buổi làm việc này, lãnh đạo TP.HCM đã đề đạt lên Thủ tướng 7 nhóm kiến nghị với 28 kiến nghị chi tiết về phân cấp ủy quyền, cơ chế tài chính đặc thù, tổ chức bộ máy, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự cho TP.HCM.
Đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng giải quyết cơ chế chính sách cho TP.HCM chính là giải quyết cơ chế cho cả nước. Tất cả kiến nghị của TP hôm nay trình lên Thủ tướng đều căn cứ nghị quyết 16 của Bộ Chính trị trên tinh thần cho phép TP.HCM thí điểm tất cả vấn đề luật chưa có, chưa quy định. “Sau 40 năm, TP.HCM luôn là đầu tàu. Nhưng đầu tàu không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel mà phải có một năng lượng mới, đầu tàu phải chạy bằng nhiên liệu tốt nhất, thậm chí là năng lượng nguyên tử để kéo các toa tàu tăng tốc” - ông Thăng nói.
Trước các đề xuất của TP, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nên thống nhất quan điểm chung là ủng hộ TP. “Chính phủ mong muốn TP.HCM đi đầu trong đề xuất các cơ chế chính sách. Với các đề xuất không trái luật, đề nghị ủng hộ cho TP làm thí điểm” - ông Đam nói.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: vượt lên khó khăn chung, TP vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá, Chính phủ cũng đánh giá cao sự ổn định chính trị xã hội của TP trong bối cảnh phức tạp vừa qua.
“Tôi đề nghị TP phải có ước mơ xa hơn, cao hơn, quyết tâm chính trị rõ hơn thì bước đi ở những lĩnh vực then chốt mới mạnh mẽ toàn diện, còn nếu cứ lừng khừng hoặc thiếu quyết tâm chính trị thì khó đưa TP thành ngọn cờ đầu của cả nước trong các lĩnh vực” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Cơ bản nhất trí với 7 nhóm kiến nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra cho TP.HCM một số mục tiêu phát triển như xây dựng TP thông minh, có khả năng kết nối sâu sát vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. TP phải cạnh tranh được với các TP lớn của khu vực châu Á, năng động, hiện đại, là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông. Một mặt, TP phải là điểm nhấn thu hút đầu tư và khởi nghiệp, hướng tới nền kinh tế thị trường hài hòa, bền vững. Từ mục tiêu đó, Thủ tướng cho rằng TP phải xây dựng cơ cấu kinh tế thông minh, lấy dịch vụ và công nghệ cao làm mũi nhọn.
Thủ tướng cũng cho biết về cơ bản nhất trí với 7 nhóm kiến nghị của TP. Có những việc, dự án phải trình sớm trong tháng 7-2016. Có những kiến nghị sẽ cho thí điểm, có kiến nghị sẽ được làm thẳng, một vài kiến nghị thì phải bàn với các bộ ngành về phương thức, cách làm, nhưng còn chủ trương thì cơ bản là thống nhất. Chính phủ sẽ có văn bản cụ thể trả lời cho TP.
“Chúng ta không có tiền nhiều, chúng ta phải cho TP cơ chế để TP.HCM vận động, phát triển lên. Chúng tôi mong muốn rằng những cơ chế này sẽ góp phần giúp cho điều hành và phát triển của TP” - Thủ tướng nhấn mạnh.(TT)
Thủ tướng chấp thuận nhiều kiến nghị cơ chế đặc thù của TP HCM
Mở đầu buổi làm việc với TP HCM ngày 27/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là thành phố đi đầu và về trước, Chính phủ vào để nghe những kiến nghị về cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển. Buổi làm việc còn có sự tham gia của các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ ngành của Chính phủ.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau đó báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong 6 tháng đầu năm; kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và những đề xuất kiến nghị 7 vấn đề với chính phủ.
Trước hết, UBND TP kiến nghị phân cấp ủy quyền cho các UBND quận huyện thực hiện việc kiểm định, thẩm định phương án tháo dỡ nhà chung cư hư hỏng nặng, nhà chung cư bị nguy hiểm, đảm bảo hoàn thành trước 31/12 theo đúng tiến độ; Phân cấp phân quyền cho UBND TP HCM ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh một số ngành, lĩnh vực cho phù hợp với đặc thù hoặc để cụ thể hóa các quy định của Trung ương sát với thực tế địa phương…Liên quan đến kiến nghị này, UBND TP HCM xin thí điểm quy định một số khoản thu, chi phí và lệ phí phù hợp với điều kiện địa phương như phí xăng dầu, môi trường, sử dụng bất động sản và chuyển nhượng động sản…; thí điểm xử phạt vi phạm hành chính về xâm phạm trật tự an toàn văn minh đô thị phát sinh…; thí điểm thành lập một số cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND TP thực hiện một số chức năng nhiệm vụ xuất phát từ đặc thù của đô thị đặc biệt và được phân cấp cho cấp dưới…
Tiếp đó, ông Phong kiến nghị Thủ tướng một số cơ chế tài chính đặc thù cho thành phố như tỷ lệ điều tiết cho ngân sách, phân cấp nguồn thu cấp lại tỷ lệ cho thành phố từ thuế xuất nhập khẩu, thu tiền sử dụng đất…; cơ chế thưởng vượt thu và bổ sung có mục tiêu cho TP HCM từ số tăng thu ngân sách Trung ương.
UBND TP cũng đề nghị Trung ương thưởng 10.000 tỷ đồng vì đã thu ngân sách năm 2015 vượt chỉ tiêu dự toán (thu 255.00 tỷ đồng trong khi mức phân cấp là gần 200.000 tỷ đồng).
Đồng thời, thành phố kiến nghị giữ nguyên các Ban quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới nam thành phố và Ban Quản lý đầu tư Xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm theo mô hình cơ quan hành chính đặc thù; thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Về vấn đề đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, UBND TP kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn ODA cho các dự án lớn như các tuyến đường sắt đô thị, đường vành đai… Giao cho TP HCM tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở dự án nhóm A, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng, kiểm tra và nghiệm thu các công trình cấp I…
Về nhà đất đang thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp thành phố tăng cường hậu kiểm đối với 102 địa chỉ; xem xét thu hồi nhà đất đang sử dụng chưa đúng mục đích, công năng, bỏ trống, cho thuê mượn không đúng quy định…
UBND TP kiến nghị đặt sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tại TP HCM để thúc đẩy vai trò đầu tàu kinh tế, tác động lan tỏa tạo sức đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, UBND TP kiến nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc trong việc việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiệp bắt buộc. Cho phép Công an TP HCM được áp dụng cơ chế đặc thù về tăng cường biên chế, đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật...
Tiếp những kiến nghị của TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói rằng, sau hơn 40 năm giải phóng thành phố luôn là đầu tàu về kinh tế. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, thành phố đã chậm lại so với cách đây 5 năm nên cần phải có cơ chế mới tạo nguồn năng lượng phát triển.
"Đầu tàu này không thể chạy mãi bằng than đá hay dầu diesel mà phải chạy bằng năng lượng nguyên tử. TP HCM là của cả nước, vì cả nước, nên giải quyết cơ chế cho thành phố cũng là cho cả nước", ông Thăng nói.
Cuối buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định "TP HCM kiến nghị cái gì Chính phủ giải quyết được sẽ tháo gỡ ngay". Theo ông Phúc, Nghị quyết 16 năm 2012 của Bộ Chính trị là cơ sở pháp lý tiếp tục cho phép thành phố thí điểm những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề được đặt ra trong quá trình phát triển mà chưa có quy định. Theo đó, thành phố cần đưa những vấn đề mới phát sinh này một cách ngắn gọn để Chính phủ xem xét và thông qua.
"Chính phủ sẽ cụ thể hóa kết luận, có cơ chế đặc thù hơn cho thành phố cũng như phân cấp ủy quyền cho để TP HCM phát triển hơn", Thủ tướng khẳng định.
Tín dụng TPHCM tăng trưởng 5,9% sau 6 tháng
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.308,1 ngàn tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm.
Theo Cục Thống kê TPHCM, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.644,6 ngàn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 20% so với tháng cùng kỳ.
Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 54,8% tổng vốn huy động, tăng 18,1% so tháng cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 13,7% và tăng 9,1% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 86,3% tổng vốn huy động, tăng 21,9% so tháng cùng kỳ.
Tiền gửi tiết kiệm chiếm 53,7% tổng vốn huy động, tăng 14,7% so với tháng cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 6 đạt 1.308,1 ngàn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước, cao hơn mức tăng 1,1% của tháng trước. So với tháng 12/2015, tín dụng tăng 5,9%.
Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 725,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ, tăng 16% so tháng cùng kỳ. Dư nợ bằng ngoại tệ đạt 127,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng dư nợ, giảm 23% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 1.180,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 90,2% tổng dư nợ, tăng 24,3% so với tháng cùng kỳ.
Làm gì để phát triển du lịch M.I.C.E?
Hà Nội: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Cảng cạn ICD Mỹ Đình
6 tháng đầu năm 2016, lượng giao dịch căn hộ đạt 8.900 căn
Gần 9.900 tỷ đồng xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm
Bộ trưởng Kế hoạch - đầu tư: Brexit không ảnh hưởng nhiều đến VN
Cần Thơ phải ‘kích’ cả miền Tây phát triển
Thu nội địa nhiều khoản đạt khá
Hà Nội Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S1
Biên độ điều chỉnh tỷ giá có thể chỉ ở mức nhỏ nhưng hiện không phải là thời điểm để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá.
Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý
Không khai thác dầu bằng mọi giá để đạt mục tiêu tăng trưởng
Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu đang gây bất lợi cho người dân?
Giá cà phê chồn thu hoạch tự nhiên lên tới 36 triệu đồng/kg, còn nuôi thì khoảng 9 triệu đồng/kg.
Kinh tế Việt Nam chững lại khi chỉ vừa lấy đà
Thống đốc NHNN: cho vay BĐS, chứng khoán tăng cao tiềm ẩn rủi ro
Kinh doanh BĐS đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011
Áp dụng tăng trưởng xanh thúc đẩy phát triển thương mại
Việt, Thái cạnh tranh du lịch
Trung Quốc mua hơn 32.000 tấn vải thiều Bắc Giang
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tái đắc cử Chủ tịch HĐND TP.HCM
Thêm một công ty bán hàng đa cấp bị phạt nặng vì sai phạm
17 dự án ODA phải rà soát, cắt, chuyển vốn
Lùm xùm tại dự án nâng cấp đô thị Mỹ Tho
Ký văn kiện hợp tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc
Hà Nội: Đến 2020, 100% các công trình xây dựng phải được cấp phép
Trái cây Việt thiệt thòi vì bị ‘mượn xác'
Một năm làm muối được...4 triệu đồng
Động thổ dự án Cửa Sót Hà Tĩnh với mức đầu tư 300 tỉ đồng
Bí thư Hậu Giang: Không vì nghèo mà bất chấp môi trường
Việt Nam đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật quốc tế
Họp bất thường về Bộ luật Hình sự
Ông Lê Đình Sơn tái đắc cử Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh
Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự