tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 18-03-2016

  • Cập nhật : 18/03/2016

Khái niệm “nhà đầu tư”: Pháp luật Việt Nam "chưa tương thích với cam kết"

Đó là một trong những nội dung báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 16-3 tại Hà Nội.
ts. nguyen thi thu trang: blds co khai niem ve “tai san” gan giong khai niem ve “khoan dau tu” nhu trong evfta. anh: h.h.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang: BLDS có khái niệm về “tài sản” gần giống khái niệm về “khoản đầu tư” như trong EVFTA. Ảnh: H.H.

Tại Hội thảo Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cho biết, pháp luật Việt Nam chưa tương thích với cam kết của EVFTA về khái niệm “nhà đầu tư” ở cả hai chiều hẹp và rộng.

Ở chiều hẹp hơn với EVFTA, bà Trang phân tích, trong pháp luật Việt Nam, “nhà đầu tư” phải là chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, nghĩa là đã thực hiện hoạt động đầu tư nhất định, ví dụ ít nhất đã đứng tên nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Trong khi đó, “nhà đầu tư” trong EVFTA không chỉ là chủ thể đang hoặc đã thực hiện việc đầu tư mà còn cả trường hợp “đang hướng tới việc đầu tư”.

“Nói cách khác, theo EVFTA, một chủ thể dù mới chỉ đang tập hợp vốn để đầu tư cũng đã được coi là nhà đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tư” – bà Trang cho biết.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng rộng hơn EVFTA ở chỗ, nhà đầu tư trong EVFTA gắn với khoản đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của EVFTA, trong khi theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư không bị giới hạn ở phạm vi này.

Do đó, bà Trang cho rằng, cần đưa định nghĩa “nhà đầu tư” như trong Cam kết của EVFTA vào văn bản thực thi EVFTA về đầu tư của Việt Nam để có hướng thực thi EVFTA cụ thể hơn khi đi vào thực tiễn.

Ở một khía cạnh khác về đầu tư, báo cáo của Trung tâm WTO và Hội nhập cũng  chỉ ra rằng, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về “khoản đầu tư” như trong EVFTA mà chỉ có khái niệm “vốn đầu tư”, “dự án đầu tư” và “đầu tư kinh doanh”.

Bộ Luật Dân sự Việt Nam có khái niệm về “tài sản” gần giống khái niệm về “khoản đầu tư” như trong EVFTA. Tuy nhiên, khái niệm về “tài sản” của Bộ Luật Dân sự không giới hạn ở các tiêu chí về tính chất và mục tiêu kinh doanh như khái niệm “khoản đầu tư” của EVTFA.

Nếu kết hợp các khái niệm “vốn đầu tư” ở Luật Đầu tư và “tài sản” ở Bộ Luật Dân sự với nhau thì pháp luật Việt Nam không mâu thuẫn gì với EVFTA về vấn đề này. Tuy nhiên, khái niệm “khoản đầu tư” trong EVFTA có ảnh hưởng trực tiếp với các nghĩa vụ của Việt Nam trong đối xử với các “khoản đầu tư” thuộc diện điều chỉnh của EVFTA. Vì vậy, việc không có thuật ngữ hoặc định nghĩa tương ứng sẽ khiến Việt Nam khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ đối với các trường hợp cụ thể.

Do đó, theo đề xuất của Nhóm rà soát, cần đưa định nghĩa “khoản đầu tư” với các chi tiết như trong Cam kết EVFTA vào văn bản thực thi EVFTA về đầu tư của Việt Nam. 


Việt Nam - Lào hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Lễ tổng kết cấp Nhà nước việc hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào đã được long trọng tổ chức với tham dự của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong cùng đại diện các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước.
thu tuong nguyen tan dung va thu tuong thongsinh thammavong chung kien le ky hai van kien quan trong giua hai nuoc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thongsinh Thammavong chứng kiến lễ ký hai văn kiện quan trọng giữa hai nước

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc hoàn thành toàn bộ dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện sự nhất trí cao, sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa 2 Đảng, 2 nhà nước và nhân dân 2 nước, là biểu tượng sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa 2 nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng, cùng có lợi vì 1 đường biên giới hoà bình ổn định, hợp tác cùng phát triển vì lợi ích của nhân dân 2 nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Việc hoàn thành thắng lợi toàn bộ dự án đã góp phần hoàn thiện chất lượng đường biên giới Việt Nam - Lào cả về pháp lý và thực tiễn, từ nay giữa 2 nước chúng ta đã có 1 đường biên giới hết sức rõ ràng được ghi nhận rất chi tiết trong các văn kiện pháp lý và được đánh dấu bằng 1 hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bền vững trên thực địa. Thành quả này không những tạo tiền đề thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ đường biên giới mà còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác thương mại đầu tưvà giao lưu kinh tế văn hoá du lịch của các địa phương và nhân dân vùng biên giới; góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biên giới…”

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng chân thành cảm ơn cá nhân Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, các đồng chí cũng như nhân dân lào anh em đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc thực hiện dự án. Thủ tướng đánh giá cao những cố gắng to lớn của uỷ ban liên hợp cắm mốc biên giới 2 nước của các bộ ngành và địa phương 2 bên đặc biệt là các lực lượng trực tiếp tham gia công tác cắm mốc tại thực địa, đã vượt qua khó khăn, gian khổ, có những đóng góp to lớn trong việc thực hiện dự án, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các lực lượng chức năng của cả 2 nước Việt Nam và Lào tiếp tục tăng cường phối hợp triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào vừa được ký kết tại buổi lễ đi vào cuộc sống, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào thành 1 đường biên giới Hoà bình, ổn định hữu nghị hợp tác và phát triển bền vững.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cho rằng việc hoàn thành Uỷ ban biên giới hai nước giới Việt Nam - Lào đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị và đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân hai nước, đặc biệt là người dân khu vực biên giới. Thủ tướng Thongsing Thammavong đánh giá cao nỗ lực của Uỷ ban biên giới hai nước trong suốt hơn 5 năm qua, đã tập trung sức lực và trí tuệ, vượt qua muôn vàn khó khăn về địa hình cũng như khí hậu khắc nghiệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Khẳng định những thành tựu đạt được có sự đóng góp to lớn của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về vật chất, kỹ thuật tiên tiến và đội ngũ chuyên gia có năng lực và giàu kinh nghiệm. Nhân dịp này, Thủ tướng Thongsing Thammavong kêu gọi tất cả các bộ, ngành từ trung ương tới địa phương và toàn thể nhân dân các tầng lớp tiếp tục đóng góp sức mình cùng nhau gìn giữ bảo vệ hệ thống mốc giới, tôn trọng biên giới chung của 2 nước, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ổn định.

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith đã ký 02 văn kiện pháp lý quan trọng là: “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới” và “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”. Đây là một thành tích có ý nghĩa đặc biệt chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ X Đảng Nhân dân cách mạng Lào vừa được tổ chức thành công tốt đẹp.

Cũng tại buổi Lễ này, để ghi nhận công lao, thành tích và đóng góp của các tập thể, cá nhân hai nước trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã trao tặng huân chương, huy chương và bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.


Thủ tướng phê duyệt Chương trình hợp tác y tế với WHO

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục "Chương trình hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2016 - 2017" do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ.

Chương trình hợp tác trên kéo dài từ năm 2016 - 2017 với mục tiêu góp phần hỗ trợ ngành y tế Việt Nam thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/1/2013.

Cụ thể, Chương trình sẽ góp phần hỗ trợ giảm gánh nặng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV/AIDS, lao, sốt, rét, tiêm chủng thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đối thoại chính sách, hợp tác liên ngành và theo dõi, đánh giá.

Đồng thời, Chương trình hỗ trợ việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác; góp phần hỗ trợ giảm tỉ lệ bệnh tật, tử vong và nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh và người cao tuổi theo hướng năng động và lành mạnh; hỗ trợ tăng cường hệ thống y tế với các trọng tâm; góp phần hỗ trợ công tác chuẩn bị, giám sát và quản lý có hiệu quả các dịch bệnh nhằm đáp ứng các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng văn bản pháp lý và giám sát, ứng phó...


Thừa Thiên Huế đề xuất loại hình hoạt động casino cho dự án Laguna Lăng Cô

Đó là kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhân chuyến công tác của Bộ trưởng tại Thừa Thiên Huế mới đây.

Báo cáo tại buổi làm việc hôm 14/3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho biết, năm 2015, thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh đạt 5.218 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhiệm vụ năm 2016, HĐND tỉnh giao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 5.629 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015.

Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị Bộ Tài chính cho phép tỉnh được vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển thực hiện các dự án thuộc Đề án quy hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cố đô Huế; ủng hộ bổ sung loại hình hoạt động casino cho dự án Laguna Lăng Cô; quan tâm để lại cho địa phương nguồn tăng thu ngân sách năm 2015; hỗ trợ vốn cấp bách từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương thực hiện thi công hệ thống thủy lợi Ninh Hòa Đại, huyện Quảng Điền; mở rộng đối tượng được phân bổ vốn thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, bê tông hóa giao thông nông thôn, đầu tư làng nghề và hạ tầng thủy sản.

bo truong bo tai chinh dinh tien dung tai buoi lam viec voi lanh dao tinh thua thien hue.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước báo cáo và đề nghị của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ những khó khăn, thách thức chung của Thừa Thiên Huế trong việc huy động nguồn lực đầu tư các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là nguồn vốn thực hiện bảo tồn di tích Huế.

Bộ trưởng cho biết ủng hộ phương án tăng nguồn vốn Trung ương để thực hiện Đề án quy hoạch bảo tồn phát huy các giái trị di tích cố đô Huế và phương án vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển để thực hiện đề án này, đồng thời đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng phương án cụ thể để tiến hành vay vốn.

Về đề nghị bổ sung xuất loại hình hoạt động casino cho dự án Laguna Lăng Cô, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết ủng hộ và sẽ đề xuất Chính phủ bổ sung thêm loại hình hoạt động này đối với dự án Laguna Lăng Cô.


Sắp khởi công Dự án Xi măng Xuân Thành Bình Phước

Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Xuân Thành Binh Phước, tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước sắp được chủ đầu tư, Tập đoàn Thaigroup khởi công xây dựng.

Nhà máy xi măng Xuân Thành Binh Phước có quy mô công suất 4,5 triệu tấn, với tổng vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn.

Nhà máy xi măng Xuân Thành Binh Phước tiền thân là Nhà máy xi măng Minh Tâm, được Tập đoàn Thaigroup mua lại từ Công ty cổ phần Miền Đông.

Ban đầu, Dự án có quy mô công suất 1,8 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Sau khi về với Tập đoàn Thaigroup, Dự án được nâng công suất lên 4,5 triệu tấn.

san xuat xi mang tai nha may xi mang xuan thanh, ha nam.

Sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Xuân Thành, Hà Nam.

Dự án được triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020 trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, được xây dựng trên tổng diện tích quy hoạch 450 ha thuộc địa bàn huyện Hớn Quản.

Báo cáo tình hình triển khai Dự án,  ông Vũ Hoàng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thaigroup cho biết các hạng mục của dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động quý 3/2018.

Theo đó, giai đoạn 1 của dự án dự kiến sẽ khởi công trong thời gian tới với tổng diện tích 124,8 ha. Để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, Tập đoàn Thaigroup đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 và đầu tư hệ thống đường điện trong quá trình xây dựng với công suất 2.300kVA.

Giai đoạn 1 của dự án gồm 4 hạng mục: mặt bằng nhà máy diện tích 45 ha, mặt bằng mỏ nguyên liệu và bãi chứa 60,8 ha, tuyến băng tải 9 ha và trạm đập, bãi quay 10 ha.

Đảm bảo cho nhà máy hoạt động lâu dài, Tập đoàn Thaigroup cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ bố trí đất ở cho đội ngũ cán bộ, công nhân của nhà máy với tổng diện tích 50 ha. 

Tại thời điểm này, Tập đoàn Thaigroup đang đầu tư Dự án Xi măng Xuân Thành Hà Nam, giai đoạn 2 với quy mô 4,5 triệu tấn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục