tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 13-11-2015

  • Cập nhật : 13/11/2015

Việt Nam là điểm sáng giữa vòng xoáy bất ổn của thế giới

Bài viết mới được đăng tải trên trang thông tin tài chính của Mỹ (CNBC) nhận định, trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm chạp, thế giới đang trong vòng xoáy bất ổn thì kinh tế Việt Nam vẫn là điểm sáng.

Cụ thể, CNBC trích dẫn đánh giá của Standard Life cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đang là quốc gia có sức “đề kháng” cao với các bất ổn kinh tế và thị phần xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng.

Ở chiều ngược lại, những bất ổn trên thị trường toàn cầu thời gian gần đây đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi rơi vào trạng thái “lao đao”.

Theo chuyên gia kinh tế Alex Wolf của Standard Life Investments, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới ở mức thấp là một tín hiệu tích cực.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam, không chỉ từ góc độ thương mại mà còn từ các cải cách kinh tế và đầu tư.

Theo đánh giá của CNBC, việc đầu tư vào các thị trường mới nổi hiện nay gặp nhiều rủi ro. Triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, những biến động này cũng tạo ra nhiều cơ hội dựa trên hiệu quả đầu tư, kích cầu tiêu dùng, giảm trợ giá và phân bổ nguồn vốn.


Việt Nam - Campuchia đẩy mạnh tuần tra chung trên biển

Việt Nam - Campuchia sẽ tư vấn giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị giữa hai bên, đẩy mạnh hợp tác trong việc tuần tra chung, giải quyết các vấn đề nảy sinh trên biển...

Chiều 11-11, tại thị trấn An Thới (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Bộ tư lệnh Vùng 5 hải quân cùng đoàn công tác của Căn cứ biển Hải quân hoàng gia Campuchia đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung và tổng kết 10 năm thực hiện quy chế phối hợp tuần tra chung, lập kênh thông tin và hoạt động giao lưu kết nghĩa.

Tại hội nghị, hai bên xác nhận sẽ tư vấn giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị giữa hai bên, đẩy mạnh hợp tác trong việc tuần tra chung, giải quyết các vấn đề nảy sinh trên biển...

Theo báo cáo, nhiều năm qua hai bên đã phối hợp tổ chức thành công 40 chuyến tuần tra chung, xử lý kịp thời nhiều vụ việc nảy sinh trên vùng nước lịch sử, vùng biển giáp ranh, nhất là những vụ việc mâu thuẫn giữa ngư dân do tranh chấp ngư trường, ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển.


Vụ cà phê buồn

hien nay ba con nong dan cac tinh tay nguyen dang buoc vao vu thu hoach ca phe 2015-2016 voi tam ly buon rau.

Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.

Bởi sản lượng cà phê năm nay tiếp tục giảm mạnh. Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.

Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước với khoảng 203.539 ha, tăng 1.539 ha so với năm trước, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 190.208 ha, tăng 1.117 ha so với năm trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk liên tục giảm dần. Nguyên nhân là do diện tích cà phê già cỗi ngày càng tăng, trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Thêm vào đó là hạn hán xảy ra trên diện rộng, kéo dài khiến nhiều vườn cây xa nguồn nước bị khô héo, giảm năng suất… Đây là niên vụ thứ 3 liên tiếp cây cà phê bị mất mùa.

Theo dự báo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2015 – 2016, sản lượng cà phê cả nước ước giảm 20% so với niên vụ 2014 – 2015. Tại Đăk Lăk, theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, sản lượng niên vụ 2015 – 2016 cũng giảm khoảng 15 – 20% so với niên vụ trước.

Theo thống kê của Sở NN - PTNT, mùa khô năm nay có trên 40.000 ha cà phê trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, tập trung tại các huyện trọng điểm cà phê Krông Pắc, Ea H’leo, Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar…

Ông Nguyễn Văn Hải, xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, chia sẻ: "Nhà mình có 5 sào cà phê kinh doanh, năm nay sản lượng giảm mạnh do bất ổn về thời tiết, sâu bệnh…

Theo kinh nghiệm trồng cà phê của tôi thì nguyên nhân chính là do sau khi kết thúc niên vụ cà phê trước, ở Tây Nguyên thời tiết lạnh về đêm khiến cà phê bị rụng lá, hoa không nở hết, cộng với thời tiết ít mưa, lượng nước tưới không bảo đảm đủ 3 đợt, do vậy đã ảnh hướng đến tỷ lệ đậu quả...".

Không chỉ vậy, hiện nay phần lớn diện tích cà phê của tỉnh đã và đang bước vào thời “lão hóa” nên sản lượng, năng suất quả có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ. Đã vậy giá hồ tiêu đang tăng cao, chính là nguyên nhân khiến bà con nông dân nơi đây từng bước chặt bỏ cà phê để trồng hồ tiêu. Do vậy sản lượng cà phê ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung tiếp tục giảm.

Ngoài ra, hiện nay giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên ở mức 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn. Điều này khiến người trồng cà phê không có lãi, may ra chỉ đủ chi phí đầu tư, chăm sóc, thu hoạch. Với giá này, giảm gần 1 triệu đồng/tấn so với giá cà phê nhân xô niên vụ 2012 -2013 (42,3-42,5 triệu đồng/tấn).

Bà Lê Thị Phượng, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc chia sẻ: “Nhà mình có 2,5 ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh năm thứ 12, sản lượng thu về dự kiến đạt 4 tấn nhân, giảm nhiều so với trước đây.

Do tình trạng thiếu nước kéo dài ở mùa khô vừa qua nên mình chỉ tưới được khoảng trên 50% lượng nước theo yêu cầu, cộng với cây cà phê đã già cỗi nên ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Trong khi giá cà phê hiện chỉ có 35,7 - 36,3 triệu đồng/tấn. Có khả năng sau vụ thu hoạch này, gia đình tôi phải chuyển đổi cây trồng...".


Phí, lệ phí áp cho gà, lợn: “Cởi trói” tối đa

Sau thông tin về “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí”, “con lợn gánh hơn 50 loại phí, lệ phí”, “giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực 1 ngày”..., Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rà soát và “cắt bỏ hết những phiền hà trong thẩm quyền của bộ”.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu phối hợp rà soát, sửa đổi Thông tư 04 (do Bộ Tài chính ban hành) về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. Sau đó, Bộ Tài chính ban hành thông tư 113 (có hiệu lực từ ngày 8/8/2015) bãi bỏ 13 khoản lệ phí và sửa đổi 1 khoản lệ phí; bỏ 21 loại thu phí.

Ông Thành cho biết, theo chỉ đạo lãnh đạo Bộ, để phù hợp tinh thần của Luật Thú y (có hiệu lực từ 1/7/2016), Dự thảo Luật Phí và lệ phí (đang lấy ý kiến), bỏ và sửa 35 khoản như trên. Ngoài ra, Cục Thú y đang rà soát sửa đổi, xây dựng danh mục phí, lệ phí. Theo ông Thành, danh mục mới sẽ được xây dựng theo tinh thần “việc nào không làm sẽ không thu”.

Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh xã hội hóa cho tổ chức cá nhân tham gia và cơ quan nhà nước giám sát, đồng thời chuyển mạnh sang cơ chế giá. “Các mục vật tư, hóa chất, kit (bộ dụng cụ) chẩn đoán…, những khoản trước đây liên quan phí tổn như chẩn đoán thú y, chẩn đoán dịch bệnh, kiểm nghiệm thuốc, kiểm tra vệ sinh… đều phải chuyển sang cơ chế giá, phù hợp với kinh tế thị trường”, ông Thành nói.

Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, dự thảo sẽ rút từ 512 loại phí (theo Thông tư 04) còn 86 khoản phí (trong danh mục phí); phần còn lại chuyển sang cơ chế giá, thỏa thuận, xã hội hóa. Còn về lệ phí, từ 20 khoản (Thông tư 04), nay còn 1 khoản. Ngoài ra, theo Luật Thú y (có liệu lực năm tới) không thực hiện kiểm dịch nội tỉnh; không kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật từ các cơ sở an toàn dịch bệnh…

Khi kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi tỉnh, chỉ kiểm tra các mối nguy. Ông Thành cho biết: “Việc kiểm tra không phải từng con, quả trứng, mà theo lô hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo điều kiện tối đa; còn nhập khẩu sẽ làm chặt chẽ theo thông lệ quốc tế. Cùng đó, nhiều nội dung khác sẽ xã hội hóa, các phòng thí nghiệm tư nhân, đảm bảo tiêu chuẩn được tham gia”.

Theo Thứ trưởng NN&PTNT Hà Công Tuấn, tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã lập Ban chỉ đạo rà soát, giảm thiểu các loại phí và lệ phí, điều kiện kinh doanh và họp hằng tháng để thúc đẩy tiến độ. Qua rà soát, Bộ NN&PTNT có tới 91 danh mục lệ phí, sẽ rút xuống còn 36 mục và nhóm lại thành 5 danh mục đưa vào Dự thảo Luật Phí và lệ phí.

Về phí, có tới 750 danh mục phí, sẽ rút xuống 166 (chủ yếu là thú y) và gom lại còn 18 danh mục trong dự thảo Luật Phí và lệ phí. “Tinh thần là những gì bỏ được thuộc thẩm quyền của Bộ là bỏ ngay, còn thuộc nghị định và trên đó sẽ có kiến nghị đề xuất”, ông Tuấn nói.


Việt - Trung xúc tiến hợp tác ở biên giới

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc đang thăm tỉnh Vân Nam nhằm triển khai những thỏa thuận mà hai bên đạt được sau khi ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam.
dai su viet nam tai trung quoc dang minh khoi, trai, va chu tich tinh van nam tran hao. anh: dai su quan viet nam tai trung quoc

Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, trái, và Chủ tịch tỉnh Vân Nam Trần Hào. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Trao đổi với Chủ tịch tỉnh Vân Nam Trần Hào hôm qua, Đại sứ Đặng Minh Khôi nêu đề xuất thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên, tăng phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho hay.

Theo ông Khôi, việc thúc đẩy thăm viếng giữa lãnh đạo tỉnh Vân Nam và lãnh đạo các địa phương ở Việt Nam sẽ góp phần tăng hiểu biết giữa hai bên. Năm ngoái, kim ngạch buôn bán giữa Vân Nam và Việt Nam tăng hơn 17%, đạt 1,56 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm nay, con số này đạt 1,17 tỷ USD, tăng hơn 19%.

Chủ tịch tỉnh Vân Nam bày tỏ nhất trí với các kiến nghị thúc đẩy quan hệ hai bên, tin tưởng vào triển vọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Vân Nam và các tỉnh Việt Nam. Hai bên cũng thống nhất quan hệ hợp tác sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân khu vực biên giới giữa hai nước, đóng góp vào việc xây dựng đường biên giới hòa bình và phát triển. 

Việc tăng cường hợp tác giữa các tỉnh biên giới là một trong những nội dung quan trọng được đề cập giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo Việt Nam nhân dịp ông Tập đến thăm cấp Nhà nước tuần trước. Vấn đề này đã được hai bên nhất trí trong bản Tuyên bố chung ra ngày 6/11.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đề nghị Việt Nam và Trung Quốc sớm hoàn thành thủ tục nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu đã đủ điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan người, hàng hóa, phương tiện giao thông tại các cửa khẩu của hai nước. Hai bên cũng cần phối hợp chặt chẽ ngăn chặn buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập vào thị trường của nhau.

Trong chuyến thăm tỉnh Vân Nam kéo dài đến ngày 13/11, Đại sứ Việt Nam còn gặp gỡ các lưu học sinh Việt Nam. Hiện có khoảng 800 em đang học tập tại đây. Ông Khôi dự kiến tháp tùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ven sông Mekong được tổ chức tại Vân Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục