tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh trưa 03-11-2015

  • Cập nhật : 03/11/2015

5 năm tới, Hà Nội cần khoảng 2.600 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển

5 nam toi, ha noi can khoang 2.600 nghin ty dong de dau tu phat trien

5 năm tới, Hà Nội cần khoảng 2.600 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển


Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 16, ông Nguyễn Doãn Toản, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, trong 5 năm 2011 - 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội ước đạt 714,5 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,1%/năm.

Cùng với đó, chi ngân sách địa phương ước 273.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân 7,7%/năm. Hà Nội cũng đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2011 - 2015) ước đạt 1.400 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010.

5 năm tới, Hà Nội cần khoảng 2.600 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển.

Theo ông Toản, tỷ trọng vốn ngoài nhà nước trong tổng đầu tư xã hội ngày càng tăng lên, điều này thể hiện rõ cơ cấu đầu tư đang theo xu hướng tích cực, đúng mục tiêu định hướng của đề án tái cơ cấu đầu tư, giảm dần tỷ trọng đầu tư công, tăng dần tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Đồng thời thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào các chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, Thành phố đã đồng ý về chủ trương, cho phép nghiên cứu triển khai 59 dự án BT, đến nay đã có 7 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư khoảng 11.728 tỷ đồng; 6 dự án đã ký hợp đồng, đang triển khai, các dự án còn lại đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2015 - 2020.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được tập trung đầu tư các công trình hạ tầng khung, các công trình quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế. Theo đó, 5 năm qua, Thành phố đã thực hiện nhiều dự án và chương trình lớn, ưu tiên hạ tầng đô thị, kịp thời bổ sung vốn cho các công trình trọng điểm; từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên cơ sở đó diện mạo đô thị hiện đại hiện hữu từng ngày…

Tuy nhiên ông Toản cũng cho rằng, do sự tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế trong và ngoài nước nên dù đã nỗ lực song nguồn lực tài chính so với nhu cầu còn thấp, dẫn đến Thành phố phải thực hiện sắp xếp, giãn, hoãn tiến độ các dự án sử dụng vốn ngân sách trong đó có cả các dự án trọng điểm, ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả dự án.

Công tác quản lý và sử dụng vốn ngân sách dù đã có những chuyển biến tuy nhiên vẫn còn hạn chế như: Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn dàn trải; năng lực triển khai dự án của một số chủ đầu tư, đơn vị thi công, các đơn vị tư vấn còn chưa đáp ứng được yêu cầu; hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai, tài sản công, nhất là quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước còn chưa cao, có nơi còn lãng phí.

“Trong 5 năm tới nhu cầu huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng để phục vụ đầu tư phát triển Thủ đô”, ông Toản nói.

Theo dự báo, tình hình kinh tế còn khó khăn, ông Toản đề xuất cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách; Đẩy mạnh các giải pháp khai thác, quản lý, chống thất thu ngân sách.

Ngoài ra, tiếp tục xem xét phát hành trái phiếu xây dựng công trình cho một số dự án thuộc lĩnh vực y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đê điều, thủy lợi.

Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư ngay từ khâu lập chủ trương đầu tư dự án, thực hiện dự án, đưa dự án vào khai thác sử dụng và quản lý sau đầu tư. Đồng thời, tăng cường giám sát trong việc huy động, quản lý và sử dụng ngân sách; công khai ngân sách theo quy định của Luật ngân sách cùng với đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.


Bà Ngô Thị Thanh Hằng làm Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội

Sáng nay 2.11, Đại hội Đảng bộ Hà Nội đã công bố danh sách bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 16.

bi thu thanh uy ha noi pham quang nghi cung cac vi lanh dao thanh pho nay bo phieu bau tai dai hoi - anh: mai ha

Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng các vị lãnh đạo thành phố này bỏ phiếu bầu tại Đại hội - Ảnh: Mai Hà

Tại đại hội, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã báo cáo Đại hội kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 16. Theo đó, Hội nghị đã bầu ra 16 người tham gia Ban thường vụ Thành ủy khóa 16.

Danh sách các thành viên được bầu vào Ban Thường vụ Thành ủy khóa 16 gồm các bà: bà Ngô Thị Thanh Hằng; Nguyễn Thị Bích Ngọc; Nguyễn Thị Tuyến; Nguyễn Lan Hương. Các ông: Đào Đức Toàn; Nguyễn Đức Chung; Trần Quang Cảnh; Nguyễn Quang Huy; Vũ Hồng Khanh; Lê Hồng Sơn; Nguyễn Văn Sửu; Nguyễn Ngọc Tuấn; Nguyễn Quốc Hùng; Nguyễn Doãn Anh; Nguyễn Văn Phong; Vũ Đức Bảo.
Hội nghị cũng bầu 4 người giữ chức vụ Phó bí thư Thành ủy gồm bà Ngô Thị Thanh Hằng; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc; ông Nguyễn Đức Chung; ông Đào Đức Toàn. Bà Ngô Thị Thanh Hằng được Ban thường vụ Thành ủy phân công giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy.
Hội nghị cũng bầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa 16 gồm 14 người, do ông Trần Quang Cảnh làm Chủ nhiệm.

Bị xử phạt hơn 200 triệu đồng vì thu tiền lao động đi Nhật Bản

Ngày 2-11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đã quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom 212,5 triệu đồng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công ty trên đã lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của 150 lao động đi làm việc tại Nhật Bản; không trực tiếp tuyển chọn lao động đi làm việc tại Nhật Bản; không báo cáo việc thành lập Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (Cơ sở 2) tại TP.HCM.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom phải có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động các khoản công ty đã thu trái quy định. Đồng thời, có trách nhiệm thu hồi để hoàn trả cho người lao động toàn bộ số tiền do các tổ chức, cá nhân hợp tác với công ty đã thu không đúng quy định trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Ngoài quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có công văn yêu cầu Công ty Cổ phần Cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom tạm dừng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian ba tháng, kể từ ngày 2-11-2015.

Trong thời gian tạm dừng hoạt động, công ty không được ký kết, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, tuyển chọn, đào tạo, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã yêu cầu công ty báo cáo danh sách người lao động đã được đối tác nước ngoài tuyển chọn theo hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được Cục chấp thuận để Cục kiểm tra, xem xét và cho phép đưa đi làm việc ở nước ngoài.


TP.HCM: Bổ nhiệm mới ba phó chánh án trẻ

Mới đây, TAND TP.HCM đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ phó chánh án tại TAND các quận, huyện.

pho chanh an moi tand quan thu duc nhan quyet dinh tu lanh dao.

Phó chánh án mới TAND quận Thủ Đức nhận quyết định từ lãnh đạo.

Cụ thể, ông Phù Quốc Tuấn, Thẩm phán sơ cấp, công tác tại TAND quận 3, được bổ nhiệm giữ chức phó chánh án tòa này. Bà Trương Thị Quỳnh Trâm, Thẩm phán sơ cấp, giữ chức phó chánh án TAND quận 1. Và ông Tôn Trung Tuấn, Thẩm phán sơ cấp, được bổ nhiệm giữ chức phó chánh án TAND quận Thủ Đức.

Thời gian giữ chức vụ của các ông, bà là năm năm kể từ ngày ký.

Phát biểu tại các buổi lễ, lãnh đạo TAND TP.HCM kỳ vọng các phó chánh án mới sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhấn mạnh lãnh đạo thể hiện sự tin tưởng vào các thẩm phán được bổ nhiệm chức vụ với tuổi đời còn trẻ, trong đó phó chánh án mới trẻ nhất đợt này là 35 tuổi.


Hải quan kiểm soát chặt hàng hóa cũ từ Trung Quốc

Gần 2.000 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, giá trị hàng hóa ước tính trên 100 tỉ đồng đã được Cục Hải quan TP.HCM phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trong 10 tháng năm 2015 - báo Hải Quan ngày 1-11 đưa tin.

Trong số các vụ vi phạm có nhiều vụ nhập khẩu trái phép hàng hóa, khai sai số lượng hàng nhằm gian lận thuế, vi phạm chính sách hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu… quy mô lớn nên Cục Hải quan TP.HCM đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM điều tra theo thẩm quyền.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong thời gian qua có hiện tượng doanh nghiệp đưa hàng hóa chuyển đổi cửa khẩu để làm thủ tục hải quan. Cục này đề nghị các chi cục lưu ý kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ các lô hàng chuyển cửa khẩu, đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị cũ, hàng bách hóa Trung Quốc và các mặt hàng có nguy cơ gian lận về thuế, hoặc né tránh các chính sách quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu…

Ngoài việc triển khai các giải pháp chống buôn lậu trong những tháng cuối năm, Cục Hải quan TP.HCM đang tập trung các giải pháp triệt để, kiên quyết nhằm ngăn chặn hiệu quả hàng lậu…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục