NFSC: Nếu không tính y tế, giáo dục lạm phát năm 2016 chỉ khoảng 3,5 – 4%
Đà Nẵng: Khoanh định 433 khu vực cấm hoạt động khoáng sản
Hà Nội: Quy hoạch chung khu vực thị trấn Phù Đổng, Gia Lâm
Nguy cơ dư thừa thịt lợn những tháng cuối năm

Hàng nghìn tỷ đồng 'nằm im' trong quỹ bình ổn giá xăng
Câu chuyện nên hay không nên duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu lại một lần nữa được nêu ra khi mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu với báo chí rằng: “Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu xưa nay vốn được dùng làm công cụ cân đối, dùng trong trường hợp giá xăng dầu tăng quá mạnh, nhưng rồi sẽ có lúc quỹ này cũng phải bỏ”.
Theo thông tin từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đến trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu gần nhất - 4/1/2016, Quỹ bình ổn giá giá xăng dầu hình thành tại tập đoàn này là 2.380 tỷ đồng. Trong lần công bố ước tồn Quỹ bình ổn tại Petrolimex trước thời điểm điều chỉnh giá 15h ngày 19/12/2015 (lần cuối cùng của năm) là 2.282 tỷ đồng.Như vậy, Quỹ bình ổn xăng dầu của tập đoàn này đã tăng thêm khoảng 98 tỷ đồng so với thời điểm công bố ngày 19/12 (và lần công bố trước đó cũng tăng khoảng 70 tỷ đồng). Tính trong 3 tháng qua, kể từ lần điều chỉnh ngày 19/8 năm ngoái, Quỹ bình ổn xăng dầu của Petrolimex đã tăng lên hơn 880 tỷ đồng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói: “Chính vì giá xăng dầu thế giới giảm liên tiếp suốt hơn một năm qua nên quỹ bình ổn giá xăng dầu mới “bội thu” lớn như thế, chỉ có tiền người dân đóng vào nhiều, còn chi ra lại không nhiều”.
Theo ông Long, từ lâu các chuyên gia kinh tế đã kiến nghị các cơ quan chức năng khi giá dầu giảm mạnh thì không nên trích quỹ bình ổn để lấy số tiền trích đó giảm vào giá bán xăng dầu cho người dân được lợi. Tuy nhiên, với điều hành giá xăng dầu hiện nay, quỹ bình ổn luôn được trích lập đầy đủ 300 đồng một lít xăng, dầu bằng tiền của người dân.
“Lẽ ra, giá xăng hôm 4/1 vừa qua đã có thể giảm thêm ít nhất là 300 đồng một lít, nhưng do số tiền này được trích vào quỹ nên người tiêu dùng đã không được hưởng giá thấp. Với thực tế điều hành giá xăng dầu như hiện nay, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang được sử dụng để tránh… giảm giá mạnh cho người dân” - ông Long nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cũng nêu rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ hiệu quả khi thị trường lên xuống một cách nhịp nhàng trong chu kỳ ngắn và có thể dự báo được. Còn nếu thị trường diễn biến theo một chiều lên hoặc xuống trong thời gian dài và mức độ tăng, giảm lớn thì dùng bình ổn rất khó để giữ được sự bình ổn của thị trường.
“Thị trường xăng dầu giảm dài quỹ sẽ đầy lên như đang thấy hiện nay nhưng khi giá lên có thể quỹ cũng sẽ lại không đủ để bù giá được mãi, như vậy, giá xăng dầu cả lên hay xuống thì quỹ này chỉ có tác dụng rất giới hạn, không nói là quỹ chỉ làm chậm tiến trình điều chỉnh giá lại. Như hiện nay, nếu giá xăng cứ tiếp tục đà giảm thì trích quỹ như vậy gây “hiệu quả ngược”. Nó dẫn đến tình huống người tiêu dùng bức xúc vì thấy, sao cứ trích quỹ nhiều và mãi như thế mà không được giảm giá nhiều”, ông Độ nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cũng nêu thực tế, cho đến nay cơ quan quản lý vẫn muốn tồn tại quỹ bình ổn là để chủ động trong việc “tay mang túi tiền” khi quản lý, điều hành giá xăng dầu với doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, tất nhiên, lúc giá xăng dầu giảm mạnh theo một chiều như hiện nay họ sẽ không có phản ứng gì với việc việc trích lập quỹ, bởi ít nhất họ sẽ không phải giảm giá cho người tiêu dùng số tiền 300 đồng trích vào quỹ này. Chỉ có người tiêu dùng là chịu thiệt vì 300 đồng này là tiền của mình mà vẫn buộc phải “gửi” doanh nghiệp để bình ổn khi… giá giảm.
Dự báo, giá dầu thô năm 2016 sẽ vẫn ở xu hướng giảm, mức trên dưới 30 USD một thùng. Các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam xóa bỏ cơ chế điều hành thị trường xăng dầu thông qua quỹ bình ổn mà chuyển sang một cơ chế cạnh tranh về giá mạnh mẽ hơn, thu hút nhiều đối tượng tham gia thị trường xăng dầu hơn. Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh đề xuất: “Việt Nam nên mạnh dạn mở cửa hoàn toàn thị trường xăng dầu để giá xăng dầu cạnh tranh, lên xuống theo thị trường. Việc xem xét tạm thời bỏ góp Quỹ bình ổn khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh như hiện nay hay không cũng rất cần được các cơ quan chức năng tính đến”.
Để khắc phục tình trạng lạm dụng công cụ quỹ bình ổn giá, Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đã quy định rõ nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu: “Việc sử dụng Quỹ bình ổn được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân…” (Khoản 2 Điều 37). Đồng thời quy định rõ Chính phủ mới được quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá (Khoản 1 Điều 38).
Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ (điểm đầu dự án tại Km02+104.11 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt,TP Cần Thơ) - Rạch Sỏi (điểm cuối dự án tại Km53+279 thuộc địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) trong giai đoạn đầu có tổng mức đầu tư gần 6.690 tỉ đồng, được sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc, 200 triệu USD còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Dự án được xây dựng với quy mô tương đương đường cấp III đồng bằng, có hai làn xe, ngang 11 m, dài 53,3 km. Trong giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư mở rộng với quy mô đường cao tốc sáu làn xe, theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, bề rộng nền đường 33 m. Dự kiến tuyến đường này thực hiện trong thời gian 30 tháng và sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2018.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng bộ, ngành trung ương, địa phương ấn nút chính thức khởi công tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là tuyến đường chính đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới đường bộ của vùng ĐBSCL, có chức năng quan trọng trong việc kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh khác cũng như QL1. Cùng với các dự án trong khu vực, khi dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực ĐBSCL, góp phần tăng cường củng cố an ninh quốc phòng khu vực, đồng thời làm tăng năng lực, hiệu quả khai thác tuyến đường liên vận quốc tế là đường hành lang ven biển phía Nam nối liền Campuchia và Thái Lan".
Trong tương lai, dự án sẽ trở thành tuyến trục dọc thứ hai (chuyển và giảm tải cho QL1) từ Củ Chi - TP.HCM theo tuyến N2 kết nối tới cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tạo nên một tuyến đường thuận tiện từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi các tỉnh miền Tây Nam bộ, đến Kiên Giang và Cà Mau; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực ĐBSCL.
Lưới điện quốc gia có thêm 6,5 tỉ kWh
Ngày 16-1, Tổng Công ty Phát điện 3 tổ chức mừng phát điện thương mại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 tại Quảng Ninh có công suất 1.080 MW, cung cấp sản lượng điện hàng năm 6,5 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia.
Theo Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể vào tổng công suất của hệ thống điện, tăng tỉ lệ dự phòng công suất của hệ thống điện, do đó tăng độ an toàn và ổn định cho hệ thống, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Đặc biệt dự án đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm nhiệt điện, phát điện lớn nhất của cả nước với tổng công suất chiếm 18% tổng công suất phát điện của cả nước.
Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 do EVN GENCO 3 làm Chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 1 là đơn vị đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Nhà thầu Hyundai Engineering and Construction Co.Ltd (Hàn Quốc) đảm nhận việc cung cấp thiết bị và lắp đặt. Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) làm tư vấn lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật. Công ty Poyry (Thụy Sĩ) là đơn vị tư vấn giám sát thi công.
Công trình Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 là công trình nhiệt điện sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn có công suất 1.080 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 540 MW. Sản lượng điện hàng năm 6,5 tỉ kWh, phát điện lên lưới điện quốc gia qua đường dây 500kV mạch kép Mông Dương - Quảng Ninh, Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh. Đây là một trong những công trình điện cấp bách nằm trong Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030.
Nhà máy được đặt tại khu 8 phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và được khởi công xây dựng vào ngày 22-10-2011.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị vận hành nhà máy đảm bảo an toàn, vận hành theo tinh thần kỷ luật sắt; bảo đảm các chỉ tiêu kĩ thuật, tài chính để hoàn vốn đầu tư, đặc biệt là bảo đảm an toàn môi trường. “Công nghệ hiện đại nhưng có bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện môi trường hay không nằm ở những bàn tay của người vận hành. Nhiệt điện là công trình có lượng phát thải lớn. Đơn vị quản lý nhà máy phải chứng minh với người dân về sự an toàn môi trường của các công trình nhiệt điện”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tổng cục đường bộ nói không thể cầm biển báo "bẫy" mà nhổ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ nói như trên về tình trạng nhan nhản biển báo "bẫy" người đi đường hiện nay.
Biển báo “lạ” và dải phân cách gây tai nạn trên quốc lộ 14 đoạn từ bến xe phía bắc TP Buôn Ma Thuột đến chợ Đạt Lý - Ảnh: T.Tân
Theo ông Nguyễn Văn Huyện - tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, thời gian qua tổng cục đã chỉ đạo rà soát các biển báo bất hợp lý trên các quốc lộ do cơ quan này quản lý và đã loại bỏ hết biển báo không phù hợp.
Tổng cục Đường bộ không thể cầm biển nhổ được
Tuy nhiên, theo ông Huyện, về phân cấp quản lý thì đường tỉnh, đường nội ô do các địa phương quản lý và tổ chức giao thông. Vì vậy, lực lượng của Tổng cục Đường bộ không thể cầm biển mà nhổ được.
Tổng cục đã có ý kiến với các sở GTVT rà soát, xử lý những biển báo hay vị trí tổ chức giao thông chưa phù hợp. Dự kiến trong tuần tới, tổng cục sẽ làm việc với Sở GTVT Hà Nội về việc tổ chức giao thông ở nút giao thông Thanh Xuân và Trung Hòa hợp lý hơn.
Đến hết năm 2015, Tổng cục Đường bộ cho biết đã rà soát, điều chỉnh 385 cụm biển báo hạn chế tốc độ, bỏ hết các biển dưới 40km/h bất hợp lý ở quốc lộ, gỡ bỏ 614 biển báo thông tin tốc độ bất cập, cản trở tầm nhìn; loại bỏ 652 biển báo không phù hợp đã lỗi thời hoặc không cần thiết...
Biển báo do quan liêu, do nhà thầu dựng lên
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dần - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa - nhận xét trên tuyến quốc lộ 1 qua tỉnh này có nhiều biển báo bất hợp lý. Theo ông, tình trạng này không riêng gì ở Khánh Hòa, mà nhiều địa phương khác cũng mắc phải.
“Việc cắm biển báo trên quốc lộ 1 qua Khánh Hòa thuộc trách nhiệm quản lý của Chi cục Quản lý đường bộ III.3 thuộc Cục Quản lý đường bộ III.
Chúng tôi thấy đúng là có bất cập mà nguyên nhân là do quan liêu mà ra. Bên cảnh sát giao thông thì họ xử lý xe vi phạm dựa theo quy định trên biển báo, mà biển báo bất hợp lý thì xử phạt oan cho người dân.
Đầu tuần tới, chúng tôi sẽ kiến nghị để Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra, ghi nhận thực tế để kiến nghị khắc phục những bất hợp lý này” - ông Dần nói.
Chiều 16-1, phóng viên liên lạc qua đường dây nóng của Chi cục Quản lý đường bộ III.3 và được ông Phạm Duy Cường, cán bộ văn phòng của chi cục, tiếp nhận các thông tin phản ảnh.
Theo ông Cường, hiện dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1 qua các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa chưa được bàn giao cho Chi cục Quản lý đường bộ III.3 nên đơn vị này chỉ kiểm tra, nhắc nhở để khắc phục nếu phát hiện có bất hợp lý về biển báo trên đường.
“Biển báo giao thông trên quốc lộ 1 hiện nay là do các nhà thầu thi công dựng lên theo thiết kế của dự án, nhưng dự án thì chưa xong nên chắc chắn có một số nơi còn bất cập.
Chúng tôi sẽ sớm kiểm tra và báo cáo lãnh đạo để yêu cầu nhà thầu xử lý, chỉnh lại cho hợp lý” - ông Cường cho hay.(Tuổi Trẻ)
5 năm, gần 10.000 trẻ em bị xâm hại
Đó là con số vừa được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm năm thực hiện chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.
Hội nghị do Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an tổ chức tại TP.HCM
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45, Bộ Công an) cho biết số vụ trẻ em bị xâm hại đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề bức xúc trong dư luận.
Từ năm 2011 đến tháng 6-2015, toàn quốc xảy ra 8.218 vụ xâm hại trẻ em với 9.920 nạn nhân, tăng 98 vụ và 258 trẻ em bị xâm hại so với giai đoạn 2006-2010. Thậm chí có vụ nghiêm trọng, tồn tại trong thời gian dài.
Đáng lưu ý, trong số các loại tội phạm xâm hại trẻ em thì có đến 70% số vụ trẻ em (cả nam và nữ) bị xâm hại tình dục.
NFSC: Nếu không tính y tế, giáo dục lạm phát năm 2016 chỉ khoảng 3,5 – 4%
Đà Nẵng: Khoanh định 433 khu vực cấm hoạt động khoáng sản
Hà Nội: Quy hoạch chung khu vực thị trấn Phù Đổng, Gia Lâm
Nguy cơ dư thừa thịt lợn những tháng cuối năm
Hưng Yên đề xuất xây tuyến đường liên tỉnh nối với Hà Nội
Hoạt động nuôi trồng thủy sản 7 tháng đầu năm tiếp tục gặp khó khăn
Thủy sản là chỗ dựa cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cuối năm
Chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 là 7,3%
Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức
Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục đứng ở mức thấp, NHNN hút ròng
NHNN công bố 2 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực ngoại hối
Xử lý nợ xấu vẫn là trọng tâm của hệ thống ngân hàng
Nông nghiệp tăng trưởng âm: Lỗ hổng trong đầu tư công ở ĐBSCL?
Tại sao chưa bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu?
Thanh tra toàn diện hợp đồng MobiFone mua 95% cổ phần AVG
Big C đã nộp 380 tỉ đồng tiền thuế chuyển nhượng vốn
Eximbank: Lợi nhuận giảm mạnh, nợ xấu tăng vọt lên 5,3%
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn biến tích cực
Bò sữa ở Liên Hòa, ‘để thì thương, vương thì tội’
Nuôi cá nước ngọt đạt 200 triệu đồng/ha/năm
Ngân sách bội chi gần 5 tỷ USD
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công
Xuất khẩu rau quả còn nhiều cơ hội
Ngày hội cà phê Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra từ 8-11/12/2016
Nâng cao năng suất cho doanh nghiệp
Người miền Nam chi nhiều tiền mua bia
Than xuất lậu vẫn “nóng” trên vùng biển Quảng Ninh
Đà Nẵng khởi công dự án “từ chối vốn ODA”
Cần chính sách đặc thù để thu hút FDI
Thanh Hóa: Gần 1.000 tỷ đồng tiền nợ xây dựng nông thôn mới
Người vay gói 30.000 tỷ không còn phải lo lãi suất tăng gấp đôi
Hà Nội sẽ có đường cao tốc 8 làn xe
Hà Nội sẽ nâng cấp huyện Hoài Đức lên quận trong năm 2020
Yêu cầu báo cáo vụ “không khởi tố lãnh đạo Vinaconex”
Bình Định xin bỏ dự án lọc hoá dầu 22 tỷ USD của đại gia Thái Lan
Phát hiện 200 tấn bùn thải trong KCN Formosa Đồng Nai
Cảnh sát Nhật bắt một người Việt đâm chết đồng hương
Khách hàng của Vietnam Airlines có thể bị lộ thông tin gì sau khi tin tặc tấn công
Bất chấp khuyến cáo, nông dân Đăk Lăk ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu
Xuất khẩu gạo: Đích còn xa
Thượng tướng Tô Lâm được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự