tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 24-10-2015

  • Cập nhật : 24/10/2015

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá đúng tình hình biển Đông

"Hội nghị trung ương 12 nêu rõ tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông diễn ra rất phức tạp và gay gắt; Chủ tịch Quốc hội nói nguy hiểm, vì vậy phải đánh giá đúng thực tế để không mơ hồ", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.

Góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội thứ 12 của Đảng ngày 23/10, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định, tình hình biển Đông nhiệm kỳ này khác với cách đây 5 năm, khi Trung Quốc đang mở rộng, xây dựng kiên cố các công trình trái phép trên Trường Sa của Việt Nam. Kết luận của Hội nghị trung ương 12 mới đây đã nêu rõ rằng tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông diễn ra "rất phức tạp và gay gắt".

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhận định "tình hình biển Đông diễn biến nguy hiểm khó lường". Theo ông Son, từ “nguy hiểm” này ít khi dùng trong văn kiện chính thức, cho thấy sự báo động, nguy hiểm về bảo đảm chủ quyền. Nếu trước đây chỉ đánh giá là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo ngày càng gay gắt thì giờ có thể thấy nguy cơ mất ổn định ở khu vực này lớn hơn nhiều.

"Báo cáo chính trị nêu dự báo tình hình thế giới và đất nước thời gian tới là tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp và gay gắt có phần chưa đúng tầm, chưa đủ độ, có thể sẽ dẫn đến chủ quan", Bộ trưởng nhận xét và góp ý phần đánh giá tình hình biển Đông trong văn kiện cần đậm nét, rõ hơn. Diễn biến phức tạp, khó lường đang đặt ra nhiều thách thức cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trong thời gian tới. Chỉ đánh giá đúng thực tế thì mới không mơ hồ và để người dân thấy được tính chất của vấn đề ở mức nào.

Cũng góp ý về vấn đề quốc phòng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Chu Sơn Hà phát biểu, mặc dù đường lối của Đảng là phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng, nhưng việc hiện thực hóa điều này hiện vẫn còn bất cập. Ví dụ Việt Nam có chiều dài dọc theo bờ biển, kéo dài đến 3.200 km, thế nhưng hiện nay nhiều vùng biển lại do các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu, khai thác. "Các khu vực ven biển Đà Nẵng, ven biển miền Trung, resort toàn là nhà đầu tư nước ngoài. Đất nước chúng ta như đòn gánh, cả miền Trung cho nước ngoài đầu tư sẽ rất nguy hiểm", ông Hà nói.

cai goi la "thanh pho tam sa" tren dao phu lam thuoc quan dao hoang sa cua viet nam. anh: hinews

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Hinews

Ở đoàn TP HCM, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng nhận xét, báo cáo chính trị đánh giá tình hình thế giới và châu Á - Thái Bình Dương chưa đầy đủ. Theo ông Nghĩa, trước những diễn biến mới từ phía Trung Quốc gần đây mà đánh giá là "tiếp tục diễn ra gay gắt phức tạp" là chưa hết, chưa đầy đủ, thấp hơn nguy cơ đang diễn ra.

"Trung Quốc xây đảo nhân tạo là sự báo động hết sức lớn, là một biểu hiện mới của tranh giành chủ quyền. Họ còn xây hải đăng, xây dựng những công trình có thể quân sự hóa, có thể chuyển qua mục đích quân sự ngay lập tức nên nếu chỉ đánh giá là gay gắt thì không hết vấn đề", ông Nghĩa nhận định.

Đại biểu vốn là một luật sư này đề nghị văn kiện phải nhận xét đúng thực chất "Tranh chấp lãnh thổ chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp, xuất hiện những thách thức mới đe dọa chủ quyền của đất nước, tự do và an ninh hàng hải.

Theo chương trình, việc thảo luận về văn kiện trình Đại hội thứ 12 của Đảng chỉ diễn ra nửa ngày. Ngày mai, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi. (Vnexpress)


Việt Nam quan tâm mô hình phát triển của Hàn Quốc

Chiều 22-10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xã giao cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak khi ông Lee có chuyến thăm TP.HCM cùng đoàn doanh nghiệp và các cựu quan chức Hàn Quốc. 

chu tich nuoc truong tan sang tiep cuu tong thong lee myung bak tai khach san majestic, q.1, tp.hcm chieu 22-10 - anh: quang dinh

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cựu tổng thống Lee Myung Bak tại khách sạn Majestic, Q.1, TP.HCM chiều 22-10 - Ảnh: Quang Định

Chuyến đi của ông Lee lần này đến TP.HCM theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cũng để thúc đẩy kinh tế cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là hợp tác kinh tế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại sự kiện Hàn Quốc và Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) hồi tháng 5 và hi vọng hiệp định này sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong rằng với chuyến thăm này, ông Lee sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về TP.HCM. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết thêm lâu nay Việt Nam rất quan tâm đến mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc và có rất nhiều đoàn Việt Nam đã sang Hàn Quốc học tập kinh nghiệm.

Ông Lee Myung Bak cảm ơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có lời mời ông sang thăm TP.HCM và ông đến TP.HCM cùng đoàn doanh nhân Hàn Quốc. Ông cho biết trong đoàn có nhiều doanh nhân thuộc các lĩnh thực công nghệ tiên tiến, có thể giúp phát triển kinh tế TP.HCM.

Ông Lee Myung Bak nhấn mạnh rằng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thời gian qua phát triển nhanh và bày tỏ hi vọng với sự giúp đỡ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, quan hệ hai nước sẽ phát triển nhanh hơn nữa.

Ông Lee cũng cho biết hôm nay doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác và sẽ tổ chức hội nghị định kỳ tại TP.HCM.

Đánh giá cao chủ trương, chính sách chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam, ông Lee tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được những thành công trong việc xây dựng và phát triển nông thôn, trong đó việc ký kết các hiệp định FTA sẽ giúp cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.


CPI tháng 10 TP.HCM tăng nhẹ

Sau nhiều tháng giảm liên tục, CPI tháng 10 tại TP.HCM tăng nhẹ ở mức 0,06%, chủ yếu do tác động của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Theo số liệu Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố, tăng đáng kể nhất thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở mức 0,38%, trong đó giá thực phẩm tăng 0,77% nhưng giá lương thực lại giảm 0,33%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình do tác động năm học mới vẫn tăng nhẹ 0,09%. Có tới 8/11 nhóm có chỉ số giảm, đáng kể nhất là nhóm văn hóa giải trí giảm 0,56%, nhóm giao thông giảm tới 0,52%.

Các nhóm còn lại như đồ uống và thuốc lá, bưu chính viễn thông, giáo dục, hàng hóa dịch vụ, dược phẩm, y tế có mức giảm dưới 0,1% so với tháng 9.

Trước đó, Cục Thống kê TP Hà Nội cũng công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 với mức tăng 0,12%.


Hàng chục người bị lừa sang Thái Lan làm việc

Công an H.Sa Thầy (Kon Tum) cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, địa phương có 21 người là đồng bào dân tộc thiểu số đã vượt biên trái phép ra nước ngoài, trong đó phần lớn là sang Thái Lan, để làm việc. Đây là số lao động bị kẻ xấu dụ dỗ, hứa hẹn công ăn việc làm ở Thái Lan với mức thu nhập 50-60 triệu đồng/tháng.

Trước khi đi, mỗi người mang theo khoảng 30 triệu đồng rồi được đưa qua cửa khẩu Tây Ninh để sang Campuchia. Khi qua đến Campuchia, để qua được Thái Lan, những ai có hộ chiếu thì đưa cho các "cò" 10 triệu đồng, không có hộ chiếu thì 20 triệu đồng/người, gọi là tiền chi phí, đi lại, ăn ở.
Thế nhưng, khi đến Thái Lan, những "cò" lao động trốn mất, bỏ hàng chục người sống vơ vất, hết tiền. Một số lao động đã liên lạc về nhà nhờ người thân gửi tiền qua rồi tìm cách về nước. Đến nay, đã có 13 người trở về nhà, còn lại chưa về được có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do không có tiền để trở về.

Quân chủng Hải quân có thêm 2 tàu kéo

Sáng 23/10, Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh (Nhà máy X51) thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã làm lễ hạ thuỷ 2 tàu kéo TK600-02 và TK600-03 theo đặt hàng của Ban Quản lý công trình Trường sa (Quân chủng Hải quân).

hai tau keo dong cho quan chung hai quan duoc ha thuy sang nay. anh: van duong

Hai tàu kéo đóng cho Quân chủng Hải quân được hạ thủy sáng nay. Ảnh: Văn Dưỡng

Tàu TK600 là dạng tàu kéo lai dắt cập cảng tàu thuyền và các phương tiện nổi ở các căn cứ Hải quân; đưa tàu, phương tiện nổi đi sửa chữa. Ngoài ra, tàu còn được sử dụng để ứng cứu khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ven bờ và các nhiệm vụ khác.

Tàu do Viện Kỹ thuật Hải quân thiết kế với 2 động cơ, lai 2 chân vịt cùng 2 tổ máy phát điện chính. Dài 22 m, rộng 6 m, lượng giãn nước 160 tấn, tốc độ tối đa 10 hải lý/h, tàu được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm cùng các thiết bị cứu hộ, hàng hải thông tin đồng bộ hiện đại đảm bảo hoạt động độc lập 10 ngày đêm liên tục trên biển.

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Trai, Phó Giám đốc Nhà máy X51, sau khi hạ thủy nhà máy sẽ triển khai các bước tiếp theo đúng quy trình công nghệ, đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ công nghiệp và tiến độ hoàn thiện tàu. Đồng thời nghiệm thu các bước, thử và bàn giao 2 tàu cho Quân chủng Hải quân đưa vào khai thác góp phần giảm bớt khó khăn trong công tác ứng cứu khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.

Đây là chiếc tàu TK600 thứ 2 và thứ 3 được đóng tại Nhà máy X51 thuộc Dự án đóng tàu của Ban Quản lý Công trình Trường sa. Tàu TK600 đầu tiên mang số hiệu 982 đã được bàn giao cho Quân chủng Hải quân quản lý, sử dụng từ tháng 12/2013.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục