300.000 thẻ cào giả MobiFone từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam
Hàng trăm lọ nước hoa Chanel và nhiều mỹ phẩm không nguồn gốc
Hà Nội: Công bố điều chỉnh Quy hoạch phân khu đô thị S2 tại huyện Hoài Đức
Huy động thành công 7.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 19-03-2016
- Cập nhật : 19/03/2016
50% thuốc bán trên Internet là thuốc giả
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo Hội thảo Nâng cao sức khỏe người bệnh: Tầm quan trọng của chất lượng và phát minh trong lĩnh vực dược phẩm được tổ chức tại Hà Nội ngày 16/3.
Thuốc là sản phẩm dành cho mọi đối tượng và cũng là sản phẩm được làm giả rất phổ biến. Theo bà Samson Chiu – Giám đốc khu vực Châu Á, Thái Bình Dương – Viện An ninh Dược phẩmt các loại thuốc được làm giả phổ biến hiện nay là thuốc làm từ thức ăn cho lợn và gà, viên nang làm từ chất thải của ngành công nghiệp da, thuốc giả trong bao bì thật. Các cơ quan chức năng đã phát hiện các chất độc hại có trong thuốc giả như kim loại nặng, các loại dược chất không mong muốn và một số loại thuốc hoàn toàn không có dược chất.
Bác Samson Chiu cũng nhấn mạnh vào bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 40 -50 nghìn người bán thuốc trực tuyến trên toàn cầu trong đó có tới 90 -95% không hợp pháp. WHO đã khuyến cáo có tới 50% thuốc bán trên mạng internet là thuốc giả.
Đa số thuốc giả đều không phân biệt được bằng mắt thường, người dân lại không kêu ca gì, đặc biệt các chế tài chưa đủ tính răn đe tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và buôn bán thuốc giả tăng.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết những đổi mới củangành y tế, lĩnh vực dược trong thời gian qua đã từng bước phát triển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong 10 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước ước đạt 1,649 tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2014. Sản lượng trong nước đã đáp ứng được khoảng 48% nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân.
Hiện nay, dự thảo Luật Dược sửa đổi đang được Quốc hội xem xét và thông qua trong thời gian tới. Trong Luật dược sửa đổi đã bổ sung những quy định mới thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực dược cũng như khuyến khích các sản phẩm dược chất lượng cao, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc dược liệu...
Ông Bradley Silcox, Chủ tịch Tiểu ban Dược phẩm của Eurocham khẳng định cam kết của Tiểu ban trong việc phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam phát triển một ngành công nghiệp dược phẩm với chất lượng cao và bền vững.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam để tạo ra những diễn đàn đối thoại với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các doanh nghiệp nhằm mục đích cùng nghiên cứu, thảo luận và đưa ra những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm chất lượng và bền vững” - ông Bradley Silcox nhấn mạnh.
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mất 42.000ha cây trồng do hạn hán
Tính đến ngày 8/3/2016, gần 42.000ha cây trồng tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị ảnh hưởng và thiệt hại do hạn hán.
Thông tin được đưa ra tại buổi sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân2015-2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Mùa năm 2016 tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức ngày 17/3.
Từ đầu năm 2016, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng xuất hiện sớm trên diện rộng, lượng mưa thiếu hụt khoảng 15-30% so với trung bình nhiều năm, nhiều nơi không có mưa như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa gây khô hạn nặng.
Do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước nên diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2015-2016 phải giảm hơn 20.000ha (tổng diện tích gieo trồng là 292.000ha). Nếu tình trạng hạn hán kéo dài như hiện nay, dự báo trong thời gian tới, tổng diện tích cây trồng các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị ảnh hưởng là khoảng 140.000ha.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết từ đầu vụ Đông Xuân 2015-2016 đến nay, tình hình hạn hán diễn ra hết sức gay gắt trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Hiện nay khô hạn đang diễn ra gay gắt tại một số nơi thuộc các huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tuy Phong và Bắc Bình. Lượng nước bị thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô năm nay đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, trong vụ Đông Xuân 2015-2016, toàn tỉnh chỉ đủ nước để bố trí sản xuất 18.700 ha lúa, cắt giảm hơn 15.000 ha so với cùng kỳ năm 2015.
Do tình trạng thiếu nước diễn ra gay gắt, tính đến ngày 7/3, diện tích cây hàng năm bị thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh là 1.400ha. Hiện một số công trình cấp nước ở huyện Hàm Tân và Tánh Linh phải ngưng hoạt động vì thiếu nguồn nước cung cấp. Trên toàn tỉnh hiện nay có khoảng 90.000 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt.
Nhìn chung, trong khu vực Nam Trung Bộ, hạn hán đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ngay từ vụ Đông Xuân ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa (Bình Thuận đang là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất trong khu vực).
Ở vụ Hè Thu, hạn hán có thể tiếp tục xảy ra trên diện rộng do lượng nước trữ tại các hồ chứa đã cung cấp phần lớn cho cây trồng vụ Đông Xuân.
Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết dự báo trong vụ Hè Thu 2016, nắng hạn sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt đối với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, ảnh hưởng đến gieo trồng lúa và cây màu. Do vậy, các tỉnh cần tập trung phương án sản xuất vụ Hè Thu 2016 trong tình hình hạn hán, để chủ động phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do sản xuất.
Trước mắt, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cần rà soát, cập nhật cân đối nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý; trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi diện tích trồng lúa vùng có nguy cơ thiếu nước sang các loại cây màu ít sử dụng nước hơn.
Các địa phương cần tăng cường các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, tưới ưu tiên, tiết kiệm nước cho lúa và các cây trồng; đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, tăng cường khả năng cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh
Thu hồi Giấy chứng nhận bán hàng đa cấp của 4 DN
Theo tin từ Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh vừa có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với 4 doanh nghiệp.
Cụ thể, Cục Quản lý cạnh tranh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 040/QLCT-GCN ngày 8/4/2015 đã cấp cho Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Con Đường Việt (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106553903 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 26/5/2014; Địa chỉ trụ sở chính: số 6 ngách 43 ngõ 337 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 053/QLCT-GCN ngày 1/9/2015 đã cấp cho Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 668 (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106718369 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 18/12/2014; Địa chỉ trụ sở chính: T2, TN 25T1-N05 KĐT ĐN Trần Duy Hưng, đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 059/QLCT-GCN ngày 4/11/2015 đã cấp cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Quốc tế TNC (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102843827 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/7/2008; Địa chỉ trụ sở chính: Số 33 tổ 18 phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 049/QLCT-GCN ngày 5/8/2015 đã cấp cho Công ty cổ phần New Power Việt Nam (hiện nay đổi tên thành Công ty cổ phần Trái tim Ngọc Việt, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106652781 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 30/9/2014; Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Lô 5B đường Trung Yên 6, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Bị bắt vì mua bán cả trăm tỷ đồng hóa đơn giá trị gia tăng
Từ chối bán tài sản Nhà nước 19 tỷ đồng để bán... 8 tỷ