tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 16-03-2016

  • Cập nhật : 16/03/2016

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa?

Gia đình ông Vũ Văn Mùi (tỉnh Hà Nam) có 7 sào đất trồng lúa. Nay, ông muốn chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang chăn nuôi, làm kinh tế trang trại thì có được phép không? Nếu được, gia đình ông phải làm những thủ tục gì?

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Theo Điều 142 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.

Với chính sách bảo đảm an ninh lương thực, Nhà nước đặt mục tiêu bảo vệ đất trồng lúa lên hàng đầu, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác nếu không thật sự cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc chuyển đất trồng lúa sang mục đích khác là có điều kiện, có giới hạn, phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

Theo Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Khoản 2, Điều 134 của Luật này quy định, trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp gia đình ông Vũ Văn Mùi hỏi, căn cứ các quy định nêu trên, nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, gia đình ông Mùi có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản…

Sau khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia đình ông Mùicó thể áp dụng hình thức kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, như sau:

Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.


Cục Thuế Hà Nội: Tổ chức 10 lớp tập huấn miễn phí cho người nộp thuế

Nằm trong chương trình “Tháng cao điểm hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách thuế năm 2016 và quyết toán thuế năm 2015” từ 15/3 đến 18/3/2016, Cục Thuế TP.Hà Nội sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn miễn phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô.
dong dao nnt luon lang nghe cac lop tap huan chinh sach thue do cuc thue tp.ha noi to chuc. anh: d.v

Đông đảo NNT luôn lắng nghe các lớp tập huấn chính sách thuế do Cục Thuế TP.Hà Nội tổ chức. Ảnh: Đ.V

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền- Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế cho biết, thời gian qua, Cục Thuế TP.Hà Nội đã đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu công việc. Đặc biệt, công tác tuyên truyền hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ theo phương thức điện tử, nhằm hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế (NNT).

"Cục Thuế TP.Hà Nội đã thường xuyên cung cấp thông tin chính sách thuế cho 100% NNT qua địa chỉ e-mail nộp hồ sơ thuế qua mạng; đăng tải công khai chính sách thuế, slide bài giảng, số điện thoại đường dây nóng, các công văn Cục Thuế giải đáp chính sách thuế cho NNT… trên trang website của ngành tại địa chỉhttp://hanoi.gdt.gov.vn"- bà Huyền nói.

Ngoài ra, Cục Thuế TP.Hà Nội còn cử cán bộ hỗ trợ tại trụ sở doanh nghiệp lớn (nếu có nhu cầu). Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã được hỗ trợ tốt nhất theo phương thức điện tử.

Cũng theo bà Huyền,trên địa bàn Thủ đô có nhiều NNT lần đầu tiên thực hiện quyết toán thuế hoặc có nhu cầu được hướng dẫn, hỗ trợ về chính sách thuế, nên trong thời gian cao điểm từ 15/3 đến ngày 18/3/2016, Cục Thuế TP.Hà Nội sẽ tổ chức liên tục 10 lớp tập huấn miễn phí chính sách thuế năm 2016 và hướng dẫn quyết toán thuế năm 2015; buổi sáng từ 8h đến 11h30 và buổi chiều từ 13h30’ đến 17h


Vietcombank khai trương 5 chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh

Ngày 14/03/2016, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Lễ khai trương 5 chi nhánh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nâng tổng số chi nhánh trên toàn quốc lên con số 96 và tổng số chi nhánh của Vietcombank tại TP. Hồ Chí Minh là 17.
lanh dao ngan hang nha nuoc viet nam, dang uy khoi doanh nghiep trung uong, ubnd tp.ho chi minh va vietcombank thuc hien nghi thuc khai truong 5 chi nhanh moi

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, UBND TP.Hồ Chí Minh và Vietcombank thực hiện nghi thức khai trương 5 chi nhánh mới

Với sức trẻ, sự năng động và được thừa hưởng những thế mạnh về vị thế, thương hiệu, công nghệ của Vietcombank, niềm tin từ đông đảo khách hàng, các chi nhánh mới của Vietcombank đi vào hoạt động sẽ tiếp tục cung ứng cho thị trường những dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống và hiện đại với chất lượng tốt nhất, thúc đẩy sự sôi động của thị trường tài chính ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh và góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững của thành phố.

Có địa chỉ hoạt động tại những khu vực kinh tế nhiều tiềm năng phát triển với hoạt động của nhiều doanh nghiệp lớn, nhu cầu giao dịch của người dân cao, sự hoạt động của các chi nhánh Vietcombank Tây Sài Gòn, Quận 2, Quận 8, Quận 9 và Gò Vấp chắc chắn sẽ mang lại sự thuận tiện và trải nghiệm thú vị cho khách hàng trong một không gian giao dịch hiện đại, văn minh và gần gũi.

Khách hàng có thể liên hệ, giao dịch với các chi nhánh mới của Vietcombank trên địa bàn TP..Hồ Chí Minh: Vietcombank Tây Sài Gòn, số 321-323-325, đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP..Hồ Chí Minh; Vietcombank Quận 2, số 56 Song Hành, Phường An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh; Vietcombank Quận 8, số 133 Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP.. Hồ Chí Minh; Vietcombank Quận 9, số 423-425 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP- Hồ Chí Minh; Vietcombank Gò Vấp, số 366A33 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

Luôn xác định phát triển An toàn - Hiệu quả, hướng tới một ngân hàng Xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng, Vietcombank đặt mục tiêu đến năm 2020 trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Hoạt động phát triển mạng lưới để cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày một gần hơn đến khách hàng cũng sẽ được Vietcombank không ngừng đẩy mạnh. Trong năm 2016, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank sẽ tiếp tục mở thêm 5 chi nhánh là: Nam Hải Phòng, Nam Đà Nẵng, Phú Quốc, Thành phố Hưng Yên và Bình Phước.


Đà Nẵng xin vay tạm ứng trung ương 1.000 tỉ đồng

TP Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho phép TP được sử dụng 50% nguồn cải cách tiền lương còn lại (1.670 tỉ đồng) để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư xây dựng cơ bản của TP trong năm 2016.

Sáng 15-3, đoàn công tác do Bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách và công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay tổng thu ngân sách TP Đà Nẵng năm 2015 đạt trên 14.958 tỉ đồng. Riêng trong hai tháng đầu năm 2016, đạt trên 3.431 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho biết hiện tại thu còn đều đều nhưng phấn đấu đến 2020 phải thu cho được khoảng 20.000 tỉ đồng với việc thu hút các nhà đầu tư, dự án lớn. 

Nhiều đề xuất về sử dụng ngân sách

Tại cuộc làm việc này, ông Minh nêu thực tế vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) thuộc địa phương quản lý được tích lũy, hình thành từ nhiều năm, trong đó phần lớn do ngân sách địa phương đầu tư. Tuy nhiên khi cổ phần hóa , toàn bộ vốn nhà nước được bán phải nộp về trung ương nên địa phương không có nguồn để thực hiện đầu tư hỗ trợ cho các DN còn lại phát triển.

“Do đó đối với tiền thu từ cổ phần hóa các DN công ích, UBND TP đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho phép TP được quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa để có nguồn vốn bổ sung, tham gia góp vốn thực hiện tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu phát triển của các DN. Đồng thời, đảm bảo việc nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước và kiểm soát, quản lý tốt hoạt động của DN công ích sau khi cổ phần hóa” - ông Minh đề đạt.

bi thu thanh uy da nang nguyen xuan anh cho biet se phan dau nam 2020 thu dat 20.000 ti dong . anh: le phi

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho biết sẽ phấn đấu năm 2020 thu đạt 20.000 tỉ đồng . Ảnh: LÊ PHI

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh cũng cho hay tính đến nay tổng nguồn thu để thực hiện cải cách tiền lương của TP là 1.770 tỉ đồng. Trong đó, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình và nhu cầu thực hiện chính sách tinh giản biên chế và chi phụ cấp, trợ cấp và các khoản thanh toán theo lương tăng thêm khi thực hiện lộ trình cải cách tiền lương trong năm 2016 là 100 tỉ đồng.

Như vậy, tổng nguồn thực hiện lộ trình cải cách tiền lương của TP sau khi thực hiện chính sách tiền lương năm 2016 còn lại là 1.670 tỉ đồng. “Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho phép TP được sử dụng 50% nguồn cải cách tiền lương còn lại (1.670 tỉ đồng) nói trên để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư xây dựng cơ bản của TP trong năm 2016” - ông Minh đề xuất.

Ngoài ra, TP Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ Tài chính giải quyết cho ngân sách TP được tạm ứng vốn tồn ngân sách kho bạc nhà nước năm 2016 là 1.000 tỉ đồng, thời hạn cho vay năm năm, mỗi năm TP sẽ hoàn trả 200 tỉ đồng.

Xin giảm nghĩa vụ tài chính cho dân

Cũng theo ông Minh, hiện TP đã có công văn về việc xin ý kiến về chính sách thuế đối với việc thực hiện thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.

Theo đó, TP có báo cáo Tổng cục Thuế xem xét trình Bộ Tài chính cho phép không thu thuế giá trị gia tăng với mức thu thuế suất 5% và thuế thu nhập DN 10% để giảm giá thành cho các hộ thu nhập thấp khi mua nhà sở hữu nhà nước. “Đề nghị Bộ Tài chính quan tâm vấn đề này” - ông Minh nói.

Ông Hồ Kỳ Minh cho hay hiện nay số lượng các hộ giải tỏa còn nợ đất tái định cư quá năm năm trên địa bàn TP rất nhiều. Phần lớn các hộ nợ quá năm năm có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng thanh toán.

"Kể từ 1-3-2016, các hộ đã nợ quá năm năm thì phải trả nợ theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Giá đất tại thời điểm trả nợ thường cao hơn giá đất đái định cư nên càng làm cho các hộ dân thêm khó khăn, không có cơ hội thanh toán nợ. Do đó, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét có chính sách nào để hỗ trợ cho các đối tượng này” - ông Minh kiến nghị.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho hay đây là các hộ dân bị thu hồi đất, đền bù và bố trí tái định cư theo giá nhà nước. Khi giải tỏa thì các hộ này được đền bù với giá rất thấp so với giá thị trường.

“Đây là chính sách của TP Đà Nẵng khi áp dụng trong công tác giải tỏa đền bù, người dân chịu rất nhiều thiệt thòi. Không giống như các địa phương khác ở Hà Nội, TP.HCM là đền bù theo giá thị trường. Vì vậy, khi buộc các hộ dân này phải trả nợ theo giá thị trường tại thời điểm trả nợ là dân không kham nổi. Do từ đầu TP áp dụng chính sách khác so với cả nước nên đề nghị Bộ Tài chính xem xét để có điều chỉnh phù hợp cho người dân TP” - ông Thơ nói. 

bo truong bo tai chinh dinh tien dung trao ky niem chuong “vi su nghiep tai chinh viet nam” cho chu tich ubnd tp da nang huynh duc tho. anh: le phi

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam” cho Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: LÊ PHI

Trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam” cho Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng. 


Bí thư Củ Chi làm giám đốc Sở LĐ-TB&XH

Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự mới cho các địa phương, đơn vị.

Theo đó, ông Lê Trọng Hiếu, Thành ủy viên, Bí thư đồng thời là chủ tịch UBND quận 7, giữ nhiệm vụ phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Văn Diệu, Chủ tịch UBND quận 3, giữ nhiệm vụ bí thư Quận ủy quận 7; ông Lê Hòa Bình, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP, giữ chức vụ chủ tịch UBND quận 7.

Cũng trong đợt này, Ban Thường vụ Thành ủy cũng có các quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Văn Thống, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Thủ Đức, giữ chức vụ bí thư Huyện ủy Củ Chi; ông Lê Minh Tấn, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Củ Chi, giữ chức vụ giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục